Gỗ lọng bàng – Đặc điểm và chất lượng gỗ
Nội dung chính
Gỗ Lọng Bàng
Lọng Bàng có tên khoa học là Dillenia heterosepala Finetet Gagnep. Cây thuộc họ: Sổ Dilleniaceae, bộ: Sổ Dilleniales. Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Lọng Bàng được xếp vào Gỗ NHÓM VII – Nhóm gỗ nhẹ, có sức chịu đựng tương đối kém; khả năng chống chịu mối mọt thấp và dễ bị cong vênh; được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Lành ngạnh hôi; Lõi khoai, Me, Mý; Mã, Mò cua, Ngát…
Tìm hiểu về cây gỗ Lọng Bàng
Đặc điểm hình thái
– Cây có chiều cao trung bình 15 – 20m; đường kính thân là 20 – 30cm.
– Thân cây thẳng đường có u lồi; gốc có rễ chống nổi trên mặt đất.– Vỏ cây màu nâu xám; thịt vỏ có màu hồng nhạt.
– Đây là loài cây rụng lá về mùa khô. Các cành nhánh ráp và xù xì; có nhiều vết sẹo của cuống lá khi rụng. Các lá đơn mọc cách; phiến lá dài khoảng 30 – 45cm, có hình trứng ngược hay bầu dục trứng. Đầu hơi nhọn, gốc hình nêm; có mặt trên màu lục, không có lông và mặt dưới lông trên các gân. Cuống lá khá dài và gốc hơi phình.
– Cụm hoa mọc ở đầu cành, cuống chung có lông tơ màu đỏ. Hoa lớn lá bắc thì sớm rụng. Cánh tràng mỏng. Nhị nhiều và xếp thành nhiều vòng, chiều dài gần bằng nhau; chỉ nhị ngắn. Mùa hoa thường rơi vào tháng 5 – 6
– Quả hình cầu, đường kính chừng 8cm. Mùa quả thường vào tháng 8 – 9
Đặc điểm sinh thái
– Lọng Bàng thuộc loài cây ưa sáng, khả năng sinh trưởng khá nhanh; tái sinh bằng hạt tốt và khả năng đâm chồi mạnh
Phân bố
Cây thường mọc rải rác ở trong các rừng kín thường xanh mưa mù nhiệt đới; nơi ven suối, khá ẩm ướt và ưa đất sét; sét pha cát ẩm hay là xavan cây bụi.
Cây phân bố tập trung ở nhiều tỉnh Bắc bộ và Trung bộ như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Vĩnh Phúc,
Ưu nhược điểm của Gỗ Lọng Bàng
Ưu điểm
– Gỗ cứng trung bình và tương đối nặng. Nhờ vậy, gỗ dùng để làm đồ gia dụng trong gia đình và các đồ thủ công khác nhau.– Khả năng bám sơn của gỗ khá tốt; chế biến và gia công dễ.
Nhược điểm
– Lọng Bàng thuộc nhóm gỗ nhẹ, vậy nên sức chịu đựng của gỗ khá kém.– Khả năng chịu lực không cao, dễ bị mối mọt và cong vênh.
Công dụng của Gỗ Lọng BàngGỗ có màu đỏ nhạt; dác lõi lại không phân biệt với độ cứng và nặng trung bình. Chính vì thế, gỗ thường được dùng để đóng các đồ dùng thông thường. Có thể kể đến các sản phẩm nội thất như là: giường tủ; bàn ghế; kệ; giá sách; hay cầu thang…
Đối với y tế, loài cây này còn có ứng dụng để chữa ngộ độc thuốc, sưng bìu dái. Dân gian còn dùng nhựa bôi chữa viêm hạch bạch huyết.
Giá của Gỗ Lọng Bàng
Gỗ Lọng Bàng giá bao nhiêu? Gỗ Lọng Bàng có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Mức giá Lọng Bàng chắc chắn sẽ có sự dao động tùy thuộc vào chất lượng gỗ hay điều kiện, sự biến động của thị trường. Tuy nhiên, mức giá chung mà các bạn có thể tham khảo cho loại gỗ nhóm VII này như sau: khoảng 1.500.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn và 2.300.000 VNĐ/m3 đối với gỗ hộp.
Lời kết
Trên đây là các thông tin về cây Gỗ Lọng Bàng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây này!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.