ý nghĩa chữ Vạn

Ý nghĩa chữ Vạn trong Phật Giáo và cuộc sống thường ngày

Đăng ngày: 09/11/2021 - Cập nhật: 09/11/2021

Chữ Vạn – hay còn gọi là biểu tượng chữ Vạn là một biểu tượng ất phổ biến ở các nước châu Á. Đặc biệt là các nước có văn hóa Phật Giáo phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc; Ấn Độ; Nhật Bản; Hàn Quốc;, Việt Nam…Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguồn gốc của biểu tượng này cũng như lý do tại sao biểu tượng này lại xuất hiện nhiều trong cuộc sống thường ngày. Hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa chữ Vạn trong bài viết dưới đây của Thư Viện Gỗ nhé.

1. Chữ Vạn là gì

Khái niệm

Chữ Vạn thực chất không phải là chữ, mà là một biểu tượng. Biểu tượng chữ Vạn là một hình chữ thập với bốn góc vuông ở đầu mỗi cạnh hướng theo chiều ngược kim đầu hồ. Gọi là swastika trong tiếng Phạn (gồm chữ sv và asti ghép lại) có nghĩa là phúc lộc; an khang; thành công thịnh vượng trong tiếng Việt.

Chữ Vạn cho dù có nhiều biến thể khác nhau trên thế giới nhưng đặc điểm chung chính là trung tâm các cạnh giống như vòng xoáy. Chữ Vạn của Đức Quốc Xã là biểu tượng nghiêng hẳn theo góc chéo, có màu đen trên nền hình tròn trắng và nền cờ đỏ. Chữ Vạn ở Ấn Độ lại có thêm các chấm tròn trang trí ở các góc 1/4. Người Tây Tạng cũng sử dụng biểu tượng chữ Vạn từ thời xa xưa cho tới tận ngày nay.

Nguồn gốc

Nguồn gốc của chữ Vạn Swastika đã xuất hiện từ thời cổ đại và được sử dụng bởi nhiều nhiều nền văn hóa khác nhau. Theo nghiên cứu về nền văn minh cổ, chữ Vạn xuất hiện đầu tiên vào thời trước công nguyên; nó được những chủng tộc cổ coi là biểu tượng cho sự may mắn, tốt lành. Một số nơi cũng coi biểu tượng chữ Vạn là sự hội tụ vũ trụ, hệ mặt trời  nơi có sự sống và phát triển của sinh vật.

Tuy nhiên do độ phổ biến của Phật Giáo nên nhiều người lầm tưởng biểu tượng này có nguồn gốc từ Phật. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy chữ Vạn của những nền văn hóa khác nhau đều có những đặc điểm phân biệt riêng. Ví dụ biểu tượng của Đức Quốc Xã, chữ Vạn sẽ có chiều theo kim đồng hồ ngược lại với chữ Vạn Phật giáo. Đức Quốc Xã sử dụng biểu này cả theo chiều nghiêng và thẳng đứng. Ý nghĩa cũng hoàn toàn không liên quan tới Phật giáo mà chỉ có mối liên hệ với Swastika của người Aryan – một chủng người cổ đại và cao quý vùng Ấn – Âu. Biểu tượng này có nghĩa là tốt lành, một sự vật, sự việc hoặc trạng thái tốt lành.

2. Ý nghĩa chữ Vạn trong Phật Giáo

Nguồn gốc Chữ Vạn trong Phật Giáo

Chữ Vạn trong Phật giáo là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. (Ba mươi hai tướng tốt – quý tướng, được tin là của một Chuyển luân vương của một vị Bồ tát. Tuy nhiên, Chuyển Luân Vương lại không có hai tướng là có chữ Vạn ở trước ngực và ánh hào quang xung quanh).

Biểu tượng này xuất hiện ở giữ ngực tượng Phật A Di Đà đại diện cho trí tuệ sâu rộng về vũ trụ và quy luật tự nhiên của ngài. Đồng thời cũng là biểu tượng cho công đức và sự giác ngộ vẹn toàn, không lệch về bên trái hay bên phải chỉ ỹ nghĩa Trung Đạo vượt ngoài sự đối đãi.

