Gỗ Lõi thọ – Đăc điểm và ứng dụng của gỗ
Lõi Thọ là gỗ gì? Gỗ Lõi Thọ giá bao nhiêu? Loại gỗ này có những ưu điểm là gì? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!
Nội dung chính
Lõi thọ là gỗ gì?
Lõi Thọ hay còn gọi Tu hú gỗ. Lõi Thọ có tên khoa học là Gmelina arborea Roxb.
Đây là một loài cây thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Gỗ thuộc GỖ NHÓM V – Làm gỗ dán, sản xuất bột giấy. Với rất ưu điểm nổi bật, nên Gỗ Lõi Thọ đang dần trở nên quen thuộc với thị trường đồ gỗ và được nhiều người ưa chuộng.
Gỗ Lõi Thọ là một trong những vật liệu được ứng dụng trong thiết kế nội thất những năm qua. Loại gỗ này được ưa chuộng bởi giá thành tương đối rẻ; màu sắc đẹp cũng như về cả chất lượng. Nên mọi người có thể yên tâm khi lựa chọn loại gỗ này khi ứng dụng vào đời sống hàng ngày.
Đặc điểm về gỗ Lõi Thọ
Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này , hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.
Đặc điểm nhận dạng
Đây là cây gỗ có chiều cao trung bình 20 – 25m. Đường kính ngang ngực chừng 30 – 40cm. Cây lõi thọ thuộc loại gỗ nhẹ, có độ bền cao và sức chịu đựng lớn.
Thân cây rất thẳng và dẻo dai. Đối với thân cây non có vỏ vàng nhạt, khi già sẽ chuyển sang màu xám nhạt và có hiện tượng bong mảng.; khi còn non vỏ có màu vàng nhạt, còn khi già màu xám nhạt, có hiện tượng bong thành từng mảng. Cành thường nứt dọc, vỏ nhẵn có màu xám tro có bì khổng đen.
Lá đơn, nguyên, thường mọc đối hình trái xoan hoặc là hình bầu dục có phiến lá ngược; đuôi lá khá nhọn và đầu có mũi nhọn; Thường thì các gân gốc có tuyến đen, cuống lá dài khoảng 2-5cm. Mặt trên mang màu thẫm, còn mặt dưới màu xám bạc; có tầm 4 – 5 gân gốc, gân bên chừng 4 – 6 đôi nổi rõ ở mặt dưới lá.
Hoa tự viên hình chùy đầu cành phủ nhiều lông vàng nhạt. cánh hoa màu trắng ngà và có mùi thơm nhẹ. Hoa to có lá bắc hình tuyến. Những cánh hoa màu tím vàng ở gốc. Mùa hoa nổ rộ từ tháng 5-6.
Quả hạch hình trứng, có đặc điểm là tròn nhỏ như trái xoan, bóng; đường kính từ 1,5 – 2cm thường có 1-2 hạt. Cây thường đậu quả vào khoảng tháng 7 – 8 trong năm; quả thường chín vào tháng 11-12.
Sự phân bố của Lõi Thọ
Lõi thọ thường mọc tự nhiên ở các nước Đông Nam Á, Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây được trồng nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Tuyên Quang,…
Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác trong rừng lá rộng ở vùng trung du và núi thấp; đặc biệt là các tỉnh miền Bắc như Tuyên Quang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Nguyên; cho tới Tây Nguyên.
Loài cây này có thể mọc lẫn với Giẻ, Trám, Chẹo, Vạng… Các tỉnh Trung Bộ ít gặp hơn.
Đặc tính sinh thái của cây lõi thọ
Cây thường mọc hỗn giao trong rừng lá rộng nhiệt đới ở vành đai độ cao dưới 400 – 600m, đồng thời cao 100 – 200m so với mặt nước biển. Ưa đất tốt, sâu, dày, thoát nước và hơi chua hoặc ít chua, đất hình thành trên các loại đá mẹ biến chất như nai, phiến thạch mica.
Phân bố ở vùng có độ cao tuyệt đối từ 700m trở xuống. Loài cây ưa sáng, mọc nhanh. Là loài cây rụng lá theo mùa, tháng 12 rụng lá cho đến tháng 3. Tháng 4 – 5 ra lá mới và ra hoa.
