Gỗ HDF

Gỗ công nghiệp HDF – Đặc điểm và cách phân biệt gỗ HDF với gỗ MDF và gỗ MFC

Ngày đăng: 22/08/2021 lúc 15:18

Gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard) là gỗ gì? Loại gỗ này có đặc điểm gì? Làm sao để phân biệt được gỗ HDF với gỗ MDF và gỗ MFC? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về gỗ HDF nhé!

ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG GỖ HDF - Gỗ Đức Tuấn
Gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard)

Gỗ công nghiệp HDF là gỗ gì?

Gỗ công nghiệp HDF là một loại ván ép gỗ được sản xuất với công nghệ cao và hiện nay đang rất được ưa chuộng trên thị trường. HDF là tên viết tắt của High Density Fiberboard nghĩa là gỗ sợi mật độ cao.

Gỗ HDF có 2 loại chính là: lõi trắng tự nhiên và lõi đen. Mỗi loại sẽ có những đặc tính riêng và công dụng riêng. Nhưng cả 2 loại gỗ này đều sở hữu ưu điểm đó là có khả năng chịu lực tốt và kết cấu gỗ đặc nên rất bền bỉ với thời gian.

Loại gỗ này được đưa vào sản xuất năm 1898 ở Anh; vào thời đó gỗ chỉ được sản xuất bằng phương pháp sử dụng giấy phế liệu để đưa vào ép nóng. Do vậy, chất lượng gỗ chưa đạt chuẩn như hiện tại nhưng về cấu tạo gỗ thì tương đương nhau.

Qua các năm, khoa học công nghệ phát triển hơn, ngành công nghiệp gỗ cũng bắt đầu được ứng dụng khoa học công nghệ. Sự thay đổi đầu tiên là vào năm 1890 tại Canada bắt đầu đưa vào sản xuất ván sợ mật độ thấp.

Và tới năm 1920, ván sợ mật độ cao hay chính là gỗ công nghiệp HDF chính thức ra đời. Với công nghệ được cải tiến sử dụng nghiệt độ và áp suất cao để ép bột gỗ tạo ra các sản phẩm ván sợi mật độ cao có chất lượng tốt nhất.

Đặc điểm của gỗ công nghiệp HDF

Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về loại gỗ này nhé!

Thành phần gỗ

Gỗ HDF có thành phần chính là những cành cây, ngọn cây hay vụn gỗ thừa được nghiền nhỏ thành bột gỗ kèm với một số chất phụ gia.

Cấu tạo gỗ

Gỗ HDF có 80-85% cấu tạo lớp HDF là gỗ tự nhiên, chất kết dính chiếm khoảng 15-20%. Ván gỗ HDF hoàn thiện sẽ có thêm lớp màng những phía dưới giúp mặt đáy của gỗ luôn phẳng và còn giúp gỗ tăng khả năng chống ẩm.

Phía trên sẽ là lớp giấy nhựa giúp tạp màu và vân gỗ giống như gỗ tự nhiên; cùng với lớp màng oxit nhôm giúp gỗ có độ bền cao hơn và tránh được các tác nhân ảnh hưởng đến tuổi thọ của gỗ như: vết trầy xước, nấm mốc, độ ẩm hay tàn thuốc.

Lý do nên chọn sàn gỗ Việt Nam cho ngôi nhà của bạn - Sàn Gỗ Gia Cường
Cấu tạo của gỗ HDF

Quy trình sản xuất gỗ

Để sản xuất ra được gỗ công nghiệp HDF sẽ trải qua các công đoạn:

Những phần của cây gỗ tự nhiên như: cành cây, ngọn cây, vụn gỗ sẽ được đem đi luộc và sấy khô ở nhiệt độ khoảng 1000-2000 độ C; giúp gỗ loại bỏ hết phần nước dư thừa ở bên trong gỗ hay nhựa gỗ tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng của gỗ sau khi được gia công.

Sau đó, phần bột gỗ cùng với các chất phụ gia sẽ được trộn lẫn với nhau để nâng cao đặc tính của gỗ. Giúp gỗ tăng khả năng chống mối mọt và tạo độ bền cho gỗ. Tiếp theo, dưới máy ép có áp suất cao (850-870kg/cm2) bột gỗ và các chất phụ gia sẽ được ép chặt lại tạo ra những tâm gỗ HDF.