Ý nghĩa Chữ Vạn trong Phật Giáo

Trong Phật giáo, người ta sử dụng 2 biểu tượng chữ Vạn xoay là xoay trái và xoay phải. Mỗi chiều xoay mang một ý nghĩa riêng. Từ điển Phật học giải thích rằng nếu chữ Vạn xoay theo hướng cùng chiều kim đồng hồ thì đại diện cho sức mạnh Phụ thần. Nếu xoay theo chiều ngược lại đại diện cho Mẫu thần. Tuy nhiên chiều hướng về bên phải được sử dụng nhiều hơn. Khi người ta tiến hành các dịp lễ trong đại trong Phật giáo như lễ kính Phật hay các buổi tụng kinh lớn đều vòng về bên phải 3 vòng. Hoặc đi vòng về bên phải chùa xung quanh 3 vòng. Điều này được coi là may mắn, cát tường.

Mặc dù vẫn còn rất nhiều tranh cãi cũng như chưa có một tài liệu nào khẳng định chắc chắn về hai hướng xoay này của chữ Vạn. Tuy nhiên, nếu bạn là người không theo một đạo giáo nào đặc biệt sử dụng biểu tượng chữ Vạn thì có thể tham khảo ý nghĩa trong Phật giáo. Chữ Vạn xoay về hướng bên phải được phát hiện ở một ngôi tháp cổ ở vườn Lộc Dã. Là nơi kỷ niệm Đức Phật đã nhập định tại đây.

Biểu tượng chữ Vạn trong Phật giáo là biểu tượng nổi tiếng và phổ biến nhất thế giới. Ở Việt Nam, chữ Vạn thường xuất hiện trong Phật Giáo như tượng Phật, Cờ Phật Giáo, các đồ vật liên quan tới kinh Phật và chùa chiền.

3. Chữ Vạn trong cuộc sống người Việt

Cùng với sự truyền bá rộng rãi trải dài từ Đông sang Tây của Phật Giáo; chữ Vạn từ đó cũng trở nên phổ biến. Đối với các tín đồ Phật Giáo trên thế giới; biểu tượng chữ Vạn được tôn kính và được coi là một biểu tượng tâm linh cao quý. Phật giáo ở Việt  Nam là tôn giáo được Pháp luật nhà nước công nhận và ủng hộ phát triển. Chính vì vậy mà ngay cả khi không có sự xuất hiện của tượng Phật; người thường cũng xem trọng biểu tượng chữ Vạn và rất tôn kính biểu tượng này.

Biểu tượng chữ Vạn không chỉ được sử dụng để trang trí trong kiến trúc của Phật giáo; mà còn được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống thường ngày của người Việt. Đặc trong nghệ thuật trang trí và điêu khắc truyền thống. Ta có thể dễ dàng bắt gặp chữ Vạn trên những món đồ như tranh gỗ; bình hoa; bàn ghế; tủ thờ…Trong phong thủy, các đồ vật có biểu tượng chữ Vạn được coi là mang đến sự may mắn; bình an và tài lộc cho gia chủ. Hãy bài trí các đồ vật này ở những nơi như: phòng khách hay phòng làm việc để thu hút vượng khí. Đồng thời, biểu tượng linh thiêng này cũng có công dụng chấn yểm; hoặc xua đuổi những luồng tà khí vào nhà.

Lời kết

Có thể thấy chữ Vạn có ý nghĩa rất đặc biệt trong Phật giáo; cũng như trong đời sống hằng ngày của người Việt. Đây là một biểu tượng có giá trị văn hóa cao quý và tâm linh. Cho nên nếu gia chủ có những đồ vật có biểu tượng này; cần chú ý cách bài trí sao cho phù hợp. Nếu không sẽ không những làm mất đi giá trị của món đồ; mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với nhiều nền văn hóa tâm linh. Đặc biệt là Phật Giáo.

Hy vọng bài viết vừa rồi có thể giúp độc giả hiểu được ý nghĩa chữ Vạn trong Phật Giáo và cuộc sống thường ngày của người Việt. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.

Chủ đề: Nghề mộc