Lá chân chim

Gỗ Chân Chim – Tìm hiểu các công dụng về gỗ

Ngày đăng: 18/12/2022 lúc 09:53

Gỗ Chân Chim là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!

Lá chân chim

Lá chân chim

Gỗ Chân chim là gỗ gì?

Chân Chim có tên khoa học là Vitex parviflora Juss;  cây thuộc họ Tếch (Họ hoa môi) Verbenaceae;

Tên thường gọi ở các nước: Sagat (Philippines); Amugauan (Philippines); Molave ​​(Philippines); Pulikaa (Indonesia); Kayu kula (Indonesia)

Cây có một số tên gọi khác là: cây ngũ gia bì, cây sâm nam; cây sâm non.

Đặc điểm về gỗ Chân chim

Gỗ Chân chim có chất lượng hay không? Chân chim thuộc nhóm gỗ mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.

Đặc điểm hình thái

Đây là cây thân gỗ, cây thường cao 15-20m; thân tròn thẳng, tán hình ô rộng, cành lá rậm rạp. Vỏ ngoài màu vàng nhạt đến nâu nhạt, nhẵn có vảy; vỏ bên trong màu vàng kem;  Cây có nhiều nhánh và mọc chi chít.

Lá kép chân vịt; lá chét hình thuôn dài hoặc hình mác rộng,  có khoảng 5 – 8 phiến lá nhỏ có hình trứng thuôn, sừng; vành lá nguyên; sáng bóng.  Cuống lá chung dài 8 – 25cm; cuống lá nhỏ không đều nhau. Cụm hoa chùy lớn, gồm nhiều tán.

Cụm hoa ở đầu hay ở nách lá, hình chùy; hoa riêng lẻ màu xanh tím nhạt, lưỡng tính, hợp tử, đài hoa hình chén, có 5 thùy, các thùy đài hoa không có hoặc không rõ; tràng hoa có ống ngắn, hơi xanh;  thường trổ hoa vào khoảng tháng 11 – 12.

Quả hình quả trám, hình cầu nhỏ, đường kính 5mm, khi trưởng thành màu đen xanh, 1-4 hạt. Hạt hình trứng hoặc thuôn dài, thiếu nội nhũ.

Đặc tính

Cây mọc trong nhiều loại hình rừng nhiệt đới và á nhiệt đới. Phổ biến nhất trong các rừng thứ sinh. Cây ưa lập địa ẩm; lúc nhỏ hơi chịu bóng sau đòi ánh sáng đầy đủ. Tái sinh tự nhiên bằng hạt dễ ràng, tái sinh bằng chồi cũng tốt. Cây mọc nhanh. Tăng trưởng chiều cao nhanh nhất từ 5 đến 15 tuổi. Mùa hoa tháng 12 – 1. Mùa quả tháng 5

Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh. Đây là cây ưa sáng với nhu cầu nước trung bình. Cây dễ trồng bằng giâm cành.Tái sinh tự nhiên bằng hạt dễ dàng, tái sinh bằng chồi cũng tốt.

Lá chân chim

Lá chân chim

Sự phân bố của Gỗ Chân Chim

Cây phân bố rộng tại Việt Nam, Trung Quốc, Lào và Ấn Độ…Tại Việt Nam: ta thường bắt gặp loài cây này ở hầu hết ở các tỉnh phía Bắc và rải rác ở Gia Lai; Kontum; Đắc Lắc và Côn Đảo….

Cây thích hợp mọc trong nhiều loại hình rừng nhiệt đới và bán nhiệt đới; nhưng phổ biến nhất là trong các rừng thứ sinh.

Gỗ Chân chim thuộc nhóm gỗ mấy?

Trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Bảng phân loại gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam gỗ Chân chim  thuộc GỖ NHÓM VII – Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh. Theo xếp hạng phân loại gỗ thì nhóm gỗ này nhẹ, sức chịu đựng kém, khả năng chống mối mọt thấp, dễ bị cong vênh và hư hỏng. Nhưng khi tìm hiểu chi tiết thì nhiều cây gỗ có tính ứng dụng rất cao, phẩm chất trung bình.

Giá trị

Cây được khai thác từ tự nhiên để làm thuốc và làm nguồn cung cấp gỗ. Nó được trồng ở Ấn Độ để làm thuốc và cũng được trồng làm cây cảnh.

Đặc điểm gỗ Chân chim

  • Gỗ màu nâu vàng, gỗ cứng cáp và khá nặng; có màu vàng nhạt vân thẳng, kết cấu rất mịn.
  • Tỷ trọng gỗ 0.692-0.779;
  • Gỗ Dễ gia công và rất ăn veni, sơn

Nhược điểm

  • Đây là nhóm gỗ nhẹ, nên có sức chịu đựng khá kém.
  • Khả năng chống mối mọt của cây thấp, dễ bị cong vênh;

Ứng dụng của gỗ chân chim

Gỗ Chân chim là một trong những loại gỗ được sử dụng rộng rãi nhất tại Philippin. Gỗ được dùng cho các công trình xây dựng cao cấp yêu cầu độ bền bỉ, đóng tàu, trụ cột, tà vẹt đường sắt, khối lát đường, điêu khắc và chạm khắc, làm đồ nội thất, sàn, ngưỡng cửa sổ, khung cửa sổ và cửa ra vào, cầu thang…

Ngoài ra, có thể dùng làm gỗ cho các đồ dụng văn phòng phẩm, nhạc cụ. Vỏ cây dùng để ngâm rượu làm thuốc bổ. Lá và cành non có thể dùng làm phân xanh. Vì hoa nhiều và thời gian nở kéo dài nên nuôi ong rất tốt.Cây còn thích hợp trồng để trang trí nội thất hay trang trí văn phòng làm việc…Thêm vào đó, cũng có thể dùng để trồng trong vườn; lá làm nguyên liệu cắm hoa.

Giá của Gỗ Chân Chim

Gỗ Chân Chim giá bao nhiêu? Gỗ Chân Chim có đắt không? là câu hỏi bạn chắc chắn sẽ đặt ra khi tìm hiểu loại gỗ này đúng không?

Bạn có thể tham khảo mức giá thành chung của những loại gỗ nhóm VII là: 1.500.000 VNĐ/m3 với gỗ tròn và khoảng 2.000.000 VNĐ/m3 với gỗ hộp.

Lời kết

Gỗ Chân chim có khả năng lọc phần lớn các chất gây ô nhiễm trong nhà. Thêm vào đó, cây còn có những ưu điểm như là: xanh quanh năm; nhiều tác dụng chữa bệnh và cây mang ý nghĩa động viên tinh thần.

Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Chân chim được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ Chân chim và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