Những tấm gỗ HDF sẽ được kiểm tra lại, sau khi đã đạt yêu cầu và trải qua khâu xử lý để bề mặt gỗ phẳng hơn. Gỗ sẽ được tạo ra với nhiều kích thước khác nhau theo yêu cầu. Bắt đầu chuyển qua khâu phủ lớp màng nhựa ở phần mặt dưới của gỗ giúp gỗ có độ bền cao hơn; Bề mặt trên của gỗ sẽ là lớp vân gỗ tăng tính thẩm mỹ của gỗ.

Và cuối cùng là lớp phủ bề mặt thường được sử dụng nhiều nhất chính là Melamine; kết hợp với sợ thủy tinh tạo ra lớp phủ trong suốt vẫn đảm bảo được màu sắc của lớp vân gỗ và tính an toàn cho bề mặt gỗ.

Kích thước thông dụng của gỗ

Hầu hết, các loại gỗ công nghiệp sẽ có kích thước thông dụng và gỗ HDF cũng vậy. Để dễ dàng hơn trong việc ra công, gỗ HDF thường có kích thước là 2.000mm x 2.400mm; và có độ dày từ 6mm – 24mm.

Tùy theo nhu cầu sử dụng, người ta sẽ đặt sản xuất riêng theo yêu cầu những tấm gỗ HDF với những kích thước khác.

Những loại gỗ HDF trên thị trường hiện nay

Hiện nay, loại gỗ HDF được sử dụng phổ biến có 2 loại:

Gỗ HDF siêu chống ẩm

Loại gỗ này vẫn trải qua đầy đủ các giai đoạn xử lý gỗ. Và sẽ không được tẩm nhuộm mà giữ nguyên màu sắc nguyên bản của gỗ. Gỗ được ép dưới máy có nhiệt độ và công suất cao nên khả năng chống ẩm và chống thấm của gỗ rất cao.

Gỗ Balck HDF siêu chống ẩm

Black HDF cũng có cấu tạo và quy trình sản xuất như gỗ HDF siêu chống ẩm. Tuy nhiên, loại gỗ này có phần lõi màu đen. Chỉ cần lau dầu sau đó đã có thể định hình và dán lớp phủ màu sắc cho gỗ mà không cần qua bước dán cạnh.

Gỗ Black HDF siêu chống ẩm có khả năng chịu ẩm và chống thấm nước cao hơn so với gỗ HDF siêu chống ẩm. Loại gỗ này còn có tên gọi khác là tâm CDF sau khi được phủ lớp melamine lên.

PHÂN BIỆT CỐT VÁN CÔNG NGHIỆP: MDF, HDF, PLYWOOD, VÁN DĂM - Gỗ Lạng BMT

Chất lượng của gỗ công nghiệp HDF

Gỗ được xử lý bằng với các thiết bị công nghệ cao chắc chắn sẽ giúp gỗ sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội.

  • Kết cấu gỗ đặc giúp cho gỗ có độ cứng cao nên có thể chịu được lực lớn; và có khả năng cách âm cũng như cách nhiệt rất tốt.
  • Khả năng chống trầy xước, ẩm mốc của gỗ cũng được đánh giá rất cao.
  • Với thành phần có trên 80% là gỗ tự nhiên nên loại gỗ này rất thân thiện với môi trường; và an toàn cho người sử dụng.
  • Bề mặt gỗ thường là những lớp phủ riêng biệt; nên có thể dễ dàng lựa chọn các loại lớp phủ có màu giống như gỗ tự nhiên; và có nhiều sự lựa chọn tùy theo phong cách thiết kế khác nhau.
  • Các sản phẩm gỗ HDF đều rất bền bỉ với thời gian do lớp bủ bề mặt bảo vệ gỗ rất tốt; và khả năng bắt ốc vít của gỗ cũng rất tốt.

Cách phân biệt gỗ HDF với gỗ MDF và gỗ MFC

Khi mà nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm; để lựa chọn các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên có chất lượng tốt thì đương nhiên bạn sẽ phải chi ra một số tiền khá lớn. Chính vì vậy, gỗ công nghiệp đã xuất hiện; để giải quyết vấn đề về chất lượng gỗ cũng như là giá thành. Trên thị trường hiện nay có 3 loại gỗ công nghiệp rất được ưa chuộng; đó là: gỗ HDF, gỗ MDF, gỗ MFC.

