Gỗ mạ sưa

Gỗ Mạ sưa – Đặc điểm và công dụng của gỗ

Ngày đăng: 25/06/2022 lúc 21:39

Gỗ Mạ Sưa Tốt Không? Đặc điểm, Công dụng Và Cách nhận biết như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!

Cây mạ sưa

Cây mạ sưa

Gỗ Mạ Sưa là gỗ gì?

Gỗ Mạ Sưa là loại gỗ ngày càng được đánh giá cao trong xây dựng, thiết kế nội thất tại Việt Nam. Tuy nhiên, dù với khá nhiều điểm mạnh và ứng dụng như vậy, nhưng nhiều người còn khá xa lạ với loại gỗ này. 

– Mạ sưa hay còn có tên gọi khác là: Chẹo thui, Răng cưa, Quắn hoa, Cơm vàng. Gỗ cây được ứng dụng ngày càng phổ biến trong sản xuất và thi công nội thất. Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm và tính năng, các sản phẩm nội thất từ cây có mẫu mã đa dạng, bắt mắt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

– Tên khoa học: Helicia cochinchinensis Lour. Đây là một loại cây thuộc Chẹo thui (Proteaceae).

Đặc điểm về gỗ Mạ sưa

Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này , hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.

Đặc điểm hình thái

Đây là loại cây thường xanh; cây gỗ nhỏ, chiều cao trung bình là 15 – 20m. Đường kính thân vào khoảng 25 – 30cm. Vỏ thân cây có màu xám trắng, không bong, thịt vỏ nâu vàng, dính với tai thùy của gỗ; thịt vỏ xốp và mềm, hình mạng.

Các lá đơn, mọc cách đầu cành; có phiến lá hình trứng ngược dài hoặc hình mác. Chiều dài lá khoảng 9 – 12cm, rộng chừng 5 – 6cm; hai mặt nhẵn, gân phụ có 6 – 8 cặp; có màu xanh lục thẫm. Đầu lá thuôn dần thành mũi, gốc lá khá thuôn hình nêm; mép lá có răng cưa thưa từ đoạn giữa phiến đến đầu lá; hai mặt bên đều có răng mềm rạng phấn màu nâu gạch. Cuống lá rất ngắn mập.

Hoa mọc thành chùm, thành cụm ở nách lá dài 6 – 9cm, mang lá chừng 40 – 50 hoa. Các hoa đơn độc hoặc từng nhóm 2 chiếc mọc trên trục cụm hoa. Hoa có màu vàng nhạt. Cánh đài 4, khi nở cong xoắn ra ngoài. Bầu thì không cuống 1 ô, 2 noãn; hình trứng hơi vẹo, vòi hình sợi dài. Hoa thường nở tháng 4 – 5.

Quả hạch cứng, dạng hình trứng thuôn dài và hơi vẹo; to 3 – 3,5cm; có màu xám, xù xì, khá cứng dai, có nhiều xơ. Quả thường ra vào tháng 8 -10.

Hoa và lá cây

Hoa và lá cây

Sự phân bố của cây Mạ Sưa

Trên thế giới, cây phân bố nhiều tại Trung Quốc….Ở nước ta cây mọc ở rừng trên độ cao 900 – 1200m khắp nới.

Ở Việt Nam, cây hay mọc trong rừng lá rộng, rừng mưa thung lũng nhiệt đới; hoặc rừng mưa mùa thường xanh nhiệt đới; tiêu biểu là các tỉnh: Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam – Đà Nẵng, Thừa Thiên, Lâm Đồng.

Là loại cây trung tính thiên về chịu bóng, ưa hoàn cảnh lập địa có đất ẩm, tầng dày, màu mỡ, ẩm, thoát nước, địa hình thung lũng, chân núi hay sườn núi thoải, tái sinh hạt tương đối tốt.

Mạ sưa thuộc gỗ nhóm nào?

Hiện nay trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Mạ Sưa được xếp vào Gỗ NHÓM V – Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình, được dùng khá phổ biến trong xây dựng và sản xuất đồ gỗ nội thất; gỗ được xếp chung với các cây gỗ quý khác nhau như: Lim vang, Lõi thọ, Muồng, Chò lông, Chò xanh….Đây là nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình, thích hợp với những nhu cầu bình dân, đơn giản và không cầu kỳ.

