Gỗ Hải Mộc – Đặc điểm và công dụng của gỗ
Gỗ Hải mộc là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!
Nội dung chính
Gỗ Hải mộc là gì?
Hải mộc hay còn được gọi là: Sang hải mộc, Sâng, Sang nước
Tên khoa học: Trichilia connaroides (Wight & Am.) Bentv. ; thuộc họ Xoan – Meliaceae.
Cây Hải mộc (Sang nước) là loại cây mọc nhiều ở trong tự nhiên nhưng những năm gần đây nó được đưa vào danh sách cây xanh đô thị và được trồng nhiều trên các con phố, công viên. Người ta còn cho rằng cây Sang là cây mang lại sự giàu sang, tiền tài nên nó cũng được ưa chuộng trồng trong sân vườn. Vì thế, nhu cầu mua cây ngày càng tăng.
Đặc điểm về gỗ Hải mộc
Hải mộc có chất lượng hay không? Hải mộc thuộc nhóm mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.
Đặc điểm hình thái
– Cây Hải mộc là dạng thân gỗ nhỡ, cao trung bình 10-15m, cây trưởng thành có thể cao tới 20m và đường kính vào khoảng 15-20 cm; cành non mảnh, đen lúc khô.
– Đây là cây thường xanh, có lá to và xanh quanh năm; Lá có cuống chung dài 6-8cm; lá chét 7, mọc đối, hình bầu dục thon, dài 5-10cm, rộng 3-5cm gốc không cân, mỏng, mặt dưới có màu trắng, thường phủ lông ngắn.
– Chuỳ hoa dài bằng lá; hoa màu trắng; lá đài 4-5; cánh hoa 4-5, nhị 8-10, bầu hình cầu, 2-3 ô.
– Quả mọc thành chùm và có hình sao. Quả nang hình cầu, dài 2cm, rộng 1,5cm, nhẵn bóng, 1 ô; hạt đỏ có áo hạt màu trắng. Quả non thì có màu vàng; còn khi chín chuyển màu đỏ thẫm. Khi quả già nở bung ra sẽ làm lộ những hạt nhỏ. Trong quả, có nhiều hạt nhỏ, và các hạt non màu trắng sữa; còn khi già chuyển màu đen. Hạt Hải sang nước nhìn giống như hạt đỗ đen nhưng vỏ hạt bóng hơn. Quả thường có vào tầm tháng 7 đến tháng 9.
Hoa tháng 4; quả tháng 7-9.
Sự phân bố của Gỗ Hải mộc
Rừng ở các vùng đồi núi; ở độ cao từ 200 – 1.300 mét ở miền nam Trung Quốc. Các khu vực mở trong rừng thường xanh trên đồi.
Hải mộc có nguồn gốc từ nước Lào và Campuchia. Tại Việt Nam, Cây Sang mọc nhiều trong các khu rừng, trên sườn đồi sườn núi ở vùng trung du Bắc Bộ. Cây mọc dọc các dòng suối ở độ cao khoảng 300-600m từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai cho tới Kon Tum, Đồng Nai.
Bộ phận dùng: Vỏ, lá, quả, rễ – Cortex, Folium, Fructus et Radix Trichiliae Connaroidis.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc dọc các dòng suối ở độ cao 300-600m từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai tới Kon Tum, Đồng Nai. Lại có một thứ quả nhỏ – var. microsperma Pierre, phân bố ở Lâm Đồng.
Tính vị, tác dụng: Vỏ và lá có vị đắng; rễ có vị đắng, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, lợi hầu họng.
Công dụng: Vỏ và lá được sử dụng ở Ấn Độ làm thuốc bổ đắng.
Còn ở Malaixia, bọn gian phi thường dùng quả lẫn với các loại thuốc khác làm thuốc gây mê đối với người.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng rễ trị viêm khớp xương do phong thấp; phong thấp đau lưng đùi, viêm hầu họng, sưng amygdal, tâm vị khí thống.
Gỗ Hải mộc thuộc nhóm gỗ mấy?
Trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt Nam gỗ GỖ NHÓM VI – Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh. Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2019 thì nhóm gỗ này có phẩm chất kém, tuy nhiên nhóm gỗ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất phổ thông, giá rẻ.
Loài cây này được xếp cùng với các loại gỗ khác như: Bồ đề, Bồ hòn, Dâu da bắc, Dâu da xoan, Cơi, Bộp, Chay, Bồ kết, Bông bạc, Cóc,…
Cây được khai thác từ tự nhiên để sử dụng tại chỗ như một nguồn gỗ và dầu, và cũng có thể làm thuốc. Nó được trồng như một loài tiên phong trong các dự án trồng rừng ở Thái Lan.
Đặc tính của Hải mộc
Hải mộc là loại gỗ thuộc nhóm VI – Chính bởi lý do này, gỗ này có một số đặc điểm quen thuộc như sau:
- Chất gỗ tương đối nhẹ, và sức chịu đựng của gỗ khá kém
- Gỗ dễ gia công, nhưng cũng dễ mục, bị cong vênh, hay mối mọt sau một thời gian sử dụng.
- Gỗ khá mềm. Nó có thể được sử dụng cho đồ mộc nội thất thông thường
- Gỗ có giá trị thấp và chủ yếu được sử dụng để làm nhiên liệu
- Dễ hư hỏng và mối mọt trong điều kiện tự nhiên ngoài trời
Ứng dụng cây Hải mộc
Hải mộc là loại cây xanh gây nhiều ấn tượng bởi vì cây ra quả mà lại như hoa. Nhưng cây đâu chỉ mang sự độc đáo đấy để trang trí.
Gỗ không phải là một loại gỗ bền. Vì vậy, Gỗ được sử dụng cho các mục đích chất lượng thấp và các hạng mục như xây dựng nhỏ, đồ nội thất giá rẻ, thùng đóng gói, khuôn, bồn giặt, thùng đựng trái cây, v.v. Hải mộc cũng được sử dụng để thiết kế nội thất trong gia đình từ phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp; mà mức giá lại vô cùng phải chăng.
Gỗ được sử dụng làm diêm, hộp trà
Nhưng loài cây này lại nằm trong danh sách cây xanh đô thị; và trồng nhiều trên các con phố, công viên. Cây góp phần tăng mảng xanh, giúp điều hòa không khí cho khu vực. Người ta quan niệm rằng, Sang nước là cây mang lại sự giàu sang, tiền tài nên loài cây này cũng được ưa thích trồng trong sân vườn.
Theo y học cổ truyền, dược liệu Hải nước Vỏ và lá có vị đắng; rễ có vị đắng, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, lợi hầu họng. Vỏ và lá được sử dụng ở Ấn Độ làm thuốc bổ đắng. Còn ở Malaixia, bọn gian phi thường dùng quả lẫn với các loại thuốc khác làm thuốc gây mê đối với người.
Lời kết
Gỗ Hải mộc được sử dụng để thiết kế nội thất trong gia đình từ phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp; mà mức giá lại vô cùng phải chăng. Vì vậy mọi người muốn sử dụng các sản phẩm của gỗ cần tìm hiểu thật kỹ.
Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Hải mộc được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.