Gỗ Bộp lông – Đặc điểm và công dụng của gỗ
Gỗ Bộp lông là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!
Nội dung chính
Gỗ Bộp lông là gì?
Bộp lông hay còn được gọi: Kháo vàng bông
Tên khoa học: Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr.
Đặc điểm về gỗ Bộp lông
Gỗ Bộp lông có chất lượng hay không? Bộp lông thuộc nhóm mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.
Đặc điểm nhận dạng
Cây gỗ nhỏ, cao 10 – 15m, phân cành nhiều, cành tròn khỏe, phủ dày lông mịn màu nâu nhạt; vỏ cây có màu xám nâu.
Lá đơn mọc so le, thường chụm 3 – 6 lá sát nhau thành vòng giả; hình trái xoan hay hình trứng ngược, lá nhẵn, phiến cứng, đôi khi hình bầu dục, đầu có mũi nhọn, gốc gần hình nêm, kích thước biến đổi nhiều. Lá dài khoảng 14cm và rộng 5 – 7cm, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới phủ lông mịn; gân bên 8 – 10 đôi, nổi rõ ở mặt dưới và có phủ lông màu nâu đỏ, cuống lá dài 1 – 2cm có lông.
Cụm hoa đực hình tán, dài 8cm, phân nhánh, màu nâu nhạt. Hoa đực có 10nhị, 6 cái ngoài không có tuyến, chỉ nhị dài 0,4 – 0,5cm có lông, bao phấn hình thuôn, có 4 túi phấn. Cụm hoa cái dạng tán ngắn; bao hoa 6 thùy hình trứng, nụ có màu nâu nhạt; hợp ở gốc thành 1 ống ngắn, bầu xù lông, chứa 1 noãn hình trứng, vòi ngắn, đầu nhụy 2 thùy.
Quả hình cầu màu đen, đường kính 0,2 – 0,4cm
Sự phân bố
Phân bố ở Trung Quốc, Lào, Việt Nam. Ở Việt Nam cây mọc ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, nhiều nhất ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc đến Gia Lai và Lâm Đồng.
Còn có ở Lào Cai (Sa Pa), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng. Cây mọc tự nhiên rải rác ven rừng thứ sinh, rừng thông, ở độ cao 500-1500 m.
Cây mọc trong rừng thứ sinh ở độ cao dưới 500m. Ưa sáng, trưởng thành nhanh, chịu được điều kiện khô hạn của vùng đồi trọc. Khả năng tái sinh hạt mạnh.
Ra hoa tháng 2 – 3, quả chín tháng 8 – 9.
Công dụng của gỗ
Cây cho gỗ xấu, dùng làm gỗ trụ mỏ và làm củi. Nước sắc lá trị đau bụng, chữa sởi, lỵ, tê thấp. Ở Trung Quốc, vỏ và lá dùng trị đòn ngã tổn thương, trị ghẻ lở, sưng đau. Hạt có dầu.
Gỗ Bộp lông thuộc nhóm gỗ mấy?
Bộp lông thuôc GỖ NHÓM V – Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh; tuy nhiên nhóm gỗ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất phổ thông, giá rẻ.
Lời kết
Gỗ Bộp lông hiện nay đang dần khan hiếm, các sản phẩm làm từ gỗ rất đa dạng, đẹp. Vì vậy, khi muốn mua sản phẩm của gỗ Bộp lông cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín.
Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Bộp lông được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ Bộp lông và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.