Ý nghĩa chữ Tâm trong Phật giáo và phong thủy
Chữ Tâm được nhiều người sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn như: “Làm việc gì cũng phải đặt cái tâm của mình vào” hay người ta chỉ những người làm việc tốt, cẩn thận, nhiệt tình là người có tâm. Thực ra chữ Tâm đã được người việt sử dụng từ rất lâu. Nó chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa đặc biệt. Cùng tìm hiểu ý nghĩa chữ Tâm chi tiết qua bài viết dưới đây của Thư Viện Gỗ nhé.
Nội dung chính
1. Ý nghĩa chữ Tâm Hán tự
Chữ Tâm Hán tự
Chữ Tâm trong tiếng Hán có 2 cách viết là : 心 và 芯. Tuy nhiên chữ tâm được viết theo cách 心 được dùng phổ biến hơn. Đây là một chữ cái tượng hình. Được triển khai từ hình ảnh trái tim của con người. Các nét phẩy xung quanh tượng trưng cho các cuống tim và ngăn tim. Nét chính ở giữa vòng xuống đại diện cho toàn bộ khoang tim, nơi chứ đựng và điều hòa dòng màu trong cơ thể.
Ban đầu chữ Tâm tượng hình có cách viết rất phức tạp, tuy nhiên trải qua quá trình sửa đổi và cải cách , chữ Tâm ngày nay chỉ còn lại 4 nét cơ bản. Có thể nói những sự cải tiến này đã mang lại nhiều thuận lợi hơn cho người học tiếng Hán sau này.
Ý nghĩa chữ Tâm Hán tự
Trong nghĩa Hán tư, chữ Tâm dùng để biểu thị những ý nghĩa dưới đây:
- Tâm (trái tim): tâm tạng (quả tim); tâm thất, tâm nhĩ (các ngăn bên trong trái tim).
- Lòng, dạ, ruột, phần bên trong (nội tạng);
- Tâm phúc: bụng dạ; người thân cận.
- Suy nghĩ, ý định, tình cảm con người: tâm cảm, tâm phục (thật lòng kính phục); tâm ý (suy nghĩ, ý định); đồng tâm nhất trí (cùng một lòng, cùng ý nghĩ).
- Giữa (trung tâm), điểm ở giữa, điểm quy tụ các điểm khác. Tâm để chỉ các vật, các điểm có vị trí chính giữa: viên tâm (điểm giữa vòng tròn), trọng tâm, trung tâm.
- Sao Tâm: một ngôi sao trong Nhị thập bát tú (sao Hoả).
- Bộ chữ 忄phát âm là tâm: một bộ chữ Hán
- Không tâm thái: rau rỗng ruột – hay còn gọi là rau muống.
2. Ý nghĩa của chữ Tâm trong Phật giáo
Ý nghĩa của chữ Tâm trong Phật giáo được chia thành 6 chữ Tâm. Trong nhà Phật, chữ Tâm là một trong những khía cạnh cơ bản và quan trọng của Kinh Phật. Trích dẫn câu mở đầu Kinh Pháp Cú ( một bộ Kinh của Phật Giáo) – “Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả”. Như vậy, có thể thấy vai trò của chữ Tâm trong Phật giáo quan trọng như thế nào. Dưới đây là bộ 6 chữ Tâm trong lời dạy của Kinh Phật:
Nhục đoàn tâm
Trái tim xác thịt – bộ phận thuộc về hệ thống tuần hoàn của cơ thể con người.
Tinh yếu tâm
Chỗ kín nhất, tinh hoa nhất. Phật dạy: “Trong phật pháp luôn lấy Tâm làm gốc, lấy thân và khẩu làm ngọn.” tức phần tâm sâu thẳm nhất bên trong mỗi con người.
