Bách Đài Loan – Loài gỗ được ví như Pơ-mu
Bách Đài Loan một loài gỗ được ví như Pơ-mu. Lý do vì sao loại gỗ này lại được mệnh danh như vậy? Cùng Thư Viện Gỗ tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
Gỗ bách Đài Loan
Thông tin cơ bản
Bách Đài Loan hay còn được gọi là Bách tác Đài Loan kín, Tra Câu, Thông chua; có tên khoa học là Taiwania crytomerioides; là loài cây thuộc họ Hoàng đàn.
Trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam, loài cây này hiện đang nằm trong nhóm IA; nhóm thực vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Bởi từ lâu Bách Đài Loan đã còn rất ít số lượng cây gỗ có tuổi đời lâu năm. Do vậy, chúng được xếp vào danh mục các loài cần bảo tồn trong Sách đỏ thế giới.
Trước đây, loài cây này chỉ được tìm thấy ở Đài Loan, Vân Nam (Trung Quốc), Đông Bắc Myanmar; sau này loài cây này mới sinh trưởng rộng rãi hơn ở một vài nước. Ngày nay, đây là loài cây thân gỗ, lá kim; đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng Việt Nam. Có những cây có tuổi đời lâu năm có thể lên tới 1000 năm; chi cổ đơn loài này mới đuợc phát hiện tại Lào Cai trong một quần thể nhỏ vào năm 2001.
Loài cây này tái sinh tự nhiên; tuy nhiên sẽ không dễ bắt gặp bởi cây bị hạn chế do cháy rừng thuờng xuyên.
Nguồn gốc, xuất xứ và phân bố
Đây là loài cây bản địa của Đông Á. Một trong những nơi có thể tìm thấy loài cây này nhiều nhất chính là vùng núi miền Trung Đài Loan; đó cũng là lý do vì sao loài cây này lại có tên là Bách Đài Loan. Ngoài ra, loài cây này còn sinh trưởng ở một số vùng tây nam Trung Quốc, vùng biên giới giáp Trung Quốc của Myanma hay miền bắc Việt Nam.
Cây thường sinh trưởng ở phạm vi độ cao từ 1800 – 2100 m;trên đất phong hoá từ granit. Nơi đó thường có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, nhiệt độ trung bình 13-180C và có lượng mưa trên 2000 mm. Ở một số nơi, loài cây này mọc kèm với cây Pơ mu (Fokienia hodginsi).
Đặc điểm sinh thái của gỗ bách Đài Loan
Thông thường, cây Bách Đài Loan ở Việt Nam sẽ có chiều cao khoảng 40m; những cây lớn hơn có thể có đường kính ngang ngực tới 1,2m. Thân cây cao vượt tán, một thân, tán hình tháp rộng hay có một số cành ngang lớn và các cành nhỏ rủ ở phần trên của tán.
Vỏ của cây có màu nây hoặc đỏ; xuất hiện vết nứt dọc và bong ra không đồng đều; những cây trưởng thành vết nứt sẽ càng dày hơn. Lá cây được chia thành 2 loại; những lá già nhỏ sẽ gần có dạng vảy, chiều dài lá tới 8mm, xếp dày, lỗ khí ở cả hai mặt; đối với những cây non hay lá non thì chiều dài khoảng 1,5cm, phần đầu sẽ hơi nhọn và thường có màu xanh nhạt. Nón của cây mọc ở đỉnh; có nón mọc đơn độc; có nón sẽ mọc thành cụm, hình trụ hoặc hình bầu dục; chiều dài nón có thể lên tới 2,5cm và rộng 1cm với 10-30 vảy ráp; thường thì những cụm nón sẽ là nón đực.
Hạt của cây có hình trứng thuôn, dài tới 7 mm, có cánh.. 1 kg hạt có thể chứa từ 450.000 đến 700.000 hạt. Hạt mới thu hái từ Văn Bàn đạt tỷ lệ nảy mầm trên 40%. Hạt úa khô, có thể bảo quản sau khi đã làm khô ở 40C trong vài năm mà không giảm đáng kể tỷ lệ nảy mầm. Hạt nên gieo vào mùa xuân, nảy mầm trong 3-4 tuần, cây non cần tránh nắng; trồng khi còn nhỏ và có tốc độ sinh trưởng nhanh. Ngày nay, cây non hiếm gặp trong quần thể tự nhiên. Hom từ cây truởng thành có thể ra rễ nhung tỷ lệ rất thấp. Vấn đề nữa là hiện tượng sinh trưởng hướng nghiêng ở cây hom.
Chất lượng gỗ bách Đài Loan
Xét về chất lượng, gỗ bách Đài Loan được mệnh danh là loại gỗ cao cấp, không kém cạnh gì so với các loại gỗ quý hiếm nào. Những cây bách Đài Loan thường có chung ưu điểm vượt trội đó là:
- Gỗ có đặc tính chắc và có độ bền cao.
