Cây giáng hương nở hoa (bên trái) và vỏ cây gỗ hương đang nứt (bên phải)

Cây Giáng Hương: Đặc điểm, hình ảnh, giá trị kinh tế

Đăng ngày: 09/11/2020 - Cập nhật: 29/11/2023

Nhắc đến cây giáng hương là nhắc đến loại gỗ quý có mùi thơm đặc trưng, chất gỗ tốt và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về loại cây này, đặc biệt tại thị trường Việt Nam hiện nay rất nhiều gỗ nhập khẩu từ Châu Phi, Nam Mỹ cũng được gán mác giáng hương khiến người tiêu dùng bị hoang mang và không thể phân biệt đâu mới là gỗ hương thật. Trong bài viết này, thuviengo.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ về cây gỗ giáng hương và cách nhận biết nó.

Cây giáng hương là cây gì?

Giáng hương (hoặc dáng hương) được biết đến với tên khác là cây đinh hương, Giáng hương Ấn, Giáng hương mắt chim, giáng hương quả to, giáng hương chân, giáng hương căm-pốt hoặc cây song lã. Một số tên địa phương phổ biến nhất là: Hương; Sen, Loc (Êđê), Toerưng (Bana), Nàng (Xê Đăng), Giâu săn (Gia Rai), Thnong (Khơ Me).

Đây là một loài cây gỗ lớn thuộc họ Đậu (Fabaceae), có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus. Loài cây này có nguồn gốc chủ yếu ở Đông Nam Á, bao gồm các nước: Lào, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan,… Sau đó cây được nhân giống và trồng ở một số nước như: Ấn Độ, Nam Phi và Châu Mỹ Latinh.

Tại Việt Nam, giáng hương được trồng rất nhiều để làm cây cảnh hoặc lấy gỗ, tập trung ở khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ như: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai hay Tây Ninh – nơi có khí hậu nóng, đất không có nhiều dinh dưỡng, đất xám hoặc đất đỏ bazan.

Cây giáng hương

Cây giáng hương nở hoa vàng cực đẹp

Một cây giáng hương trưởng thành có chiều cao trung bình từ 25-35m, đường kính khoảng 80-90cm. Những cây già có thể cao đến 40m và đường kính thân cây lớn hơn 1m. Tuy nhiên loại cây này lớn khá chậm nên thời gian để cây trưởng thành mất ít nhất vài chục năm. Những cây giáng hương cổ thụ hàng trăm năm tuổi trong các khu rừng nguyên sinh có thể đạt kích thước khổng lồ lên tới 2m cực kỳ quý hiếm và giá trị.

Tại Băng Cốc (Thái Lan) trồng một cây giáng hương giống, cây 8 tuổi cao hơn 7m, đường kính đạt khoảng 12cm. Cây 18 tuổi cao 15m, đường kính 26cm.

Còn tại Việt Nam, cây giáng hương trồng thuần loài trên đất đỏ bazan ở Krông Pach, Đắk Lắk sau 5 năm đạt chiều cao hơn 7m, đường kính thân cây hơn 9cm. Khi cây 39 tuổi đạt chiều cao khoảng 22m, đường kính thân cây từ 25-28cm, cây lớn nhất là 48cm đạt tiêu chuẩn cây thân gỗ lớn dùng trong xây dựng.

Thử nghiệm trồng tại Buôn Ma Thuột trên đất đỏ bazan có độ phì cao, sau 52 năm cây đạt chiều cao 16m và đường kính khoảng 28.5cm. Nếu so với cây gỗ căm xe (cũng trồng ở khu vực này) sức tăng trưởng của Giáng hương kém hơn chút ít nhưng vẫn đạt được mức sinh trưởng khá.

Cây giáng hương có mấy loại?

Dựa vào đặc điểm hình thái thì cây giáng hương có hai loại:

Cây dáng hương lá nhỏ

Đây chính là loại giáng hương cho ra gỗ quý với đường vân đẹp và có mùi thơm nhẹ mà chúng ta vẫn gọi là Hương đỏ. Gỗ của nó chất lượng cực tốt, bền, không cong vênh, mối mọt. Được xếp vào gỗ nhóm 1 – thuộc những loại gỗ tự nhiên quý hiếm nhất.

Loại cây này có lá và quả nhỏ, vỏ cây xù xì nhìn không được đẹp mắt. Lá của cây nhìn giống như lá sưa đỏ, nên nhiều người cũng lầm tưởng giáng hương lá nhỏ là cây sưa đỏ.

Cây dáng hương lá to

Thường được gọi là ván hương hoặc cây dã hương, không quý như giáng hương đỏ. Loại này có thân cây nhẵn láng, màu da cây sáng. Chất gỗ không tốt bằng giáng hương lá nhỏ nhưng bù lại hoa và lá cây lại rất đẹp. Vì thế cây này chủ yếu được trồng làm cây bóng mát, làm đẹp cảnh quan đô thị.

