Gỗ bách vàng – Tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của loài gỗ này
Gỗ bách vàng có đặc điểm như thế nào? Loài gỗ này thường được sử dụng để làm gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người đang có nhu cầu tìm mua các sản phẩm nội thất gỗ. Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời nhé!
Nội dung chính
Gỗ bách vàng
Bách vàng hay còn có tên gọi khác là bách vàng Việt Nam, hoàng đàn vàng Việt Nam, trắc bách Quản Bạ,; hoặc ở một số địa phương sẽ gọi cây này là cây ché. Loài cây thân gỗ này thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae) và có tên khoa học là Cupressus vietnamensis.
Những cây bách vàng đầu tiên ở Việt Nam được tìm thấy vào tháng 10 năm 1999; tại huyện Quản Bạ của tỉnh Hà Giang. Ban đầu, loài cây này được mô tả như một chi mới; có quan hệ họ hàng với loài bách Nootka (Callitropsis nootkatensis); là loài sau đó cũng được chuyển sang chi mới này (Farjon & Hiệp N.T và những người khác, năm 2002); bởi vậy, khi đó nó có tên khoa học là Xanthocyparis vietnamensis.
Sau này, vào năm 2004; Little và một số người khác đã chỉ ra rằng tên chi ban đầu Callitropsis đã được lấy theo danh pháp khoa học của loài bách Nootka; vì thế họ lại chuyển cây bách vàng về chi này. Hiện chỉ còn khoảng 100 cây còn sống.
Đặc điểm của cây gỗ bách vàng
Đặc điểm về sinh thái
Bách vàng là loài cây có chiều cao trung bình; thông thường cây sẽ cao khoảng 10-15m, đường kính của cây có thể lên tới 0,5; và sinh trưởng tốt ở độ cao từ 1060-1180m; thường mọc xen kẽ với các loài Thông khác như thiết sam giả lá ngắn, thiết sam đông bắc trên những đỉnh núi đá vôi trong các hốc đất; bách vàng phát triển mạnh mẽ ở những nơi có điều kiện thời tiết nhiều nắng và mưa.
Cây tái sinh bằng hạt. Thông thường, vào đầu tháng 2 khi nón cái và hạt đã trưởng thành; những hạt chín sẽ được phóng thích vàng khoảng tháng 3-4 và phát triển dần thành cây con.
Trước đây, ở nước ta có thể tìm thấy bách vàng ở những nơi như: Hà Giang (Quản Bạ: Cán Tỷ, Bát Đại Sơn; Yên Minh: Lao Và Chải). Còn lại, chưa có thông tin về những nước có cây bách vàng sinh trưởng. Tuy nhiên, do bị tìm kiếm và khai thác tận diệt; nên hiện nay những cây bách vàng có tuổi đời lâu năm hầu như không còn tìm thấy nhiều.
Đặc điểm về hình thái
Gỗ bách vàng là cây thường xanh, phân cành ít nhiều ngang; ở cây non mỗi cành sẽ có nhiều lá; và mọc xen kẽ, chen lấn nhau hoặc rủ xuống thành những vòng lá hình tháp rộng; lá nhỏ phát triển đều đặn hay tạo thành những mặt phẳng cụt ở cây già. Vỏ của cây nhẵn, mỏng; có màu đỏ tới nâu đỏ và có sợi.
Trên cùng một cây sẽ có 3 kiểu lá; mỗi cây hoặc mỗi cành non, cành già sẽ có lá non hình dùi; chiều dài lá 15-20mm, chiều rộng lá 1,5-2mm; lá mọc thành 4 dãy sát cành và vuông góc với cành; phần dưới mặt lá có hai dải lỗi khí màu trắng; tiếp đó lá chuyển sang hình vảy, hình mũi mác, tương tự như lá trưởng thành những có chiều dài lớn hơn (5-7mm) xếp thành 4 dãy xít nhau. Với lá trưởng thành thường có chiều dài 1,5-3mm, chiều rộng 1-1,3mm; và có hình vẩy ngắn mọc xếp lợp lên nhau.
Cây có nón đực hình bầu dục; chiều dài 2,5 – 3,5 mm, rộng 2 – 2,5 mm, sinh trưởng đơn độc ở đầu cành; mang 10 – 12 vảy nhị hình tam giác, mép gần giống răng cưa, đỉnh nhọn; phía trong mang 2 túi phấn.
