Gỗ Cóc rừng – Tìm hiểu về đặc điểm về loại cây này
Gỗ Cóc rừng là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!
Nội dung chính
Gỗ Cóc rừng là gỗ gì?
Cóc rừng hay còn được gọi là: Cóc chua
Tên khoa học: Spondias pinnata Kurz; thuộc họ Ðào lộn hột – Anacardiaceae.
Cây cóc rừng thuộc dạng cây thân gỗ, mọc tự nhiên rãi rác ở các vùng, cây ưa sáng và chịu khô hạn tốt. Lá và quả cóc được sử dụng trong ẩm thực, vỏ cây được sử dụng làm vị thuốc trong đông y.
Đặc điểm về gỗ Cóc rừng
Gỗ Cóc rừng có chất lượng hay không? Cóc rừng thuộc nhóm gỗ mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ trung bình, cao 15 – 20m, đường kính 60 – 80cm; hình ô rộng, cành lá thưa. Vỏ màu trắng xám, thịt vỏ màu hồng, có nhựa màu xám, gân nhẵn; thịt vỏ màu hồng, dày 2cm có nhựa màu xám bẩn. Cành nhẵn, màu nâu xám, lá kép lông chim, mọc cách, dài 20 – 30cm, với 2 – 5 đôi lá chét.
Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, dài 30-40 cm, với 5-9 lá chét. Lá chét hình trái xoan, đỉnh nhọn, mép nguyên, dài 7-15 cm, rộng 4-5 cm. Gân bên 15-20 đôi. Cuống lá phụ, dài 5-6 mm. Cuống lá nhỏ, dài 5 – 6mm. Cây rựng lá vào mùa khô.
Cụm hoa hình chuỳ, nhẵn, dài 20 – 25cm, những cành dưới dài khỏng 10 – 14cm. Hoa có cuống rất ngắn, cánh đài nhẵn, 5 răng hình tam giác; cánh tràng ngắn, dài 0,3cm, hình trái xoan thuôn. Cánh đài nhẵn, 5 răng hình tam giác, cánh tràng nhẵn, dài 0,3 cm, hình trái xoan thuôn. Nhị đực ngắn hơn cánh hoa, dài khoảng 0,15 cm. Triền có 10 thùy. Bầu nhẵn.
Quả hạch hình trứng màu vàng nâu, khi chín màu da cam to hơn đầu ngón tay cái, hạch chưa 2 – 3 hạt.
Sự phân bố
Cây phân bố Việt Nam Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện… Ở Việt Nam, cây mọc chủ yếu ở các tỉnh Hà giang, Tuyên Quang, Nam Hà, Ninh Bình, Đắc Lắc, Gia Lai, Đồng Nai…
Sinh học, sinh thái:
Mọc rải rác ở các rừng thứ sinh nửa rụng lá ở độ cao dưới 500m. Cây thuộc loài cây ưa sáng, tương đối chịu hoàn cảnh khô hạn, đất nông. Vỏ dày nên chịu được lửa tốt. ở nơi đất ẩm, sâu, dày cây đạt đường kính lớn. Tái sinh bằng hạt và chồi đều tốt. Cây mọc nhanh mỗi năm tăng trưởng đường kính trên 1cm. Mùa hoa thàng 4 – 5. Mùa quả tháng 8 – 10.
Thành phần hóa học của Spondias pinnata:
Quả chứa beta-amyrin, acid oleanolic và các acid amin — glycine, cystine, serine, alanine và leucine; polysaccharid cũng có mặt. Các bộ phận trên không cung cấp acid lignoceric, 24-methylenecycloartanone, stigmast-4-en-3-one, beta-sitosterol và glucoside của nó.
Gỗ Cóc rừng thuộc nhóm gỗ mấy?
Trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Bảng phân loại gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam gỗ Cóc rừng thuộc GỖ NHÓM VIII – Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh.
Đặc điểm gỗ Cóc rừng
- Gỗ màu vàng nhạt, hay hồng nâu nhạt, gỗ sớm màu nâu xám.
- Vòng năm dễ nhận, tia nhỏ trung bình, mật độ trung bình.
- Nhu mô quanh mạch khó nhận, vân thẳng, kết cấu gỗ thô, mềm, nhẹ.
- Kém chịu mối mục.
- Tỷ trọng 0,5, dễ chế biến tuy hơi khó bào.
Công dụng Cóc rừng
Gỗ Cóc tương đối thân quen và dễ gia công nên thường được Nhân dân dùng làm guốc và làm các đồ dùng thông thường trong nhà như: bàn ghế nhỏ, giường tủ, bàn ghế, ván sàn…Tuy nhiên đây không phải lựa chọn hàng đầu cho các đồ nội thất này.
- Quả ăn được.
- Nước ép tươi của quả Amrataka được dùng với liều lượng từ 10 đến 20 ml để điều trị chứng chán ăn và buồn nôn. Nước ép của lá được áp dụng tại chỗ trong bệnh đau tai.
- Bột lá Spondias pinnata được bôi lên các khớp bị bệnh thấp khớp
- Nước sắc vỏ cây với liều lượng 50-60 ml có tác dụng điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ kinh nguyệt không đều. Nước sắc từ vỏ và lá của cây Spondias pinnata với liều lượng 40-50 ml để điều trị tiêu chảy.
- Quả chín được dùng để ăn kiêng và quả chưa chín được dùng để chế biến dưa chua và các món ăn khác.
Giá gỗ Cóc rừng
Nhìn chung, giá thành của Gỗ Cóc chỉ ở mức trung bình mà thôi, không quá cao. Bạn hãy tham khảo mức giá sau, rất phổ biến cho các loại gỗ nhóm VIII: tầm 1.500.000 VNĐ/m3 đối với loại gỗ tròn và 1.800.000 VNĐ/m3 đối với gỗ hộp.
Giá gỗ có thể thay đổi theo nhu cầu, đơn vị bán.
Lời kết
Gỗ Cóc rừng được mọi người đánh giá cao là loại cây mang lại giá trị cao; vì vậy các sản phẩm của gỗ Cóc rừng luôn nhận được sự quan tâm của mọi người. Đây là loại gỗ tốt, tính thẩm mĩ cao nên giá cả cũng không quá cao, khi muốn mua sản phẩm của gỗ Cóc cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín.
Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Cóc rừng được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.