Gỗ dâu là gỗ gì? Những thông tin cơ bản cần biết!
Gỗ dâu là loại gỗ có thể thiết kế thành nhiều loại thủ công mỹ nghệ có giá trị khác nhau. Vậy chúng có đặc điểm gì? Ứng dụng của nó ra sao?
Nội dung chính
Gỗ dâu là gỗ gì?
Gỗ dâu thật chất nó còn có một cái tên khác đó là gỗ dâu rừng. Khác với loại dâu tằm hay trồng ở nhà các bạn, chúng được tìm thấy trong tự nhiên và gỗ của chúng có thể được khai thác phục vụ cho cuộc sống.
Ngoài ra, nó có tên gọi khác như cây Dâu da đất, cây Dâu đất, cây Dâu da. Một số địa phương, người dân còn gọi là cây Đỏ vì quả màu đỏ tươi rất đẹp.
Tên khoa họ : có tên khoa học là Baccaurea sapida.
Thuộc họ : cây gỗ thuộc họ Thầu Dầu
Bộ: cây gỗ thuộc bộ Ba mãnh vỏ ( Euphobiales)
Nguồn gốc – phân bố
Gỗ dâu rừng có nguồn gốc từ cây dâu tằm nhưng lại sống trong tự nhiên, nơi thâm sâu của rừng.
Hiện nay, ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy chúng ở các khu rừng trải dài từ Nam ra Bắc.
Đặc điểm của cây dâu
Đặc điểm nhận dạng
– Những cây dâu được mọc trong các rừng nguyên sinh tự nhiên hàng trăm năm tuổi có thể cao lên đến 20-25m, đường kính có cây đạt đến 2m.
– Lá có dạng răng cưa, mỏng, có nhiều đường gân chạy nổi trên bề mặt lá. Các cành lá dâu thường rủ xuống mềm mại, đặc biệt vào những lúc sai quả cành dâu như uốn thành cành cây rủ xuống mặt đất.
– Hoa dâu mà trắng xanh, quả dâu khi chín có màu đỏ thẫm, nhìn rất giống chùm nho nhỏ xíu.
Đặc điểm sinh học, hình thái
– Cây Dâu là cây ưa ánh sáng, thích hợp 25-32 °C, trên 40 °C hoặc dưới 12 °C hạn chế sinh trưởng.
– Cần đất tơi xốp, giữ ẩm, giữ nhiệt, tầng canh tác dầy, đất không quá chua hoặc quá mặn, mực nước ngầm thấp.
– Đây là loài cây ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở các bãi sông, đất bằng, cao nguyên.
– Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7.
Cách nhận biết gỗ dâu
– Gỗ thường có màu vàng sẫm, lõi đen. Chất gỗ cứng, tỉ trọng cao, vân gỗ đẹp.
– Có mùi hương riêng biệt, chạy dọc khắp các thớ gỗ.
Tuy nhiên, thớ gỗ không liền mạch như các loại gỗ cẩm, gỗ trắc mà có sự xen kẽ 1 xớ đậm lại 1 xớ nhạt.
– Ngoài những đặc điểm đó, thì người am hiểu sẽ có cách nhận biết dựa vào rễ cây.
Bộ rễ chia làm 4 tầng : vàng, cà rốt pha xanh đen, vàng đậm, màu đen dính liền với tinh dầu và chất dinh dưỡng.
Gỗ cây dâu thuộc nhóm mấy?
Chúng được xếp vào nhóm VIII trong bảng xếp hạng các loại gỗ tại Việt Nam. Thực chất, mức độ quý hiếm của dòng gỗ còn có giá trị cao hơn thế.
Gỗ dâu có mấy loại?
Để phân loại, chúng ta sẽ dựa vào những cách sau:
Theo xuất xứ
– Dâu Nam Phi: được trồng trên những khu rừng ở Nam phi, sau đó được nhập khẩu sang Việt Nam. Hiện nay, diện tích rừng chiếm đến 1,9% tổng diện tích đất của quốc gia này và được chia 3 loại: Rừng tự nhiên; rừng cây bụi; rừng trồng thương mại cung cấp các loại gỗ nguyên liệu…
– Dâu Lào: là loại gỗ được trồng và phát triển lâu năm ở các cánh rừng tự nhiên với mục đích lấy gỗ là chủ yếu tại Lào, sau đó được nhập khẩu về Việt Nam bằng nhiều con đường.