- Thân gỗ có vân mịn và chắc, chứa nhiều tinh dầu nên có mùi thơm nhẹ và không cay.
- Khả năng chống nấm mốc hay côn trùng tốt.
Công dụng của gỗ bách Đài Loan
Làm đồ gỗ
Tuy số lượng cây gỗ to không còn nhiều, những những cây gỗ lâu năm còn xót lại thường được sử dụng là gỗ dễ chế biến hoặc dùng để xây dựng, đóng bàn ghế, sàn nhà làm cầu và đóng thuyền cũng như sản xuất bột giấy. Đặc biệt, trước đây đã được xuất khẩu từ Myanma sang phía đông Trung Quốc dùng làm quan tài cho giới thượng lưu; từ đó mới có tên gọi là Chinese coffin tree.
Ở Việt Nam, tại bản Lùng Cúng, Mù Căng Chải do loài gỗ này có khả năng chống chịu được mưa nắng và mối mọt; nên thường dùng gỗ chẻ ra thành tấm để lợp mái nhà, làm nhà; những ngôi nhà làm từ gỗ Bách Đài Loan thường có tuổi đời hàng trăm năm.
Tại một số nước khác, loài cây này còn được sử dụng để làm đền thờ.
Làm tinh dầu
Thân gỗ của cây bách tán Đài Loan có màu đỏ hồng, phần tinh dầu được ví như pơ mu. Vì vậy, tinh dầu của loài cây này được sử dụng rất nhiều để đuổi muỗi hay côn trùng.
Làm thuốc nông nghiệp
Ở một số nơi, do trong thân gỗ có chứa thành phần có tính chống ung thu và trừ sâu. Nên có thể dùng để phục hồi rừng hoặc đôi khi là trồng làm cảnh.
Tình trạng hiện tại của gỗ bách Đài Loan
Đây là loài cây bản địa còn sót lại rất ít tại rừng Văn Bàn; do vậy các cấp chín quyền đang đặt ra cho ngành lâm nghiệp Lào Cai cần có phương án bảo tồn và phát triển loài cây cực kỳ quí hiếm. Loài cây này mới chỉ được phát hiện ở một khu rừng nhỏ sót lại với số lượng cây rất ít, gồm các cây có kích thước lớn và hầu như không thấy cây con hay cây mạ tái sinh (một trong các nguyên nhân trực tiếp là do rất ít hạt được hình thành), trong khi toàn bộ thảm rừng tự nhiên nguyên thuỷ ở xung quanh đã bị chặt hết để làm nương rẫy và vẫn tiếp tục chịu lửa rừng hàng năm.
Hiện nay, loài cây này đang ở mức bị tiêu diệt trầm trọng; căn cứ vào độ suy giảm quần chủng 80% trong 3 thế hệ của quá khứ; do quan sát trực tiếp, có khu phân bố nhỏ hơn 100 km2, nơi sống nhỏ hơn 10 km2; chỉ tồn tại ở một điểm, quần chủng rất nhỏ, ít hơn 50 cá thể, tập trung trong một tiểu quần chủng.
Đăc biệt, phân hạng của Bách Đài Loan hiện tại là CRA1a, B1, C2b, D1. (Theo A. Farjon (1998); loài này xét trong toàn bộ khu phân bố trước đây được xếp ở mức sắp bị tuyệt chủng – VUA1d).
Kết luận
Ngày nay, một số tỉnh vùng cao miền bắc nước ta đang có kế hoạch tái sinh loài cây này với số lượng lớn. Một trong những địa điểm trồng cây đã được thành lập như khu BTTN; cùng với sự tham gia tích cực của các cộng đồng địa phương tại vùng đất hẻo lánh này. Những khu rừng đang còn sót lại sẽ được thiết lập các đường ranh cản lửa xung quanh.
Để giúp người dân hiểu rõ hơn về lợi ích của việc này; đã có rất nhiều các chương trình nâng cao nhận thức và phát triển cộng đồng đang dần được thực hiện. Đặc biệt, là tại các nơi như: Phình Ngài và Lùng Cúng, Nậm Có, tỉnh Yên Bái; là những người sống gần các cây này nhất. Khi thu hái hạt giống và sản xuất vật liệu trồng rừng cũng cần phục vụ công tác trồng phục hồi nhằm nối lại quần thể lớn ban đầu. Công tác trồng rừng phục hồi cũng sẽ đòi hỏi sự tham gia thích hợp của Lâm trường Văn Bàn; vì hiện tại khu vực có cây đang thuộc đất lâm trường quản lý.
Bách Tán Đài Loan là một loài cây quý hiếm và đã không còn xuất hiện nhiều những thân gỗ nguyên trên thị trường gỗ. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định sử dụng loại gỗ này hãy cân nhắc thật kỹ để có thể bảo vệ thiên nhiên và không bị những kẻ xấu lợi dụng lòng tin để lừa bán sản phẩm gỗ giả nhé!