Gỗ bằng lăng cườm - Tìm hiểu về gỗ bằng lăng cườm

Gỗ bằng lăng cườm – Tìm hiểu về gỗ bằng lăng cườm

Ngày đăng: 27/07/2021 lúc 17:28

Khác với những loại bằng lăng khác quen thuộc mà mọi người thường gặp. Bằng lăng cườm là một loại gỗ quý được đánh giá rất cao về chất lượng. Bài viết hôm nay, hãy cùng Thư Viện Gỗ tìm hiểu về gỗ bằng lăng cườm nhé!

Cây bằng lăng cườm
Cây bằng lăng cườm

Tìm hiểu về gỗ bằng lăng cườm

Đặc điểm của bằng lăng cườm

Bằng Lăng Cườm có tên khoa học là Lagerstroemia Calyculata Kurz, thuộc bộ Sim (Myrtales), họ cây Tử Vi (Lythraceae). Chúng còn được gọi với những cái tên như: bằng lăng ổi hoa trắng, cây sang, cây săng lẻ, thao lao… và xuất xứ từ Đông Dương. Không giống với những cây cũng có tên là bằng lăng khác nằm trong nhóm III. Loại gỗ này thuộc nhóm I trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam.

Bằng lăng cườm ưa sống ở những nơi ẩm vùng rừng núi, phát triển được ở khu vực thời tiết khắc nghiệt nên chúng ta có thể bắt gặp ở một số tỉnh như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, nhiều tỉnh Nam Bộ và một số nước như: Campuchia, Lào, Thailand.

Cây có chiều cao trung bình từ 5-10m, đường kính cây khoảng 30-35cm, với những cây lâu năm đường kính có thể đạt tới 80cm. Vỏ của cây có màu xám vàng hoặc màu xám kết hợp với màu trắng ngà; thường bong thành những mảng hình tròn và có kích thước từ 2-3cm. Thân cây phát triển bạnh, phân cành nhiều ở phần sát ngọn cây, tán xòe rộng, rễ cây là thì rễ cọc. Lá của cây có hình bầu dục, đầu hơi nhọn, thân lá dày và có lông ở mặt phía dưới. Hoa có màu trắng tím, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả có màu nâu, hình tròn khi già sẽ bị nứt ra thành 6 mảnh.

Hoa và lá của cây
Hoa và lá của cây

Cách nhận biết gỗ bằng lăng cườm

Để nhận biết được loại gỗ này rất dễ dàng. Màu tự nhiên của gỗ vẫn là màu vàng xám hoặc hơi nâu nhẹ. Nhưng vân gỗ của chúng rất đặc biệt, có thể là những đường sóng uốn lượn, lại có thể là những vòng tròn hình xoắn rất đẹp mắt. Nếu sử dụng ánh sáng để chiếu vào bề mặt gỗ, sẽ thấy bề mặt gỗ hơi lấp lánh ánh vàng, kết hợp cùng với hoa văn của gỗ tạo nên phong cách rất độc và lạ.

Ưu nhược điểm cổ bằng lăng cườm

Ưu điểm

  • Hầu hết thân gỗ có trọng lượng khá nặng, cứng với đặc tính dẻo dai nên gỗ có độ bền với thời gian.
  • Khả năng chống chịu mối mọt rất tốt và thường không bị cong vênh hay nứt nẻ trong quá trình gia công và sử dụng.
  • Cây sống ở những nơi có thời tiết khắc nghiệt nên khả năng chống thấm nước rất tốt.
  • Màu sắc và vân gỗ kết hợp cùng với nhau tạo nên phong cách thiết kế riêng biệt và rất bắt mắt.
  • Bề mặt gỗ bóng, mịn nên các sản phẩm làm từ loại gỗ này cũng rất dễ lau chùi mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng gỗ.

Nhược điểm

Loại gỗ này chỉ có một nhược điểm duy nhất. Đó là do thân gỗ có trọng lượng khá nặng nên việc vận chuyển hay chế tác gỗ diễn ra hơi khó khăn một chút.

Bằng lăng cườm có mấy loại

Dựa vào vùng miền sinh trưởng của cây, người ta chia gỗ bằng lăng cườm thành 2 loại:

  • Bằng lăng ổi: Thân gỗ cứng, trọng lượng khá năng và có chất lượng tốt. Khả nắng chịu được mối mọt tốt và rất bền bỉ với thời gian. Thớ gỗ thẳng, bóng mịn và đẹp, vân gỗ là những đường cong uốn lượn rất bắt mắt. Tuy nhiên, hiện nay loại gỗ này còn rất ít nên những cây còn sót lại rất được săn lùng. Đến cả những gốc cây dù bị dị tật còn sót lại cũng được mang về để chăm sóc làm cây cảnh do hoa của chúng cực kỳ nổi bật.
  • Bằng lăng chun: Loại gỗ này có chất lượng tương đương như bằng lăng ổi. Điểm khác biệt của chúng nằm ở vân gỗ. Nếu vân gỗ của gỗ bằng lăng ổi là những đường sóng. Thì vân gỗ của bằng lăng chun lại là những vòng xoắn rộng, nhìn rất giống với vân gỗ nu.

Ứng dụng của gỗ trong cuộc sống hàng ngày

Những đặc tính vượt trội của gỗ chắc chắn sẽ rất được lòng người tiêu dùng. Và trở thành loại gỗ hàng đầu khi lựa chọn các sản phẩm nội thất gia đình như: cửa gỗ, sàn nhà, bàn ghế, giường ngủ, tủ quần áo, sập…

Không chỉ có hoa rất đẹp mà bằng lằng cườm còn có tác dụng thanh lọc không khí. Nên nhiều nơi cũng sử dụng loại cây này để làm cây cảnh quan như: trường học, cơ quan, văn phòng….

Gốc của cây cũng thường được sử dụng để ghép mắt hoa Tường Vy vốn cùng họ với chúng.

Ghế bằng lăng cườm
Ghế bằng lăng cườm

Kết luận

Nằm trong nhóm I nên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, gỗ bằng lăng cườm sở hữu nhiều đặc tính nổi bật. Chất lượng gỗ cực kỳ tốt, gỗ cứng, bền, khả năng chống mối mọt và chống nước cực kỳ tốt. Cùng với màu sắc và vân gỗ giúp cho các sản phẩm đều có nét riêng biệt mà không phải loại gỗ nào cũng có. Tuy nhiên, loại gỗ này đang dần trở nên hiếm và những cây gỗ lâu năm chỉ còn số lượng rất ít. Do đó, giá thành của chúng khá cao.

Qua bài viết tìm hiểu về gỗ bằng lăng cườm này, hy vọng bạn đã hiểu hơn về loại gỗ này và có được những thông tin cần thiết về chúng. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