Bề mặt Laminate – Sự khác biệt so với bề mặt Melamine
Bề mặt Laminate có đặc điểm và ưu nhược điểm gì? Bề mặt Laminate và bề mặt Melamine có điểm gì khác biệt? Cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
Bề mặt Laminate
Laminate là gì?
Laminate hay còn được gọi là Formica – Đây là một loại vật liệu nhựa tổng hợp cao cấp. Được dùng để phủ lên cốt gỗ công nghiệp; để giúp gỗ có chất lượng tốt và độ bền cao hơn.
Tấm phủ laminate được sản xuất dưới máy ép có công suất cao và có độ dày tiêu chuẩn; giúp cho bề mặt sản phẩm trở nên bền hơn. Khả năng chống trầy xước và chống ẩm cho sản phẩm của tấm phủ Laminate được đánh giá rất cao.
Hơn nữa, Laminate còn có thể uốn cong nên có thể ứng dụng đa dạng và tạo hình cho nhiều sản phẩm nội thất.
Bề mặt Laminate
Vào năm 1992, vật liệu Laminate đã được phát minh nhằm giải tải bớt lượng khai thác gỗ từ tự nhiên bởi Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber đều là người Mỹ; để tránh các ảnh hưởng di việc khai thác quá nhiều tác động và ảnh hưởng tới môi trường.
Ngày nay, khi các loại gỗ công nghiệp trở nên đa dạng và có chỗ đứng trong ngành công nghiệp sản xuất gỗ. Thì người tiêu dùng cũng đòi hỏi nhiều hơn về mẫu mã đa dạng cũng như là tính thẩm mỹ cao hơn cho các sản phẩm. Vấn đề này sẽ được Laminate giải quyết, các sản phẩm gỗ công nghiệp phủ Laminate có màu sắc phong phú. Không chỉ là những màu gỗ tự nhiên đơn thuần; mà còn có thêm màu trơn, màu kim loại hay màu ánh nhũ.
Những loại ván/gỗ công nghiệp sử dụng bề mặt Laminate như: ván dăm (Okal), ván MDF, HDF. Với 4 lớp thành phần chính kết hợp với keo Melamine được ép chặt với nhau; tạo nên độ dày cho bề mặt Laminate.
Đặc điểm của bề mặt Laminate
Kích thước
Thông thường, bề mặt Laminate sẽ có độ dày từ 0,7-0,8 mm. Tùy vào nhu cầu sử dụng độ dày này có thể thay đổi, nhưng sẽ chỉ trong khoảng từ 0,5-1mm.
Cấu tạo bề mặt Laminate
Bề mặt tấm phủ Laminate được tạo nên từ 4 lớp:
- Lớp màng phủ: Làm từ cellulose trong suốt giúp Laminate được bảo vệ bề mặt tốt hơn và tạo độ sáng, bóng cho sản phẩm; Bề mặt sản phẩm sẽ tránh được các tác động từ những vật sắc nhọn hay nước làm ảnh hưởng tới phần cốt gỗ bên trong.
- Lớp giấy thẩm mỹ: Có tác dụng tạo màu sắc/ hoa văn giúp sản phẩm trở nên đa dạng hơn. Lớp giấy này có thể tạo màu và đường vân của các loại gỗ tự nhiên; hay những gam màu trơn; màu kim loại và màu ánh nhũ. Lớp giấy trang trí này sẽ được ép nóng chảy cùng lớp màng phủ; giúp cho màu sắc luôn được ổn định.
- Lớp giấy nền: Lớp giấy này còn được gọi là lớp Kraft Paper, để giúp lớp Kraft được rắn hơn và tạo độ dày cho Laminate người ta sẽ nén nhiều lớp giấy với nhau. Đây là lớp cuối cùng của cấu tạo Laminate; được tạo ra từ bột giấy và một số chất phụ gia; trộn cùng keo Melamine giúp tấm phủ Laminate trở nên liên kết hơn và có đặc tính bền, chặt hơn.