Theo đất trồng
Đất trồng khác nhau sẽ cho ra chất lượng gỗ khác nhau nên chúng ta có 2 loại điển hình:
– Dâu rừng: được trồng ở những ngôi rừng trong tự nhiên nên sẽ có các ưu điểm mà gỗ dâu tằm không có.
– Gỗ dâu tằm: hầu như sẽ được trồng ở nhà người dân hoặc chúng ta có thể thấy chúng ở những khu nuôi tằm.
Theo màu gỗ
Cũng giống những loại gỗ khác, loại gỗ này sẽ được chia làm nhiều màu tùy vào đặc điểm môi trường sinh trưởng cũng như tuổi thọ của chúng.
– Gỗ dâu vàng: đây là loại gỗ khá mịn và có vân gỗ đẹp. Ít bị cong và chất gỗ khá cứng và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực phong thủy bởi màu sắc đẹp mắt và chất lượng vượt trội.
– Gỗ dâu đen: tính chất vẫn giống với gỗ dâu vàng nhưng chúng được áp dụng nhiều vào các đồ nội thất.
– Gỗ dâu đỏ: thớ mịn, màu sắc đặc biệt, phù hợp với đồ nội thất hoặc cả bàn thờ bởi màu sắc đỏ làm tôn lên vẻ đẹp của sản phẩm.
Gỗ dâu có tốt không?
Không chỉ có giá trị rất lớn không chỉ về việc cung cấp gỗ quý, mà nó còn có tác dụng tâm linh. Do đó, có được những sản phẩm làm từ loại gỗ này l đặc biệt trân trọng. Mỗi loại gỗ này lại có những tác dụng, ưu điểm khác nhau.
Nhưng dù là dâu nào thì cũng đều có tác dụng phục vụ đời sống, nhu cầu của con người. Cho nên, đáp án cho câu hỏi trên là loại gỗ này rất tốt, nhiều khi có tiền cũng không mua được gỗ dâu để sử dụng.
Trong tâm linh – phong thủy
– Người ta dùng làm roi để xua đuổi tà ma, trừ những điều không may; đem lại sự may mắn cho người sở hữu.
– Loại gỗ này còn dùng để làm vòng tay, vòng chân làm quà cho các bé trong các dịp thôi nôi hiện nay. Ý nghĩa mong muốn con khỏe mạnh, không quấy khóc, bình an.
Nội thất, đồ mĩ nghệ
– Tạc tượng phật, tượng thế với màu sắc đặc biệt.
– Chất gỗ đẹp chống mối mọt, chịu lực tốt, không chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết dùng làm đồ nội thất gia đình như bàn ghế, giường tủ…
Những sản phẩm làm từ loại gỗ có thể mang đến cho không gian vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc nhưng vẫn vô cùng sang trọng, đẳng cấp.
Đặc biệt cây Dâu rất sai quả, phục vụ nhu cầu sử dụng của nhiều người dân.
So sánh gỗ dâu rừng và gỗ dâu tằm
Tiêu chí | Gỗ dâu tằm | Gỗ dâu rừng |
---|---|---|
Đặc điểm | Thân cây có màu trắng ngà có ít vân gỗ. Thớ gỗ to, xốp, nhẹ, mềm. | Gỗ thường có màu vàng sẫm, lõi đen. Chất gỗ cứng, tỉ trọng cao, vân gỗ đẹp. |
Ứng dụng | Làm vòng tay | Làm tượng, làm đồ nội thất, làm vòng phong thủy |
Giá trị | Thấp hơn | Cao hơn |
Kết luận
Những năm hiện nay, gỗ dâu dần dần trở nên kham hiếm do khai thác quá .
Hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn hiểu hơn về loại gỗ này để chọn cho mình và gia đình những sản phẩm làm từ gỗ dâu chất lượng và giá cả hợp lý.