Các loại gỗ trong nhóm này có tỷ trọng trung bình nhưng độ bền cao, khả năng chịu ẩm, chống mòn rất tốt. Gỗ có khả năng chịu được va đập ở mức độ trung bình. Các thiết kế nội thất được làm từ loại gỗ thuộc nhóm này ít bị ảnh hưởng đến chất lượng cũng như kết cấu hình dáng.

Ưu điểm của gỗ Mạ sưa

Ngày nay gỗ Mạ sưa ngày càng được lựa chọn rất nhiều bởi gỗ mang lại nhiều ưu điểm tốt như:

  • Gỗ có dác lõi hơi rõ, lõi nhỏ chiếm 4/10 đường kính, màu nâu, thớ thẳng, kết cấu mịn vừa, chất gỗ cứng, nặng, tỷ trọng 0,68 – 0,74.
  • Đặc điểm gỗ tương đối cứng, chắc, đẹp; với gỗ màu nâu, thớ thẳng, kết cấu mịn vừa.
  • Dễ gia công, sau khi khô ít nẻ, dễ biến dạng, chịu mối mọt khá tốt.
  • Được dùng làm cột, đòn tay, cửa. Đóng đồ nội thất trong gia đình.
  •  Mùi hương của gỗ tự nhiên dễ chịu.
Gỗ Mạ sưa - Đặc điểm và công dụng của gỗ

Gỗ mạ sưa

Ứng dụng gỗ Mạ sưa trong đời sống

Gỗ của Mạ Sưa có những ưu điểm đã nêu ở trên là tương đối cứng, bền đẹp nên thường được ứng dụng vào việc: nội thất gỗ, dùng làm cột, đòn tay, cửa và kể cả nông cụ, hay đóng đồ dùng gia đình.

Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm và tính năng, các sản phẩm nội thất từ cây có mẫu mã đa dạng, bắt mắt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các đồ nội thất trong gia đình bền theo:

  • Bền theo thời gian: Gỗ Mạ sưa có độ bền rất cao, một số loại gỗ có giá trị tăng theo thời gian sử dụng gỗ.
  • Mang tính thẩm mỹ cao: với những đường vân gỗ đẹp mắt, màu sắc tự nhiên nên chế tạo được những đồ nội thất có họa tiết, hoa văn kết cấu mang tính mỹ thuật. Những sản phẩm từ gỗ thích hợp với những phong cách thiết kế cổ điển nhưng lại rất sang trọng.

Ngoài ra, ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng loại cây này để chữa viêm ruột, ỉa chảy, trúng độc thuốc trừ sâu. Quả dùng trị suy nhược thần kinh.

Gỗ Mạ sưa - Đặc điểm và công dụng của gỗ

Kệ tủ

Giá của Gỗ Mạ Sưa

Giá gỗ sưa còn phụ thuộc và sản phẩm. Ví dụ : phản gỗ sưa rất có giá trị, những loại gỗ sưa đường kính lớn giá trị cao, gỗ có mùi thơm nhiều thì giá trị cao hơn. Các loại tủ gỗ ngày xưa tính thẩm mỹ thấp, các gốc sưa nhỏ không có hình thù… giá trị thường không cao.

Vì vậy trên thực tế thì để trả lời cho vấn đề Mạ Sưa giá cả bao nhiêu, thì ta rất cần xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi đời của cây dài hay là ngắn; thớ gỗ đạt chuẩn yêu cầu hay không; môi trường sống hay độ dày…Nhờ vào những yếu tố đó, ta sẽ có thể định giá chính xác nhất có thể về gỗ.

Tuy vậy, bạn có thể tham khảo mức giá chung thường thấy ở nhóm V như sau: 2.500.000 với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m và tầm 3.000.000 đối với gỗ xẻ các quy cách dài >3m. Gía cũng có thể cao hơn nữa.

Lời kết

Gỗ Mạ sưa được mọi người đánh giá đặc điểm gỗ tương đối cứng, chắc, đẹp; với gỗ màu nâu, thớ thẳng, kết cấu mịn vừa. Vì vậy, các sản phẩm của gỗ Mạ sưa luôn nhận được sự quan tâm của mọi người. Đây là loại gỗ tốt, tính thẩm mĩ cao nên giá cả cũng tương đối phù hợp, khi muốn mua sản phẩm của gỗ Mạ sưa cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín.

Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ mạ sưa được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