Xét về cấu tạo chung có thể thấy, bề mặt tấm phủ Laminate có thành phần giống với về mặt Melamine. Tuy nhiên, nếu Melamine được sử dụng keo để liên kết tấm phủ này với cốt gỗ; thì Laminate lại cần có máy ép nhiệt với áp lực và nhiệt độ cao để nén chặt với phần cốt gỗ. Điều này cũng khiến cho chất lượng gỗ sử dụng tấm phủ Laminate có độ tuổi thọ cao hơn tấm phủ Melamine.
Màu sắc của bề mặt Laminate
Tấm phủ Laminate đem lại cho người dùng sự lựa chọn rất đa dạng với:
- Lớp phủ có màu gỗ tự nhiên: Với nhiều mẫu vân gỗ tự nhiên giúp các sản phẩm trở nên phong phú hơn như: gỗ óc chó, gỗ anh đào, gỗ sồi,… Ngoài ra, Laminate còn có lớp giấy trang trí có hình dạng vân đá hay vân vải rất độc đáo.
- Lớp phủ màu trơn, màu kim loại và màu ánh nhũ: Để các sản phẩm phù hợp hơn với giới trẻ ngày nay Laminate đã đưa vào thêm nhiều gam màu khác nhau; tạo nên không gian kiến trúc đa dạng và các sản phẩm trở nên bắt mắt hơn.
Quy trình sản xuất
Để tạo ra tấm phủ Laminate sẽ trải qua các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Lớp màng phủ sẽ được đem đi xử lý để có độ tinh khiết giúp lớp trang trí được rõ nét hơn. Và làm nổi bật lên màu sắc của sản phẩm.
- Giai đoạn 2: Sau khi lớp trang trí được thiết kế hoa văn; và tạo màu sẽ được nhúng vào keo Melamine.
- Giai đoạn 3: Để tạo độ bền cho những tấm phủ Laminate; nhiều lớp giấy sẽ được ép với nhau dưới nhiệt độ cao.
- Giai đoạn 4: Tiếp đó, lớp màng phủ, lớp trang trí, lớp giấy nền sẽ được đem đi cắt theo kích thước đã định sẵn; Và đưa vào ép dưới máy ép có nhiệt độ và áp suất cao để tạo ra tấm phủ bề mặt Laminate.
Ưu nhược điểm của bề mặt Laminate
Ưu điểm
Bề mặt Laminate được đánh giá rất cao với những ưu điểm vượt trội như:
– Laminate được ép dưới máy ép công suất cao giúp các lớp có cấu tạo bền chặt hơn rất nhiều.
– Khả năng chống ẩm, mối mọt hay nấm mốc rất cao.
– Có thể chịu được lực tác động mạnh hoặc chống cháy tốt.
– Với sự đa dạng về màu sắc và hoa văn trang trí phù hợp với nhiều phong cách thiết kế và các đối tượng khách hàng cũng trở nên phong phú hơn.
– Laminate được sản xuất theo công nghệ post forming giúp tấm phủ có đặc tính dẻo dai và độ đàn hồi cao; nên có thể dễ dàng tạo hình theo các sản phẩm.
Nhược điểm
Với những đặc tính nổi trội cùng với máy móc sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, nên các sản phẩm sử dụng tấm phủ Laminate có giá thành khá cao; đây cũng là nhược điểm duy nhất của dòng tấm phủ bề mặt gỗ công nghiệp này.
Tuy nhiên, giá thành cao sẽ tương ứng với chất lượng sản phẩm tốt; nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn chất liệu này cho các sản phẩm nội thất của gia đình mình.
Tác dụng của bề mặt Laminate
Hiện nay, các sản phẩm gỗ công nghiệp phủ Laminate rất thịnh hành. Có thể dễ dàng tìm thấy ở các sản phẩm nội thất phòng khách, nội thất phòng ngủ hay nội thất phòng làm việc với những sản phẩm như:
Cửa gỗ phủ Laminate
Laminate sẽ được sử dụng để ép phủ lên các dòng gỗ công nghiệp; do vậy rất nhiều nơi sử dụng cửa gỗ phủ Laminate tạo nên phong cách kiến trúc rất hiện đại. Cửa gỗ phủ Laminate còn có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt giúp cho tuổi thọ được cao hơn.
Kệ tivi gỗ phủ Laminate
Ngay cả những không gian theo phong cách cổ điển hay hiện đại cũng đều phù hợp với tủ kệ tivi sử dụng lớp phủ Laminate. Bởi sự đa dạng về màu sắc của Laminate giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn.
