GỖ BẠCH ĐÀN – ƯU ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ
Bạch đàn có khả năng thích nghi với nhiều loại khí hậu và dễ dàng sinh trưởng ở mọi địa hình. Nên chúng trở thành loại cây thân thuộc và được trồng phổ biến ở nước ta. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về ưu điểm và giá trị kinh tế của gỗ bạch đàn trong cuộc sống hàng ngày nhé.
Nội dung chính
Gỗ bạch đàn
Bạch đàn hay còn có tên gọi là Khuynh diệp, thuộc học Đào kim nương, là chi thực vật có hoa Eucalytus. Chúng được trồng nhiều để làm cây bóng mát và khai thác gỗ. Đây là loại có thân gỗ lớn, được khai thác trực tiếp từ cây bạch đàn.
Gỗ bạch đàn có màu sắc rất đặc biệt. Phần ngoài sẽ có màu vàng nhạy, càng vào đến tâm sẽ có sự thay đổi màu. Từ màu đỏ hồng, chuyển dần tới màu nâu đỏ. Tâm gỗ có màu nâu đỏ, xen kẽ các sọc màu nâu đậm hơn. Vân gỗ có rất nhiều hình dáng khác nhau nhưng đều rất bắt mắt.
Đặc điểm sinh học của cây bạch đàn
Nguồn gốc và sự phân bố
Loại cây này có mặt ở nước ta từ những năm 1950. Ban đầu, chúng sinh trưởng bằng hạt. Và sau một thời gian, do thích hợp với khí hậu ôn đới ở nước ta nên một số loại bạch đàn phát triển khá nhanh. Chúng có nguồn gốc từ Úc. Cây thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, có thể sống ở những nơi đất cằn cỗi và không có nhiều chất dinh dưỡng. Loại cây này ưu sống thành từng cụm hơn là riêng lẻ. Nên chúng ta sẽ thường thấy cả một rừng bạch đàn chứ hiếm khi có cây mọc đơn lẻ.
Trên thế giới, có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này ở các nước như: Australia, New Guinea, Indonesia, bắc Philippines và Đài Loan…
Tại Việt Nam, bạch đàn phân bố ở hầu hết các tỉnh thành ở các khu rừng thuần hay đất thổ cư của người dân. Trải dài từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên và cao nguyên.
Cây bạch đàn
Cây bạch đàn thuộc nhóm VI trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam. Chúng nằm trong danh sách gỗ lâm nghiệp được phép khai thác và sử dụng phổ biến.
Loại cây này rất dễ sinh trưởng nên thân cây phát triển khá nhanh, và có thân gỗ lớn. Sau khoảng 5-6 năm phát triển từ cây non, đường kính thân cây khoảng 9-10cm, chiều cao trung bình của cây là 7-10m. Cây càng có tuổi đời cao, sẽ càng cho thân gỗ cao và to hơn. Rễ cây có sức sống mảnh liệt, giúp cây có khả năng chống lại điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Cây phân cành ít và có tán lá thưa và nhỏ. Vỏ cây mềm, ban đầu có màu nâu đất. Khi đến một thời điểm nhất định vỏ cây sẽ bong ra. Phần vỏ cây ở trong có màu trắng đục, hoặc hơi ngả sang màu xanh. Thân cây sau khi bong vỏ khá nhẵn, mịn.
Lá của cây khó giốn hình lưỡi liềm, cứng, mọc đan xen nhau và có màu xanh pha chút đốm trắng. Lá có mùi thơm nồng khi vò nhẹ. Hoa thường mọc thành chùm, ở nách lá. Tùy mỗi loại cây, hoa sẽ có màu sắc khác nhau theo tên gọi của chúng như: màu trắng, màu vàng, màu đỏ… Mùi hương của hoa rất dễ chịu. Hoa thường nở vào tháng 3- tháng 6. Quả của cây có màu nâu đất, hình tròn, có chóp nhọn. Kích thước quả nhỏ và cứng.
