Gỗ cao su

GỖ CAO SU – CÓ NÊN SỬ DỤNG CHO NỘI THẤT GIA ĐÌNH?

Ngày đăng: 06/07/2021 lúc 17:24

Cái tên gỗ cao su đã không còn quá xa lạ đối với mọi người. Vậy đồ nội thất được sản xuất từ loại gỗ này có chất lượng tốt không? Và chúng có những ưu, nhược điểm gì khi được đưa vào sử dụng trong gia đình? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thông tin cụ thể về gỗ cao su

Gỗ cao su là thành phẩm của cây cao su. Để tìm hiểu kỹ hơn về gỗ cao su, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cây cao su nhé!

Hình ảnh về rừng cây cao su
Hình ảnh về rừng cây cao su

Nguồn gốc và yêu cầu sinh thái

Cây cao su là loại cây lấy nhựa mủ, có nguồn gốc non trẻ, thuộc họ bộ ba mảnh vỏ họ thầu dầu. Có tên khoa học là Rubber tree. Đây là loại cây của vùng nhiệt đới xích đạo. Thường sẽ phát triển tốt ở vùng nhiệt đới xích đạo, nơi có khí hậu nóng và ẩm.

Chúng có nguồn gốc từ rừng Amazone ở Nam Kỳ. Những cây cao su đầu tiên có mặt tại nước ta là ở vườn thực vật Sài Gòn. Loại cây này được phát triển nhiều nhất ở Nam Bộ, rồi sau đó dần được phân bố tại các tỉnh Bắc Bộ.

Loại cây này có khả năng sinh trưởng tại nhiều khu vực thời tiết khác nhau. Hiện nay, chúng đã được trồng trải dài trên đất nước ta. Có thể dễ dàng tìm thấy những rừng cây cao su từ khu vực Đông Nam Bộ (Bình Dương, Tây  Ninh,  Bình Phước, Đồng Nai…) tới các tỉnh Tây Nguyên (Đăk Lăk, Pleiku, Kon Tum…) và cả khu vực miền Trung. Hiện tại, Tây Nguyên đang là có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước chiếm 80% .

Mỗi vùng loại cây này sẽ có khả năng sinh trưởng và cho năng suất khác nhau. Chúng có thể chịu được thời tiết khô hạn nhưng lại không thể sinh trưởng được trong môi trường úng nước.

Đặc điểm của cây cao su.

Loại cây này có chiều cao trung bình từ 20-30m, chúng thuộc loại cây thân gỗ lớn nên có nhiều cây đường kính tới 1m. Do sinh trưởng tại những nơi có khí hậu nóng ẩm, nên rễ cây là nguồn hấp thu dinh dưỡng chính của cây. Do đó, rễ cây thường cắm sâu vào đất để có thể hút nước, muối khoáng ở những nơi đất sâu, ngoài ra rễ cây sâu còn giúp cây hạn chế bị đổ ngã. Những nơi đất tốt, rễ cây có thể dài từ 6-10m.

Phần thân cây có chứa mủ, đây cũng là bộ phận đem lại nguồn thu kinh tế của cây. Vỏ cây thường có màu nâu nhạt, nhẵn, mịn chứ không sần sùi như những loại cây khác.

Lá của chúng thuộc loại lá kép gồm 3 lá chét, thường có hình bầu dục, đầu lá hơi nhọn, mọc thành từng tầng cách nhau. Hoa thường là hoa đơn, hoa cái và hoa đực tuy mọc riêng nhưng đều chung trên cùng một cành. Quả có đường kính 3-5cm, hình bầu dục, có 3 quả mọc riêng thành từng ngăn; quả non có màu xanh, càng về sau thì sẽ chuyển dần sang màu nâu có điểm thêm các vân màu đậm hơn.

Lá và quả cây
Lá và quả cây

Đặc điểm của gỗ cao su

Gỗ cao su nằm trong nhóm VII bảng phân loại gỗ của Việt Nam. Thân gỗ nhẹ, vân gỗ dày, thẳng và đẹp; thớ gỗ dày, không hay bị co. Màu sắc của thân gỗ thường là màu sáng, rất bắt mắt.

Những câu hỏi thường gặp về gỗ cao su?

Chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi thường gặp về gỗ cao su, để giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và hiểu rõ hơn về loại gỗ này.

Ưu và nhược điểm của loại gỗ này?

Gỗ cao su được đánh giá cao, và được nhận xét là loại gỗ thân thiện với môi trường. Không đem lại tác hại gì đối với người sử dụng. Hãy cùng điểm qua những ưu, nhược điểm của loại gỗ này.

Ưu điểm

– Là gỗ tự nhiên, nên loại gỗ này chắc chắn có ưu điểm về khả năng chống nước, chống ẩm rất tốt.

– Do cần phải được xử lý kỹ càng mới có thể đưa vào sản xuất. Loại gỗ này rất chắc chắn, và có khả năng chống mối mọt.

– Nhờ tính đàn hồi tự nhiên nên gỗ có độ dẻo dai cao. Có thể uốn cong thành nhiều hình dạng khác nhau.

– Màu tự nhiên của gỗ là màu vàng nhạt, nên có thể dễ dàng sơn thêm các màu khác, phù hợp với nhiều phong các nội thất.

– So với những loại gỗ có cùng chất lượng, gỗ cao su chiếm ưu thế hơn.

Nhược điểm

Sở hữu rất nhiều ưu điểm, nhưng do loại gỗ này thuộc nhóm VII, nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi nhược điểm có độ bền không cao, chất gỗ khá mềm.