Tủ gỗ phủ Laminate
Với những người yêu thích các sản phẩm gỗ tự nhiên nhưng điều kiện chưa cho phép. Thì các sản phẩm gỗ công nghiệp phủ Laminate sẽ giúp họ giải quyết vấn đề về giá thành; mà vẫn mang tới cho không gian phòng ngủ sự sang trọng không thua kém gì các sản phẩm gỗ tự nhiên.
Tủ bếp gỗ phủ Laminate
Với khả năng chống ẩm và chống cháy rất tốt của mình nên những khu vực như phòng bếp cũng có thể sử dụng các loại gỗ phủ Laminate; mà vẫn đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
Kệ sách gỗ phủ Laminate
Các sản phẩm nội thất phòng làm việc sử dụng tấm phỉ Laminate cũng rất được ưa chuộng. Với những gam màu nhã nhặn giúp không gian làm việc của bạn trở nên thoải mái hơn rất nhiều.
Sàn gỗ phủ Laminate
Khả năng chống nước rất cao của Laminate giúp sàn gỗ có độ bền tốt hơn. Đặc biệt, lớp màng phủ bằng cellulose tinh khiết giúp bạn tiết kiệm thời gian vệ sinh hơn; và cũng dễ dàng xử lý các vết bẩn bám trên bề mặt hơn.
Sự khác biệt giữa bề mặt Laminate và bề mặt Melamine
Thư Viện Gỗ đã lập nên bảng so sánh dưới đây để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về đặc tính của bề mặt Laminate và bề mặt Malamine:
Bề mặt Laminate | Bề mặt Melamine | |
Kích thước | Laminate thường có độ dày khoảng 0,7-0,8mm. | Melanmine sẽ mỏng hơn so với Laminate. |
Cấu tạo | Laminate được cấu tạo bởi: lớp màng phủ; lớp giấy thẩm mỹ và lớp giấy nền. | Melamine cũng có cấu tạo 3 lớp giống như Laminate. Nhưng Melamine sẽ chỉ dùng keo chuyên dụng để tạo kết dính với cốt gỗ thay vì được ép với máy như Laminate. |
Đặc tính | Việc sử dụng máy ép công nghệ cao giúp các lớp của bề mặt Laminate được liên kết tốt hơn và không bị tách rời nhau sau thời gian sau sử dụng lâu. Laminate còn có thể uống cong theo hình dạng của sản phẩm. | Melamine vẫn có khả năng chống nước, chống cháy và mối mọt tốt. Tuy nhiên, khả năng chịu mài mòn của Melamine không được đánh giá cao. |
Màu sắc | Laminate có nhiều tông màu khác nhau và rất đa dạng về họa tiết khác nhau từ vân gỗ cho tới vân đá hay vân vải, | Họa tiết của Melamine không được phong phú như Melamine và các sản phẩm cũng chỉ có họa tiết vân gỗ tự nhiên thông thường. |
Melamine không được đánh giá cao như Laminate; nhưng vẫn có nhiều ưu điểm hơn so với một số loại gỗ tự nhiên cùng phân khúc giá. Tùy vào nhu cầu sử dụng bạn vẫn có thể lựa chọn các sản phẩm gỗ sử dụng bề mặt Melamine.
Kết luận
Bề mặt Laminate có cấu tạo như một bề mặt nhựa tổng hợp với những gam màu khác nhau; giúp người sử dụng có thể tùy chọn theo sở thích của mình. Đặc biệt, tấm phủ này có dễ dàng ép vào gỗ và uốn cong theo hình dạng khác nhau của các sản phẩm bằng công nghệ post forming.
Với kết cấu các lớp bền, chặt giúp bảo vệ các sản phẩm khỏi nhiều tác nhân gây hại làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Các loại gỗ phủ Laminate đang trở nên rất thịnh hành và được nhiều khách hàng ở các độ tuổi khác nhau lựa chọn.
Hy vọng, qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về bề mặt Laminate và biết được sự khác biệt so với bề mặt Melamine. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về bề mặt Melamine có thể tham khảo thêm tại bài viết này. Cảm ơn bạn đã theo dõi!