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về 2 loại gỗ MDF và gỗ MFC để có thể hiểu hơn về 2 loại gỗ này nhé.

Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ MDF được tạo ra từ những nhánh cây hay các loại vụn gỗ được nghiền nhỏ thành bột sợi gỗ; sau đó, đem đi trộn với các loại phụ gia khác như: keo, chất kết dính, parafin wax, chất làm cứng,chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ. Và sử dụng máy ép có nhiệt độ cao nên tấm gỗ MDF thường mịn và không có dăm gỗ thô to.

Gỗ MDF có 2 loại là gỗ MDF thường (có phần lõi màu gỗ tự nhiên); và gỗ MDF chống ẩm (có phần lõi gỗ màu xanh). Loại gỗ này có thể được sử dụng sơn để sơn phủ trực tiếp lên bề mặt; hoặc sử dụng những loại lớp phủ khác giúp gỗ có màu sắc bắt mắt.

Sau khi những thành phần của cây được ép thành vụn gỗ sẽ dùng chất phụ gia để liên kết chặt chẽ với nhau; nên sẽ không xảy ra tình trạng bị sứt mẻ gỗ khi thi công hay trong quá trình sử dụng. Sẽ có nhiều loại lớp phủ bề mặt để chúng ta có thể lựa chọn; tùy theo nhu cầu sử dụng và phong cách thiết kế có thể lựa chọn loại lớp phủ phù hợp.

Gỗ công nghiệp MFC

Gỗ MFC được sản xuất từ những cây gỗ có kích thước tương đối. Sau khi được kiểm tra và xử lý kỹ càng về chất lượng gỗ người ta sẽ đem đi nghiền nhỏ thân gỗ ra. Tiếp theo, sẽ sử dụng một loại keo trộn chuyên dụng để giúp các vụn gỗ kết dính lại với nhau. Khâu này cũng sẽ giúp chất lượng của gỗ được nâng cao hơn. Và hạn chế tình trạng gỗ bị biến dạng hay mối mọt trong quá trình sử dụng. Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy phần lõi gỗ MFC vẫn sẽ xuất hiện những dăm gỗ nhỏ, vụn. Điều này cũng khiến cho gỗ dễ bị sứt mẻ hơn trong quá trình sử dụng.

Giống như gỗ MDF, gỗ MFC cũng bao gồm 2 loại gỗ MFC thường (có phần lõi màu gỗ tự nhiên) và gỗ MFC chống ẩm (có phần lõi gỗ màu xanh). Lớp bên ngoài người ta sẽ sử dụng lớp phủ bằng chất Melamine chuyên dụng nhằm giúp bền bề mặt gỗ sáng, mịn. Ngoài ra, chúng còn giúp cho gỗ MFC có những màu sắc và đường vân gỗ tương tự như bề mặt gỗ tự nhiên.

Cách phân biệt gỗ công nghiệp HDF với hai loại gỗ này

Để phân biệt 3 loại gỗ này rất dễ dàng; nếu là gỗ thô bạn có thể dễ dàng nhận biết qua phần lõi gỗ. o với gỗ MFC và gỗ MDF phần lõi gỗ HDF được nghiền mịn thành bột gỗ; nên phần lõi gỗ sẽ có sự liên kết với nhau rất chặt chẽ. Màu sắc của lõi gỗ cũng sẽ có sự đồng nhất; khi cầm lên sẽ thấy tấm gỗ nặng hơn và có độ cứng nhất định.

Gỗ HDF cũng sẽ được ứng dụng phổ biến hơn; do chúng có thể sử dụng để làm cửa gỗ, sàn gỗ; hay các sản phẩm nội thất phòng bếp. Vì đặc tính gỗ có khả năng chống nước và ẩm mốc tốt hơn so với 2 loại gỗ còn lại. Giá thành của gỗ HDF cũng sẽ cao hơn; vì chất lượng gỗ được đánh giá tốt hơn gỗ MFC hay gỗ MDF.