Nhựa cao su được biết đến là rất độc hại, vậy sử dụng gỗ cao su có tốt cho sức khỏe không?

Cây cao su chứa mủ cây rất độc hại đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, hiện nay trước khi đưa vào sử dụng, chúng sẽ được qua công đoan tẩm sấy, xử lý kỹ càng để loại bỏ độc tố nên sẽ còn có hại cho sức khỏe. Các sản phẩm từ gỗ cao su cũng được phủ một lớp sơn trước khi thành phẩm được đem bán, nên người sử dụng có thể hoàn toàn yên tâm.

Các loại gỗ cao su phổ biến trên thị trường hiện nay?

Những tấm gỗ cao su có diện tích không lớn. Do đó, sẽ không sản xuất được nhiều sản phẩm có kích thước lớn. Người ta thường xẻ gỗ thành ván, hoặc cưa thành thanh gỗ tròn. Sau đó ghép thành thanh.Trên thị trường hiện nay có nhiều loại gỗ cao su ghép khác nhau. Cùng chúng tôi tìm hiểu về hai loại gỗ này nhé.

Loại gỗ ghép này được sản xuất trực tiếp từ gỗ cao su tự nhiên nên sẽ mang trong mình những ưu điểm của dòng gỗ tự nhiên. Đặc biệt, diện tích bề mặt của gỗ ép khá lớn, phẳng. Và do phải qua nhiều khâu ngâm tẩm hóa chất, nên gỗ có khả năng chống mối mọt tốt, và ít bị cong vênh. Các sản phẩm gỗ ép có chất lượng tốt thường được sử dụng làm đồ nội thất cao cấp.

Ghép song song

Những ván gỗ có chiều dài tương đối đều nhau sẽ được xếp, và gắn kết với nhau. Kiểu ghép này sẽ giúp thành phẩm có chiều rộng lớn, hoặc dễ dàng thay đổi chiều rộng theo nhu cầu sử dụng. Khi sản xuất, màu sắc gỗ cũng có thể được thay đổi tùy theo màu sắc tự nhiên của gỗ.

Ghép gỗ mặt

Hay còn gọi là ghép đầu, ghép finger. Ở cách ghép này, hai đầu của một thanh gỗ sẽ được cắt hình răng cưa và nối với nhau. Các thanh gỗ thường có bề rộng bằng nhau, và được cắt thành những đoạn ngắn khi ghép theo cách này. Những thành dài sẽ được ghép song song với nhau thành một tấm gỗ lớn. Với kiểu ghép này, thành phẩm sẽ có những hình răng cưa khá độc đáo.

Ghép cạnh

Tương tự như ghép mặt, ở kiểu ghép này những thanh gỗ được xẻ răng lược ở hai đầu, rồi sau đó ghép lại với nhau. Khi ghép cạnh, người thợ thường sử dụng kỹ thuật ghép song song để nối liền những thanh gỗ có chiều dài tương đương nhau lại.

Chất lượng của loại gỗ này có thực sự tốt?

Với những ưu nhược điểm đã kể trên về loại gỗ này, chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời về chất lượng của loại gỗ này.

Mặc dù các sản phẩm từ gỗ cao su không có tuổi thọ đến hàng trăm năm như nhiều loại gỗ quý.

Nhưng chúng có có ưu điểm vượt trội, sau khi qua giai đoạn gia công xử lý ghép thành những thanh gỗ, cho chất lượng gỗ tốt, thớ gỗ dày. Có khả năng chống mối mọt, điều kiện thời tiết thay đổi thất thường tốt. Vân gỗ, màu sắc của loại gỗ này cũng được đánh giá rất cao. Đặc biệt, loại gỗ này không gây hại tới sức khỏe người sử dụng, và rất thân thiện với môi trường.

Hình ảnh về gỗ ghép
Hình ảnh về gỗ ghép

Công dụng của cao su trong cuộc sống

Gỗ cao su sau khi được ghép sẽ được sử dụng rộng rãi. Trong sản xuất các sản phẩm nội thất hay đồ dùng văn phòng như: bộ bàn ăn, tủ quần áo, tủ bếp, kệ, giường ngủ, ghế thư giãn, sàn nhà, vách ngăn…

Mủ cao su thường được xử lý và là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm như: cao su chống va, gờ giảm tốc, làm lốp xe, đệm cao su, nút cao su… Hạt cao su còn được dùng làm sơn điện di, hay ép lấy dầu để làm xà phòng.

Tủ bếp gỗ cao su
Tủ bếp gỗ cao su
Sàn gỗ cao su
Sàn gỗ cao su

Kết luận

Nhắc đến cây cao su người ta thường nghĩ tới các sản phẩm như đệm, lốp xe… Tuy nhiên, các sản phẩm nội thất từ gỗ của loại cây này cũng được đánh giá rất cao. Do có ưu điểm thớ gỗ dày, đặc tính gỗ dẻo dai, và có vân gô rất đẹp. Gỗ từ cây cao su được khai thác, sử dụng hợp pháp mà không phải khai thác gỗ trái phép, buôn lậu như các loại gỗ quý khác. Nên không gây ra nạn chặt phá rừng ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Cũng như góp phần hạn chế các tác động từ thiên, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống.

Nếu bạn có ý định sử dụng các sản phẩm được làm từ gỗ cao su, thì nhất định đây sẽ là lựa chọn sáng suốt. Hãy là những người tiêu dùng thông minh. Lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt, và góp phần bảo vệ môi trường sống tự nhiên của chúng ta trước những tác nhân gây hại xấu như hiện nay!

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