Môi trường để lõi thọ sinh trưởng tốt nhất là ở những vùng núi cao mưa nhiều, độ ẩm trên 80%. Nhiệt độ bình quân lý tưởng trong ngưỡng trên 23°C – 28°C.
Ưu điểm của Lõi Thọ
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Lõi Thọ được xếp vào Gỗ NHÓM V – Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình, được dùng phổ biến trong xây dựng, thiết kế và sản xuất đồ gỗ nội thất; và được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Bời lời giấy, Bản xe, Chò xanh, Chò xót, Chôm chôm, Chùm bao.
Để nhận biết cây lõi thọ, bạn có thể dựa vào những đặc điểm hình thái và sinh trưởng. Gỗ màu trắng hoặc hơi xám, mịn, dễ cưa xẻ, gia công, được sử dụng trong xây dựng, xẻ ván, nguyên liệu giấy.
Có thể trồng thành rừng công nghiệp ở những điều kiện lập địa thích hợp, hoặc trồng phân tán cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Bởi vậy Lõi Thọ được nhiều người ưa thích do các lý do sau:
- Gỗ rất bền, dẻo, nhẹ, màu gỗ đẹp và sáng gỗ không bị xuống màu. Lõi Thọ có giá trị giá trị kinh tế cao.
- Cây sinh trưởng khá nhanh và phù hợp trên nhiều loại đất và khí hậu, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt. Cây dễ trồng và có tỉ lệ sống cao.
- Cây lõi thọ thuộc giống cây lâm nghiệp gỗ lớn sống lâu năm và rất ưa sáng. mùi hương dễ chịu nên được rất nhiều người dùng ưa thích chọn lựa.
- Gỗ ít khi bị biến dạng, hay cong vênh và khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt.
Công dụng của Lõi Thọ
Với những đặc điểm nêu ở trên đồ gỗ Lõi thọ có màu sáng đẹp tự nhiên, vân độc đáo và tỏa ra mùi hương dễ chịu nên được rất nhiều người dùng ưa thích chọn lựa. Ngoài ra, có thể trồng thành rừng công nghiệp tại những điều kiện lập địa thích hợp, hay là trồng phân tán giúp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
Những đồ nội thất mỹ nghệ từ lõi thọ với đặc tính bền bỉ, dẻo dai và dễ bảo quản nên ngày được đông đảo người dùng ưa chuộng. Gỗ lõi thọ được sử dụng nhiều trong làm đồ nội thất như tủ quần áo, giường, kệ bếp,…xây dựng, làm đồ tiện, nguyên liệu giấy, trạm khắc,…
Vì thế, trồng lõi thọ không chỉ lấy bóng mát mà chúng còn mang lại giá trị kinh tế cực kỳ cao. Với giá trị kinh tế cao, bà con có thể trồng lõi thọ thành rừng hoặc trồng phân tán để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp.
Đặc biệt trong y học cổ truyền, các bộ phận của cây lõi thọ gồm thân, lá, cành, quả và hạt đều xuất hiện trong những bài thuốc quý với công dụng điều trị hiệu quả.
Giá của Gỗ Lõi Thọ
Hiện nay tại Việt Nam, Lõi Thọ đang ngày càng trở nên “có giá” với người dùng. Nhưng giá gỗ cũng sẽ tùy thuộc vào kích thước gỗ, độ tuổi,…để đưa ra mức giá hợp lý cho người dùng.
Bạn có thể tham khảo tầm giá sau, là mức giá phổ biến đối với các loại gỗ nhóm V: tầm 3.000.000 VNĐ/ m3 với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m) và khoảng 4.000.000 VNĐ/m3 đối với gỗ xẻ các quy cách dài >3m.
Lời kết
Gỗ Lõi Thọ được mọi người đánh giá cao Gỗ rất bền, dẻo, nhẹ, màu gỗ đẹp và sáng gỗ không bị xuống màu. Lõi Thọ có giá trị giá trị kinh tế cao. Vì vậy, các sản phẩm của gỗ Lõi Thọ luôn nhận được sự quan tâm của mọi người; khi muốn mua sản phẩm của gỗ cà chắc cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín.
Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Lõi thọ được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.