Gỗ Duối – Đặc điểm và công dụng của gỗ
Gỗ Duối là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!
Nội dung chính
Gỗ Duối là gì?
Duối hay còn được gọi là: Ruối; Duối nhám
Tên khoa học: Streblus esper Lour. là một loại cây mộc, cỡ trung bình với bản địa ở vùng đất khô miền Đông Nam Á, Philippin, Hoa Nam và Ấn Độ.
Đặc điểm về gỗ Duối
Duối có chất lượng hay không? Duối thuộc nhóm mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.
Đặc điểm hình thái
Cây nhỏ, dạng bụi. Cây có thể cao tới 6 – 8m, cành mang hoa gầy. Thân và cành hình trụ, khúc khuỷu, vỏ sần sùi, màu xám, chứa nhựa mủ trắng. Cành non mảnh có lông tơ; cành đâm chéo nhau.
Lá duối có dạng trứng nhọn, mọc so le dài khoảng 3–6 cm, rộng 1 – 2 cm, mép có răng khía. Mặt lá rất ráp. Lá hình trứng, dài 3 – 6 cm, rộng 12 – 15 mm, gốc thuôn tròn hoặc hơi hình tim, đầu tù hơi nhọn, mép có răng cưa, cứng, nhám, không có lông, gân nổi rõ; lá kèm hình tam giác; cuống rất ngắn có lông.
Hoa đực cái khác gốc, hoa đực họp thành đầu có cuống, mang 10 – 12 hoa xếp rất sít nhau, đính phía dưới những cành ngắn; hoa có 4 lá đài dính ở gốc và có lông, nhị 4, xếp đối diện với lá đài; hoa cái mọc đơn độc trên một cuống, đài có 4 răng bao kín bầu nhẵn. Duối là loại cây đơn tính khác gốc nên mỗi cây chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa đực hình cầu, sắc vàng lục, có khi ngả sang màu trắng. Hoa cái màu lục, mọc lẻ, hoặc từng cặp.
Quả thịt, màu vàng nhạt, to bằng hạt tiêu, hơi nổi lên giữa đài. Trái duối hình trứng, sắc vàng, chỉ lớn khoảng 8–10 mm. Vị trái ngọt khi chín. Đài lá khá lớn nên mọc bao lên một phần của trái.
Mùa hoa quả: Tháng 6 – 11.
Duối là cây ưa sáng và chịu hạn tốt, ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cành bánh tẻ và cây chồi rễ thường được sử dụng để nhân trồng. Người ta dùng lá thân, rễ tươi và khô, thu hái gần như quanh năm. Nhựa ruối cũng được dùng.
Bộ phận dùng: Vỏ rễ, vỏ thân, lá và mủ
Thành phần hoá học: Trong mủ có nhựa và một ít cao su; ở mủ đông đặc, tỷ lệ nhựa là 76%, cao su là 23%. Nhựa có tác dụng làm đông mủ. Vỏ chứa một chất đắng, còn có một glucosid là streblosid.
Tính vị, tác dụng: Duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng. Người ta nhận thấy chất đắng của vỏ có tác dụng đối với cơ tim tương tự như adrenalin. Streblosid có thể so sánh với digitoxin.
Nơi sống và thu hái:
Loài của Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở vùng đồi núi và thường được trồng làm hàng rào ở khắp nơi; trồng bằng gieo hạt hoặc bằng cành. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm; mủ dùng tươi, các bộ phận khác rửa sạch, thái ngắn, phơi khô, sao vàng.
Duối là một cây mọc rất phổ biến và được trồng ở khắp các tỉnh trong nước ta để làm hàng rào do có nhiều cành chằng chịt với nhau. Cây cũng phân bố tương đối phổ biến ở Việt Nam, từ vùng núi thấp khoảng 500m trở xuống đến tất cả các tỉnh ở vùng trung du và đồng bằng.
Cây mọc tự nhiên thường thấy ở đồi, bờ nương rẫy hay trong các lụm bụi quanh làng. Duối còn được trồng ở khắp nơi để làm hàng rào hoặc làm cảnh. Do khả năng tái sinh cây chồi khỏe, đặc biệt là có thể mọc ra nhiều chồi trên những cành còn lại sau khi bị cắt, nên người ta dễ dàng tạo dáng cho cây.
Gỗ Duối thuộc nhóm gỗ mấy?
Gỗ Duối theo bảng phân loại gỗ theo tiêu chuẩn Việt nam Duối thuộc GỖ NHÓM VI – Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh. Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2019 thì nhóm gỗ này có phẩm chất kém, tuy nhiên nhóm gỗ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất phổ thông, giá rẻ.
Công dụng
Lá duối vì ráp nên được dùng tại Việt Nam như một loại giấy nhám để làm nhẵn mặt gỗ.
Ở Thái Lan, vỏ cây duối xưa kia được dùng làm giấy chép kinh. Loại giấy này rất bền, khó bắt lửa, chống được mối mọt.
Hóa tính của duối còn có công dụng lợi tiểu, trừ giun, và giảm bệnh sâu răng. Ngoài ra cây duối còn được chuộng trồng trong chậu nhỏ làm cây kiểng.
Quả chín ăn ngọt và thơm. Lá Duối dùng để đánh bóng đồ gỗ. Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc. Vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy. Lá làm thức ăn cho gia súc.
Nhiều bộ phận được dùng làm thuốc:
- Lá Duối: chữa trâu bò đau bụng ỉa chảy và xoa bóp chữa bại liệt; còn dùng chữa nắng nóng. Lá sao vàng chữa băng huyết, kiết lỵ. Lá non giã đắp trị vết thương chảy máu (thêm ít vôi tôi).
- Nhựa mủ Duối dùng dán hai bên thái dương chữa nhức đầu; cũng dùng chữa đinh sang, lở chốc;
- Vỏ Duối dùng chữa sâu răng, đau bụng, sốt, đi ỉa chảy, lỵ, trị được ho và lao phổi, phong thấp đau nhức, chó dữ cắn và đắp bó chữa gẫy xương;
- Cành và rễ thái mỏng sắc uống làm thuốc thông tiểu chữa bụng trướng. Vỏ rễ chữa đái đục, bí đái.
Liều dùng 12-20g dưới dạng thuốc sắc để uống và ngậm. Dùng ngoài lấy lượng vừa đủ.
Ở Ấn Độ, nước sắc vỏ dùng chữa sốt, lỵ và ỉa chảy. Rễ dùng đắp trị mụn nhọt mưng mủ và viêm; cũng dùng trị rắn cắn. Nhựa mủ sát trùng, làm se, dùng đắp nứt nẻ ở tay và ở gót chân.
Lời kết
Gỗ Duối được mọi người đánh giá cao là loại cây có nhiều công dụng trong y học tốt, Duối nhận được sự quan tâm của mọi người. Gỗ Duối mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc, cho nên mọi người quan tâm đến các sản phẩm từ cây, nếu muốn mua các sản phẩm từ gỗ cần tìm một cơ sở uy tín.
Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Duối được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.