Phân loại gỗ bạch đàn
Trên thế giới hiện nay, có tới tổng hơn 700 loại bạch đàn. Ở Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều giống bạch đàn khác nhau. Mỗi loại sẽ được trồng ở những vùng miền và địa hình khác nhau như:
– Bạch đàn đỏ (Eucalyptus camaldulensis): Được trồng nhiều ở vùng đồng bằng.
– Bạch đàn trắng (Eu.alba): thích hợp trồng ở vùng gần biển như: Đồng bằng sông Cửu Long.
– Bạch Đàn lá nhỏ (Eu. Tereticornis): được trồng nhiều ở vùng đồi thừa thiên – Huế.
– Bạch Đàn liễu (Eu. Exserta): phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao của miền Bắc.
– Bạch Đàn chanh (Eu. Citriodora): thích hợp trồng ở những nơi đất thấp. Loài này trong lá có chứa tinh dầu hương sả.
– Bạch Đàn lá bầu (Eu . globules): loại này thường trồng ở vùng cao nguyên.
– Bạch Đàn to (Eu . grandis): ưu sống ở những nơi đất phù sa.
– Bạch Đàn ướt (Eu . saligna,) thích hợp trồng ở vùng cao nguyên Ðà Lạt.
– Bạch Đàn mai đen (Eu. Maidenii): được trồng chủ yếu ở những vùng cao như: Lâm đồng…
Những loại bạch đàn phổ biến trên thị trường gỗ
Trên thị trường gỗ Việt Nam hiện nay, phổ biến nhất là 3 loại:
- Gỗ bạch đàn đỏ: Loại gỗ này có màu đỏ rất đẹp, thớ gỗ vặn. Thường được dùng để làm những vật dụng gia dụng, đồ mỹ nghệ. Nhìn rất bắt mắt và có giá trị thẩm mỹ khá cao. Hay với những cây có tuổi đời cao, chúng còn được dùng làm thuyền, xây nhà, làm sàn gỗ.
- Gỗ bạch đàn trắng: Do trọng lượng của loại này rất nhẹ. Nên chủ yếu được sử dụng làm cây chống trong xây dựng. Nguyên liệu làm giấy, hay đồ mỹ nghệ. Loại gỗ này cho thân gỗ lớn hơn các loại khác. Do đó giá thành của chúng cũng cao hơn.
- Gỗ bạch đàn xoắn: Thân gỗ của loại này cũng rất cao và thẳng. Vân gỗ và màu sắc rất đặc biệt. Các sản phẩm từ loại gỗ này có giá thành hợp lý. Mà vẫn đem đến các sản phẩm bắt mắt. Thường được sử dụng làm khung nhà, phản gỗ, ván ốp tường…
Giá trị kinh tế của bạch đàn
- Thân gỗ: Gỗ bạch đàn thường được sử dụng làm các đồ nội thất gia đình và đồ mỹ nghệ do phần dát gỗ lớn và có sắc rất đặc biệt. Một số loại cho thân gỗ lớn, chắc và nhẹ còn được sử dụng làm cây chống nhà, giá cố nền đất. Chúng còn được dùng để sản xuất giấy.
- Lá: Trong các bài thuốc nam thường sử dụng lá của cây để làm ra các loại thuốc trị ho. Một số loại còn được sử dụng làm tinh dầu.
Gỗ bạch đàn có bền không?
Tuy bạch đàn được khai thác sau 5-7 năm, nhưng thân cây rất cứng, chắc và có trọng lượng nặng. Do đó, khả năng chịu lực và va đập mạnh của gỗ rất tốt. Việc xử lý và tạo hình gỗ bạch đàn rất dễ dàng. Khả năng chống mối mọt rất tốt. Gỗ bám đinh, ốc vít và dính keo khá tốt, lại dễ nhuộm màu. Loại gỗ này chỉ cần qua chà nhám và đánh bóng là đã cho mặt gỗ rất đẹp. Các sản phẩm từ loại gỗ này cũng có mùi hương rất đặc biệt, mùi thơm dịu nhẹ và không có hại cho người sử dụng.
Trên đây là những thông tin chúng tôi đã tổng hợp lại về gỗ bạch đàn. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về ưu điểm và giá trị kinh tế của loại gỗ này.