Gỗ bồ đề – Tìm hiểu về đặc điểm và ý nghĩa của gỗ bồ đề

Ngày đăng: 31/07/2021 lúc 17:06

Thời gian gần đây, gỗ bồ đề đã bắt đầu xuất hiện phố biển trên thị trường gỗ của Việt Nam. Vậy gỗ bồ đề là gỗ gì? Đặc điểm và chất lượng của loại gỗ này như thế nào? Cùng Thư Viện Gỗ tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Gỗ bồ đề là gỗ gì?

Bồ đề hay còn được gọi với cái tên cây đề, cây giác ngộ. Tên khoa học của cây là Ficus religiosa, thuộc chi Đa đề, bộ Rosales, họ Moraceae. Cây có nguồn ở từ Ấn Độ, chúng được trồng nhiều từ Ấn Độ vùng Tây nam của Trung Quốc tới vùng Đông Nam Á về phía đông kéo dài tới Việt Nam.

Loại cây này gắn liền với Phật giáo, rất nhiều sự kiện lịch sử quan trong của một vị phật tử được găn liền với cây bồ đề. Cây cũng mang ý nghĩa phong thủy rất lớn, thường được trồng làm cây bonsai mang đến sự may mắn và tốt đẹp cho gia chủ. Một số bộ phận của cây cũng được dùng để sử dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau.

Cây bồ đề
Cây bồ đề

Đặc điểm và ý nghĩa của gỗ bồ đề

Đặc điểm của gỗ

Gồ bồ đề được khai thác trực tiếp từ cây bồ đề. Đây là loại cây có kích thước lớn. Vỏ của cây có màu xám trắng, sần sùi và có nhiều những đốm tròn màu trắng. Cây còn mọc thành những gốc nhỏ, phát triển xung quanh thân chính, tán cây dày và xòe rộng.

Chiều cao trung bình của cây từ 20-25m, đường kính của cây có thể lên tới 0.8-1m. Đối với những cây được trồng đại trà sẽ có chiều cao khoảng 15-20m. Lá cây to, có hình trái tim, chóp lá dài. Lá thường có màu xanh đậm, bề mặt lá phủ lông mịn, gân lá lộ rõ.

Hoa của cây thường mọc theo chùm, có rất nhiều bông nhỏ; là hoa đơn tính, hình cầu có màu đỏ tươi. Mùa hoa sẽ rơi vào khoảng tháng 2-4. Mùa quả của cây thường vào tháng 6-7, khi còn non quả sẽ có màu xanh lục, chuyền dần sang màu hồng và sẽ có màu đỏ khi chín.

Cây sinh trưởng tổ ở những nơi có nhiều ánh nắng và thoáng mát. Chúng có thể phát triển ở mọi vùng miền và có khả năng phát triển rất nhanh.

Gỗ bồ đề - Tìm hiểu về đặc điểm và ý nghĩa của gỗ bồ đề
Lá cây bồ đề

Phân loại bồ đề

Bồ đề thường được chia thành 2 loại là: bồ đề bonsai và bồ đề lấy gỗ. Cả 2 loại này đề có vẻ bề ngoài giống nhau, chỉ khác nhau về đặc tính thân gỗ và kích thước của cây

Bồ đề bonsai

Loại cây này thường có kích thước vừa và nhỏ. Thân cây của loại này thường dẻo dai nên được sử dụng để uốn cong thành cây bonsai và có thể tạo được nhiều kiểu khác nhau. Lá và hoa của cây cũng rất đẹp tạo cảnh quan và có thể làm sạch không khí.

Bồ đề lâm nghiệp

Bồ đề lấy gỗ này sẽ có kích thước lớn hơn; gỗ mềm, nhẹ, thớ gỗ mịn, chất gỗ giòn. Loại gỗ này thường được trồng nhiều và ứng dụng vào các ngành nghề khác nhau.

Ưu, nhược điểm của gỗ

Ưu điểm

Đôi với bồ đề lâm nghiệp, loại gỗ này sở hữu những ưu điểm:

– Kích thước gỗ khá lớn, thớ gỗ mịn, gỗ mềm.
– Trong quá trình gia công hay sử dụng gỗ ít bị cong vênh.
– Gỗ tự nhiên có màu vàng nhạt hoặc màu nâu cánh gián rất bắt mắt. Bồ đề còn có thể dễ dàng nhuộm màu và khả năng giữ màu sơn khá tốt.
– Gỗ nhẹ và mềm nên dễ dàng gia công và xẻ nhỏ.
– Giá thành các sản phầm làm từ loại gỗ này cũng rất hợp lý.