Tuy nhiên, nếu xét theo giá thành thì cả 3 loại gỗ này có giá thành hợp lý hơn rất nhiều loại gỗ tự nhiên. Mà chất lượng gỗ bền bỉ hơn, trong quá trình sử dụng sẽ ít gặp tình trạng gỗ bị cong vênh, biến dạng hay bị mối mọt. Nhờ vậy tuổi thọ của các sản phẩm cũng sẽ được lâu hơn rất nhiều. Cả 3 loại gỗ này chứa thành phần gỗ tự nhiên cao; nên vẫn rất an toàn cho sức khỏe con người.

Cách phân biệt 3 loại gỗ công nghiệp: MFC, MDF và HDF
Ảnh: Sưu tầm.

Gỗ công nghiệp HDF thường được sử dùng để làm gì?

Có thể nói, gỗ HDF là sản phẩm ván ép cải tiến của gỗ MDF và gỗ MFC. Do vậy, loại gỗ này rất được ưa chuộng và sử dụng đa dạng để tạo ra các sản phẩm gỗ phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

Lõi HDF đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn E1, đây là tiêu chuẩn đảm bảo lõi gỗ có đủ độ cứng, độ bền và đặc biệt là có nguồn gốc tự nhiên nên sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Gỗ có thể chịu được tác động mạnh và có khả năng chống nước , chống ẩm rất tốt; nên có thể sử dụng để làm: cửa gỗ hay sàn gỗ. Các sản phẩm nội thất gia đình làm từ gỗ HDF hiện nay cũng đang rất thịnh hành.

Cửa gỗ

Dù chỉ mới du nhập vào Việt Nam, nhưng cửa gỗ HDF đã nhanh chóng chiếm được vị trí cho riêng mình trên thị trường gỗ. Bởi danh tiếng của cửa gỗ HDF đã quá nổi trên các thị trường gỗ như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Cửa làm từ gỗ HDF sẽ giúp giảm tỷ trọng cho các khu chung cư. Vì trọng lượng gỗ không quá nặng mà vẫn đảm bảo được độ bền bỉ của gỗ. Cửa gỗ HDF được đánh giá là không bị xệ cánh trong thời gian sử dụng và đặc biệt rất dễ lắp đặt và lựa chọn màu sắc để dán lên gỗ.

Gỗ công nghiệp HDF - Đặc điểm và cách phân biệt gỗ HDF với gỗ MDF và gỗ MFC
Gỗ công nghiệp HDF - Đặc điểm và cách phân biệt gỗ HDF với gỗ MDF và gỗ MFC

Sàn gỗ

Với cốt gỗ được cán mịn tạo nên những tấm gỗ có mật độ cao và có tính ổn định. Sàn gỗ HDF cũng chịu được lực rất tốt và có khả năng chống nước rất cao; giúp cho tuổi thọ của sàn gỗ được lâu hơn. Cùng với màu sắc và hoa văn gỗ vô cùng bắt mắt và có tính thẩm mỹ cao; nên sàn gỗ HDF cũng được sử dụng rất rộng dãi.

Gỗ công nghiệp HDF - Đặc điểm và cách phân biệt gỗ HDF với gỗ MDF và gỗ MFC
Gỗ HDF là gì? Phân tích cấu tạo - Bảng giá chi tiết nhất

Sản phẩm nội thất

Chắc chắn không thể bỏ qua những sản phẩm được làm từ loại gỗ này. Với bảng màu đa dạng nội thất gỗ HDF tạo nên không gian sang trọng, hiện đại và giúp người mua có rất nhiều sự lựa chọn các phong cách thiết kế phù hợp với sở thích của mình.

Đặc biệt, kết cấu gỗ đặc và sở hữu ưu điểm chống thấm cực tốt nên với không gian có nhiệt độ thay đổi như phòng bếp bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm; khi lựa chọn loại gỗ công nghiệp này làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm nội thất.

Tủ bếp
Tủ bếp
Toàn bộ nội thất phòng bếp gỗ HDF
Toàn bộ nội thất phòng bếp gỗ HDF

Kết luận

Trên đây là những thông tin chi tiết, đặc điểm của gỗ công nghiệp HDF; và cách phân biệt giữa gỗ HDF và 2 loại gỗ công nghiệp khác là gỗ MDF và gỗ MFC.

Gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard) là gỗ gì? Làm sao để phân biệt được gỗ HDF với gỗ MDF và gỗ MFC? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Hy vọng, bạn đã hiểu hơn về loại gỗ công nghiệp này và có thể đưa ra sự lựa chọn cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