Cẩm thị , vua của các loại gỗ cẩm
Trong tất cả các loại gỗ thuộc loại gỗ cẩm thì không thể không nhắc đến cái tên cẩm thị , được các nghệ nhân xem như là vua của các loại gỗ cẩm bởi giá trị cũng như độ hiếm của nó . Cái tên cẩm thị được đặt lên hàng đầu tiên khi lựa chọn để thiết kế nội thất cho người tiêu dùng . Vậy , gỗ cẩm thị có đặc điểm gì mà được xem như là vua trong các loại gỗ cẩm ? Qua bài viết này bạn sẽ hiểu được vì sao cẩm thị lại được xem như là vua của các loại gỗ cẩm .
I. Tổng quan về cây cẩm thị
Cẩm thị có tên khoa học là : Diospyros siamentsis Warb .
Cẩm thị xuất hiện phổ biến ở Ấn Độ , Lào , Campuchia và ở Việt Nam thì cẩm thị chủ yếu ở vùng Tây Nguyên . Cẩm thị thuộc họ thị có chiều cao trong khoảng 12-18m , Vỏ cây màu đen và thân cây cong queo có nhiều cành nhánh .
Hoa cẩm thị là hoa đơn tính , mọc ở nách lá hoặc đầu cành , hoa không có cuống . Quả cẩm thị có lông màu vàng và chia thành 4 ô và có 4-5 hạt .
Tuy nhiên nhiều người trồng cẩm thị lại không bao giờ thấy cây có quả .
II. Phân loại và ứng dụng và cách phân biệt với các loại gỗ tương tự
1. Phân loại gỗ
Mặc dù có khá nhiều loại khác nhau nhưng căn cứ vào màu sắc mà người ta chia cẩm thị thành 3 loại chính :
- Cẩm thị xanh
- Cẩm thị đen
- Cẩm thị tía
Ưu điểm của gỗ :
- Là một trong những loại gỗ có giá trị cao nhất hiện nay
- Gỗ cẩm thị có tính thẩm mỹ rất cao
- Gỗ cứng , tỉ trọng gỗ cao , chống chịu lực và ít bị biến dạng
- Có độ bền cao , vân gỗ đa dạng sắc nét
- Được sử dụng trong các ngành nghề thủ công mỹ nghệ cao cấp
Nhược điểm :
- Những cây gỗ có kích thước lớn gần như không còn
- Giá trị của những khúc gỗ lớn không thể định giá
- Những sản phẩm làm từ cẩm thị hiện nay có giá trên trời
- Dễ bị các đối tượng lừa đảo làm giả bằng những loại gỗ rẻ tiền khác
2 . So sánh cẩm thị với các loại gỗ cẩm khác
Tiêu chí so sánh | Gỗ Cẩm Thị | Gỗ Cẩm Chỉ | Gỗ Cẩm Nghệ | Gỗ Cẩm Sừng |
Vân gỗ | To , đẹp và bền màu | Vân nhỏ màu đen chạy dọc thân gỗ | Vân gỗ không cố định , phụ thuộc vào kích thước và môi trường sống của cây | Vân mảnh , mờ |
Đặc điểm | Chắc gỗ , ít bị mối mọt | Gỗ mịn , cứng có độ bền cao | Gỗ cứng , chống mối mọt và có màu vàng nghệ | Gỗ màu đen , mùi khó chịu . Thớ gỗ mịn |
Giá trị | Không thể định giá | Giá trị cao | Giá trị cao | Giá trị cao |
Phân biệt gỗ cẩm thị với gỗ mun ( mun hoa ) :
Nếu đặt cẩm thị và gỗ mun cùng một chỗ thì hầu hết mọi người đều tưởng là cùng một loại bởi vì chúng có quá nhiều đặc điểm giống nhau . Tuy nhiên dưới con mắt của những lão làng trong nghề thì có 2 cách để phân biệt 2 loại gỗ trên . Đó là dựa vào màu vân gỗ và dựa vào phần thịt gỗ
Dựa theo vân gỗ :
Gỗ cẩm thị có vân nét hơn gỗ mun , vân gỗ cẩm thị có xen lẫn màu của thịt gỗ trắng ngà . Độ tương phản giữa vân gỗ và thịt gỗ cũng rõ ràng hơn hẳn . Vân gỗ cẩm thị là màu đen tuyền , cạo ra thì vẫn là bột màu đen .
Gỗ mun hoa thường có vẫn gỗ màu xanh đen , dùng lâu sẽ chuyển dần sang đen bóng như sừng . Vân gỗ mun thường kèo dài còn cẩm thị đôi lúc kéo dài hoặc chấm điểm ( còn gọi là cẩm da báo ) .
Dựa vào mùi hương :
Gỗ cẩm thị thường có mùi thơm và không cay mắt
Mùi của gỗ mun hoa thường khá là cay ( khi cưa ra sẽ có cảm giác cay mắt )
Trên thực tế thì những sản phẩm làm từ cẩm thị gần như không còn . Nếu không có chuyên môn thì không thể nào phân biệt được . Do khai thác quá mức , cẩm thị hiện nay thường được nhân giống chuyển thành làm giống cây bonsai . Vì để 1 cây cẩm thị trưởng thành là quá khó khăn vậy nên cây cẩm thị thì không hiếm ( cây con , cây bon sai ) nhưng gỗ cẩm thị thì vô cùng khan hiếm .
2. Ứng dụng của gỗ cẩm thị
Như đã nói ở trên , hiện nay những sản phẩm hay khúc gỗ cẩm thị có kích thướng lớn thường không thể định giá , và nguồn cung cấp các khối gỗ lớn là vô cùng khan hiếm ( thậm chí là không còn ) . Nếu muốn sở hữu những sản phẩm bằng gỗ cẩm thị thì các bạn sẽ phải bỏ ra cái giá rất khó tưởng tượng .
Bên cạnh được sử dụng trong chế tác nội thất , đồ trang trí thì những gốc cây cẩm thị còn được nhân giống để làm bonsai , thậm chí có những gốc cây bon sai hàng chục năm và có giá trị hàng trăm triệu .