Nhược điểm

Vì thuộc nhóm gỗ nhẹ nên loại gỗ này có nhược điểm đó là dễ bị mối mọt tấn công nếu không được xử lý kỹ. Khả năng chịu lực kém và có thể bị cong vênh trong quá trình sử dụng.

Ý nghĩa của cây bồ đề

Ý nghĩa Phật giáo

Theo wikipedia, tương truyền rằng, vị thái tử có tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm đã ngồi thiền định dưới một gốc cây 49 ngày, sau khi đạt giác ngộ dã trở thành vị đức phật từ bi. Chính vì vậy người ta đã gọi cây này là cây bồ đề, vì bồ đề còn có nghĩa là giác ngộ.

Ngày nay, có một cây bồ đề rất lớn ở chùa  Đại Bồ đề (Mahābodhi) tại Bồ đề đạo trường (Bodhgayā) của Ấn Độ. Đây cũng cũng là nơi dừng chân của nhiều người hành hương khi tới Ấn Độ.

Ý nghĩa phong thủy

Loại gỗ này mang ý nghĩa phong thủy rất lớn. Người ta quan niệm rằng, khi gia chủ để một cây bồ đề trước cửa có thể giúp xua đuổi những thứ không sạch sẽ và mang lại cho gia chủ sự bình an, thịnh vượng. Vòng tay làm từ gỗ bồ đề cũng rất được ưa chuộng vì có màu sắc rất đẹp và đem lại may mắn cho người sử dụng.

Gỗ bồ đề thường được dùng để làm gì?

Gỗ có trọng lượng nhẹ và mang ý nghĩa phong thủy nên thường được lựa chọn để làm đồ gia dụng hay thủ công mỹ nghệ như: tượng gỗ, vòng gỗ, rèm gỗ, tranh gỗ điêu khắc,…; Đặc tính gỗ giòn nên được sử dụng để sản xuất giấy, tăm tre…

Nhiều cây bồ đề có hình dáng rất đặc biệt, tán lá xòe rộng nên hay được sử dụng làm cây bóng mát. Loại cây này còn có khả năng làm sạch không khí rất tốt thường được trồng nhiều ở: cửa đền, đình chùa, công viên,… Những cây bồ đề bonsai có hình thù độc đáo còn đem lại giá trị kinh tế cao, có cây còn được săn đón với giá thành lên đến hàng tỷ đồng.

Nhựa cây có mùi hương dịu nhẹ nên được dùng cho ngành công nghiệp nước hoa hay chiết xuất tinh dầu. Nhựa cây còn chứa vị thuốc an tức hương – một vị thuốc nổi tiếng dùng để trừ tà, an thần.

Trong thành phần của cây còn có tính sát trùng cao, có khả năng trị các bệnh như: lỡ loét, giảm đau, hay một số bệnh liên quan đến đường hô hấp. Một số vùng còn trồng bồ đề lâm nghiệp để phủ xanh đồi trọc, lấy củi hoặc chế biến các loại sơn nước để phủ lên bề mặt gỗ,…

Gỗ bồ đề - Tìm hiểu về đặc điểm và ý nghĩa của gỗ bồ đề
Cây bồ đề hàng trăm năm tuổi
Tượng Bồ Đề Đạt Ma
Tượng Bồ Đề Đạt Ma
Rèm hạt gỗ bồ đề
Rèm hạt gỗ bồ đề
Vòng tay hạt bồ đề mang lại bình an và may mắn
Vòng tay hạt bồ đề mang lại bình an và may mắn

Kết luận

Có thể thấy bồ đề mang trong mình rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhờ đó, không chỉ trong ngành công nghiệp chế tác gỗ loại cây này cũng rất được coi trọng ở nhiều khía cạnh. Loại cây này cũng là nguồn cảm hứng sác tác ra rất nhiều bức tranh phong thủy.

Mỗi loại bồ đề sẽ có những đặc tính riêng và mang ý nghĩa riêng. Hy vọng, qua bài biết này bạn đã có thêm những kiến thức về đặc điểm và ý nghĩa của gỗ bồ đề. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