Nón cái cũng mọc đơn độc; có hình cầu, ở đầu cành mang 2 đôi vảy (rất hiếm khi 3), khi non sẽ có màu xanh; khi nón chín có màu đen hay nâu xỉn, gần giống hình cầu; chiều dài 9 – 11 mm, chiều rộng 10 – 12 mm khi mở. Nón có các vẩy xếp thành đôi chéo chữ thập, hình khiên với 4 – 5 góc; mặt ngoài nhẵn có mũi nhọn cong.
Trong một nón sẽ có tối đa 8 – 9 hạt; hình trứng đều, màu nâu sáng hay nâu đỏ, có sẹo ở đáy, phẳng (dày 1,2 – 1,5 mm); chiều dài 4,5 – 6 mm, chiều rộng 4 – 5 mm; ở hai bên mang 2 cánh mỏng, rộng 0,5 – 1 mm.
Ưu điểm của gỗ bách vàng
Không chỉ được biết đến là loài cây có nguồn gen quí hiếm, độc đáo; hay còn được mệnh danh là loài đặc hữu của Việt Nam. Gỗ bách vàng còn chiếm được vị trí cao trên thị trường gỗ và được những người “sành gỗ” tìm mua bởi những ưu điểm vượt trội như:
- Thớ gỗ mịn và cứng.
- Gỗ có màu vàng nâu đặc trưng.
- Đặc tính gỗ bền, chắc; cùng với tinh dầu có sẵn trong thân cây giúp gỗ có khả năng chống mối mọt rất tốt.
- Gỗ có mùi thơm dịu nhẹ.
Tác dụng của gỗ bách vàng
Trước đây, khi chưa có nhiều người biết tới; vì gỗ bách vàng có mùi thơm đặc trưng nên thường được người dân địa phương sử dụng làm quan tài. Bởi người dân nơi đây quan niệm rằng, mùi hương của gỗ có thể giúp giữ được xác không bị hư hỏng.
Sau này, khi gỗ bách vàng được biết đến nhiều hơn; mặc dù có giá thành khá cao nhưng loài gỗ này vẫn được “săn đón” để sử dụng làm những đồ gỗ cao cấp. Có nơi còn dùng hạt và tinh dầu của cây để làm thuốc
Ngoài ra, một phần của cây hay còn gọi là nu gỗ được rất nhiều tay chơi gỗ yêu thích. Vì các sản phẩm làm từ loại gỗ này có đặc tính bền và chắc, cùng với màu sắc và đường vân gỗ khiến cho các sản phẩm tạo nên sự khác biệt của mình.
Nu gỗ bách vàng
Nu gỗ bách vàng có màu vàng nâu là chủ đạo, nhiều phần của thân gỗ sẽ điểm thêm màu nâu đậm; trên phần nu sẽ có những phần sần sùi hơn có màu nâu đậm. Thông thường phần nu gỗ này sẽ được sử dụng để làm tượng hay nhiều tác phẩm điêu khắc tinh xảo khác.
Nu gỗ bách vàng được ưa chuộng bởi sự độc đáo; mỗi tác phẩm sẽ có những điểm riêng khiến người ta không thể rời mắt. Đặc biệt, phần nu gỗ này còn có tuổi thọ rất cao; không bị mối mọt hay ảnh hưởng của thời gian làm biến đổi hình dạng. Các tác phẩm nu gỗ còn có mùi thơm dịu nhẹ rất dễ chịu.
Lời kết
Hiện nay, loài gỗ này có ra nón và kết hạt những khả năng tái sinh thành cây con không có nhiều. Bởi vậy, loài cây nay đang dần tuyệt chủng. Để ngăn chặn tình trạng này loài cây quý hiếm này bị tận diệt; nhiều nơi đã có phương án khoanh vìng để bảo vệ loài cây này tốt hơn.Những thân gỗ lâu năm hiện nay chỉ còn số lượng khá ít. Nếu bạn đang có ý định tìm mua hãy lựa chọn những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng gỗ tốt hơn.
Tuy nhiên, do tình trạng cạn kiệt nguồn gỗ trong tự nhiên; nên bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi tìm mua một thân gỗ nguyên bản mới. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái và khiến chỗ loài gỗ quý hiếm này dần rơi vào tuyệt chủng.
Trên đây là những thông tin chi tiết về gỗ bách vàng. Cảm ơn bạn đã theo dõi!