Ngày nay nhiều con đường trong các khu đô thị hoặc tuyến phố mới ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Long An, Bình Dương, Bình Phước,… rất ưa chuộng trồng loại giáng hương này để lấy bóng mát, tô thêm màu xanh cho cảnh quan đô thị.

Đặc điểm sinh học của giáng hương

Giáng hương là loài cây gỗ lớn, rụng lá, cao đến 25m, đường kính có thể đạt 90cm hoặc hơn nữa. Loài này mọc trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám, đất đỏ bazan, nhưng sinh trưởng tốt nhất trên đất Feralit (đất đỏ vàng) và chịu được điều kiện đất khô xấu. Nó sinh trưởng trung bình trên đất sét. Đây là loài cây ưa đất bằng phẳng, thường thấy ở dọc sống suối, chân, sườn, đỉnh đổi, những nơi thoát nước, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, phong hóa từ các đá mẹ trầm tích và macma acid, độ pH thích hợp là 6,5-7,0, nhu cầu nước vừa phải.

Vỏ cây có màu nâu xám, dày 1.5-2cm, nứt theo chiều dọc, bong vảy lớn, thịt vỏ màu hơi vàng, có nhựa màu đỏ tươi.

Thân cây giáng hương

Thân cây giáng hương nhựa có màu đỏ tươi

Lá kép lông chim một lần lẻ mang 7-13 lá chét. Lá chét mép nguyên dài 4-8cm, rộng 2-3.5cm, gốc lá hơi tù, đầu lá có mũi nhọn, cuống lá dài 0.4-0.7cm. Phiến lá có 12 đôi gân bên xếp so le, mặt dưới lá khi còn non có lông về già nhẵn.

Hoa màu vàng, mọc thành chùm ở nách lá, mỗi chùm mang 20-25 hoa. Lá bắc nhỏ, đính ngay dưới đài hoa. Đài hình chuông xẻ thành 5 thùy hình tam giác gần bằng nhau, có lông. Hoa lưỡng tính có 6 cánh, 10 nhị trong đó phần dưới của 9 chỉ nhị hợp thành một bẹ. Bao phấn gần tròn, đính lưng, nứt dọc. Nhụy có cuống và phủ nhiều lông, chứa 2-4 noãn.

Hoa giáng hương màu vàng rất đẹp

Hoa giáng hương màu vàng rất đẹp

Quả hình tròn dẹt, đường kính 4.5-7cm, có khoang cứng nổi lên ở giữa, chứa 1-3 hạt. Xung quanh khoang hạt là cánh rộng, có gân mạng và có lông mịn, có một điểm nhọn ở mép cánh, cong về phía cuống.

Hạt hình lưỡi liềm, dài 0.7-1cm, rộng 0.3-0.5cm.

Cây giáng hương nở hoa (bên trái) và vỏ cây gỗ hương đang nứt (bên phải)

Cây giáng hương nở hoa (bên trái) và vỏ cây đang nứt (bên phải)

Giáng hương rụng lá theo mùa vào tháng 1-2 trong năm, ra hoa vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, quả chín ở tháng 11-12 và có màu nâu.

Giáng hương có nhiều nốt sần ở rễ. Cây con trong vườn ươm thường có nốt sần từ rễ cấp 2 trở đi (22-45 cái/cây). Cây trưởng thành ở rừng trồng có nốt sần từ rễ cấp 4 trở đi. Nốt sần có đường kính trung bình 2.85mm, mặt cắt ngang có màu nâu hồng.

Trong các khu rừng nguyên sinh, giáng hương thường mọc xen với các loài cây lá rộng khác như Gõ đỏ, Bằng lăng, Bình linh, Dầu chai, Chiêu liêu,… ít khi thấy mọc thành quần thụ ưu thế.

Nhìn chung, cây giáng hương là loại cây thân gỗ có tán lá rộng và dày, màu hoa vàng rất đẹp và tỏa hương thơm dịu nên rất phù hợp trồng làm cây công trình đô thị, trồng tại sân vườn hoặc trước hiên nhà để lấy bóng mát. Một số tỉnh (như Phú Yên) cũng lựa chọn giáng hương là một trong những loài cây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.

Các quần thể giáng hương được bảo tồn ở Việt Nam

Gỗ giáng hương đẹp lại có mùi thơm nên thuộc loại gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Gỗ cứng, vân rất đẹp, ít nứt nẻ, không bị mối mọt, đóng đồ nội thất cao cấp như bàn, ghế, giường tủ,… rất bền và đẹp nên bị khai thác rất mạnh và môi trường sống cũng bị thu hẹp nhiều. Số lượng cây tự nhiên bị giảm rất nhanh và khó tìm được những cây trưởng thành có kích thước lớn như trước đây. Loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam bị cấm khai thác từ năm 1996.

Ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Phú Yên, cây giáng hương phân bố rải rác ở một số nơi như Vườn quốc gia Yokđôn, Buôn Đôn, Đăk Mil, Cưjut, Buôn Ma Thuột, Krông Năng, Khu bảo tồn thiên nhiên Easo, Lâm trường Eavy (Đắk Lắk), Kon Hà Nừng (Gia Lai), Khu bảo tồn thiên nhiên Krôngtrai (Phú Yên), Khu thực nghiệm Cầu Đôi – Đăkbla, Đăk Tô, Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Môm Rây (Kon Tum)…

Cây giáng hương cổ thụ ở xã Sơ Pai, huyện K’Bang, Gia Lai

Cây giáng hương cổ thụ ở xã Sơ Pai, huyện K’Bang, Gia Lai

Hầu hết các quần thể giáng hương đều bị khai thác ở các mức độ khác nhau. Chỉ có các quần thể ở Vườn quốc gia Yokđôn là ít bị tác động nên cấu trúc của nó còn phản ánh được tổ thành loài đại diện cho kiểu rừng rụng lá (rừng khộp) và rừng nửa rụng lá (rừng bán thường xanh) ở Tây Nguyên. Mặc dù vậy, giáng hương ở đây cũng chỉ phân bố thành các quần thụ nhỏ từ 5-10 cây/ha, đường kính bình quân 30-35cm, cá biệt có những cây đường kính tới 80-90cm, chiều cao bình quân 25-30m. Các quần thụ ở những nơi khác gần như bị khai thác cạn kiệt nên tổ thành tự nhiên của các loài bị xáo trộn trầm trọng, chỉ còn lại một số cá thể giáng hương trong nương rẫy, ven đường đi hoặc một số cây còn nhỏ mọc rải rác trong rừng.

Riêng ở Tương Dương và Kỳ Sơn (Nghệ An), Giáng hương trong các quần thể bị khai thác cạn kiệt nay đã tái sinh phục hồi tương đối ổn định, đã có 127 ha được khoanh nuôi bảo vệ. Cây to nhất hiện có đường kính ngang ngực tới 50-60cm. Cây trung bình có đường kính 17-30cm. Đã có 12 ha được chuyển hóa thành rừng giống.

Giá trị kinh tế của cây giáng hương

Nhìn chung, cây giáng hương là loại cây thân gỗ có tán lá rộng và dày, màu hoa vàng rất đẹp và tỏa hương thơm dịu nên rất phù hợp trồng làm cây công trình đô thị, trồng tại sân vườn hoặc trước hiên nhà để lấy bóng mát. Một số tỉnh (như Phú Yên) cũng lựa chọn giáng hương là một trong những loài cây trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.

Về tính chất cơ lý của gỗ hương, gỗ có giác lõi phân biệt. Giác mầu vàng nhạt, lõi mầu mâu vàng, có mùi thơm. Vòng sinh trưởng rõ ràng và dứt khoát, thường rộng 3-5mm. Mạch đơn và mạch kép, phân bố nửa vòng mạch, trong mạch thường có chất chứa mầu hồng. Tia gỗ nhỏ và hẹp, và cấu tạo thành tầng. Mô mềm dính mạch thành hình cánh nối tiếp kéo dài thành những giải hẹp liên tục hoặc gián đoạn không đều theo hướng tiếp tuyến. Sợi gỗ dài trung bình 1,04mm và có vách sợi dày.

Gỗ cứng trung bình và nặng trung bình, khối lượng thể tích của gỗ khô 730kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,43. Điểm bão hoà thớ gỗ 20%. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 630kg/cm2 uốn tĩnh 1200kg/cm2. Sức chống tách 11kg/cm. Hệ số uốn va đập 0,65.

Đây là một trong những loại gỗ đáp ứng được nhu cầu làm đồ mộc cao cấp, kể cả làm ván phủ bề mặt và dùng trong những kết cấu chịu lực của đồ mộc. Một trong những loài cây gỗ lớn quý hiếm cần được chú trọng gây trồng để cung cấp gỗ cho các làng nghề sản xuất hàng mỹ nghệ và đồ mộc gia dụng cao cấp.

Ngoài ra, giáng hương còn có nhựa màu đỏ có thể sử dụng làm thuốc nhuộm. Đặc biệt các hoạt chất trong cây này có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2 hiệu quả. Do vậy, Giáng Hương không chỉ là loài cây tạo bóng mát mà chúng còn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ở đời sống.

Đặc điểm của gỗ hương và cách nhận biết từng loại

Nhìn chung tất cả các loại gỗ hương dù mọc ở những nơi khác nhau đều có một số đặc điểm chung :

  • Thớ gỗ mịn, kết cấu bền chắc
  • Gỗ có nhiều tinh dầu và có mùi thơm dễ chịu
  • Vân gỗ liền mạch, có chiều sâu
  • Gỗ không bị mối mọt
  • Gỗ khó bị bộc vào màu sắc, vân gỗ và kích thước của khối gỗ nu hương. Nếu giá trị của gỗ thường được tính theo khối hoặc theo cây thì riêng gỗ nu được tính theo từng kg .
    Tượng gỗ nu hương
    Tượng gỗ nu hương

Xem thêm: Gỗ hương có mấy loại? Cách nhận biết từng loại gỗ hương

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