Kiên thực tâm
Chân tâm – là cái tâm không hư vọng. Chỉ cái gốc gác mầm mống của sự giác ngộ có sẵn bên trong mỗi người. Trích Kinh Thr Lăng Nghiêm: “Trong kinh phật thì căn bản của sinh tử luân hồi chính là vọng tâm. Căn bản của bồ đề niết bàn là chân tâm”
Liễu biệt tâm
Nhận thức của con người – Con người nhận việt sự vật; sự việc; cuộc sống thông qua các giác quan và xử lý của hệ thần kinh ở não bộ. Sự nhận thức này gọi là Liễn Biệt Tâm
Tư lượng tâm
Là bản ngã của chính mình (ego – consciousness). Bất kỳ ai cũng đều có bản ngã và cái tôi. Bản chất cốt lõi của nó là những suy nghĩ, là tâm trạng của một khía cạnh mà con người không thể chủ động điều khiển. Thường xảy ra các mâu thuẫn trong việc quyết định tâm thức và dễ dàng sa vào bản ngã. Người ta cũng thường nói chiến thắng bản ngã là mục tiêu của cuộc sống.
Tâm khởi tâm
Nơi chứa đựng những kinh nghiệm được đúc kết qua cuộc sống của con người. Nơi phát sinh những suy luận, suy tính từ thực tại. Được xem là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lý; nơi sinh ra trí tưởng tượng vô hạn.
3. Ý nghĩa Chữ Tâm trong phong thủy
Ở Việt Nam, người ta nhắc đến chữ Tâm ý chỉ những việc xuất phát từ trái tim từ tình yêu thương. Trái ngược những việc xuất phát từ lý trí. Chính vì vậy những việc xuất phát từ tình cảm, từ tình yêu thương thông thường sẽ theo hướng tích cực. Còn những việc xuất phát từ lý trí, từ nhục dục cơ bản thường thiếu đi tình cảm, hành động cũng theo hướng tiêu cực.
Nhưng trong thực tế cuộc sống không phải lúc nào cũng xuất phát từ tình cảm là tốt; từ lý trí là xấu. Tốt xấu luôn đan xen giống như biểu tượng âm dương lưỡng cực. Trong trắng có đen, trong đen có trắng. Chính vì vậy người ta dựa vào chữ Tâm để đoán xét thực tế. Tâm thiện thì hành động suy nghĩ hướng thiện, tâm ác thì hành động suy nghĩ xấu xa. Vậy nên sống có Tâm có đạo đức trong bất kì thời đại xã hội nào chúng ta đều cần có ý thức rèn luyện, lối sống đó cần được duy trì không phân biệt tuổi tác, địa vị, chức danh.
Chữ Tâm thường được người đời dùng trong việc hướng suy nghĩ của con người tới những việc thiện; nhằm tu thân dưỡng tích; sống có ý nghĩa và luôn làm những điều tốt lành. Tâm mà lệch lạc, tràn ngập điều xấu thì cuộc sống sẽ dần bị cuốn theo sự điên đảo không lối thoát. Chính vì vậy mà người ta đưa chữ Tâm vào cuộc sống hằng ngày. Chữ Tâm được khắc hạ trên các đồ vật phong thủy, tranh trí như tranh thư pháp chữ Tâm, đồ gỗ khắc chữ Tâm…Và chúng thường được bố trí ở những nơi dễ thấy như phòng khách hoặc phòng làm việc để tiện cho việc nhắc nhở bản thân của mọi người. Đặc biệt là trong các công việc có nhiều cám dỗ khiến người ta dễ lầm đường lạc lối.
Lời kết
Chỉ qua một chữ Tâm mà con người đã có được bao nhiêu bài học ý nghĩa về cách sống cũng như đạo làm người trong xã hội. Để rèn luyện chữ Tâm hằng ngày, bạn hãy cố gắng xây dựng từ những thói quen nhỏ nhất. Những người biết thực hàng chữ tâm trong cuộc sống chắn chắn sẽ có được thành công trong cuộc sống; được nhiều người kính trọng và yêu mến. Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều người thường treo chữ Tâm trong nhà. Dùng nó như một lời nhắc nhở bản thân về chữ Tâm đầy ý nghĩa sâu sắc.
Hy vọng bài viết trên đã giúp quý độc giả hiểu được ý nghĩa chữ Tâm trong Phật Giáo cũng như phong thủy và văn hóa người Việt. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.