Gỗ mạn kinh

Gỗ mạn kinh – Đặc điểm và công dụng của gỗ

Ngày đăng: 26/06/2022 lúc 21:48

Gỗ Mạn kinh là gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!

Gỗ Mạn kinh là gỗ gì?

Hay còn có tên gọi khác là: Đẹn năm lá, Bình linh năm lá, Mẫu kinh, Tiểu kinh, Quan âm núi; Ngũ chỉ phong. Hiện nay gỗ được đưa xếp vào danh sách GỖ NHÓM 5 – Phổ biến trong xây dựng và làm đồ nội thất.

Tên khoa học của cây Vitex quinata ( Lour) F.N. Williams. Thuộc họ cỏ roi ngựa.

Gỗ Mạn kinh là một trong những vật liệu được ứng dụng trong thiết kế nội thất vài năm gần đây. Loại gỗ này được ưa chuộng bởi giá thành tương đối rẻ; màu sắc đẹp cũng như về cả chất lượng. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các sản phẩm từ loại gỗ này thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ về gỗ.

Đặc điểm về gỗ Mạn kinh

Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.

Đặc điểm hình thái

Mạn kinh thuộc loại cây nhỏ hay nhỡ, có thể cao đến 5m. Cành non có 4 cạnh, cành già tròn, nhẵn, màu nâu, có lông mềm bao phủ màu xám nhạt.

Lá kép gồm 3 lá chét, lá ở gần ngọn hoa thường là lá đơn chỉ có 1 lá chét, cuống lá gầy hơi tròn, lá có lông, dài thường 2 – 3 cm; lá chét không có cuống phiến lá, lá chét hình mác hay trứng ngược, mép nguyên, dài 3 – 4cm, rộng 1-2cm. Mặt trên nhẵn, mặt dưới nhiều lông trắng. Những lá chét hai bên nhỏ hơn; lá chét ở giữa thường lớn hơn, gân không nổi rõ, lá có mùi thơm.

Hoa màu xanh lá nhạt hoặc tím nhạt, dài 13 – 15 mm. Hoa mọc thành từng cụm ở đầu cành hoặc ở dưới cuống lá có lông dày.

Quả mạn kinh hình bầu dục, có rãnh, đầu hơi dẹt, to chừng 6mm. Vỏ ngoài quả mỏng, vỏ giữa xốp, vỏ trong màu xám vàng, bên trong chứa 4 ngăn, mỗi ngăn có 1 hạt. Hạt mạn kinh tử có màu đen bóng, nhẵn.

Qủa và lá cây

Qủa và lá cây

Ưu điểm của gỗ Mạn kinh

Trong bảng phân loại nhóm gỗ tại Việt Nam thì các loại gỗ tự nhiên thuộc nhóm 5 không quá quý hiếm, nguồn cung nhiều, giá thành rẻ…Đặc điểm chung của gỗ nhóm V đều là các gỗ nhẹ, cường độ E, khả năng uốn và chịu lực va đập ở mức tương đối.

Thớ gỗ và vân gỗ tương đối mịn và đẹp. Gỗ thường ít khi bị cong vênh hay là mối mọt; đặc biệt với chất gỗ cứng và tỷ trọng cao. Những sản phẩm được làm từ loại gỗ này đã mang đến cho không gian vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc.

Theo thời gian cho thấy gỗ có độ bền cao; với những đặc tính của gỗ ở Nhóm V: Nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong xây dựng, đóng đồ đạc như: Sồi Dẻ, Trám, Thông…

Phân bố

Mạn kinh mọc hoang rất nhiều ở khắp nơi trong nước ta, chủ yếu là mọc hoang từ các vùng núi thấp xuống đến vùng trung du và đôi khi gặp ở đồng bằng, độ cao phân bố thường dưới 1000 m, loại 1 lá chét rất phổ biến.

Loài cây này xuất hiện nhiều nhất ở tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh dọc theo các bờ biển. Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy ở các tỉnh ven biển của Trung Quốc, Malaysia,…

Công dụng của gỗ trong đời sống

Nhờ có những đặc tính hay ưu điểm trên, nên chúng thường được sử dụng để làm các đồ nội thất như: giường ngủ, bàn ghế ăn, tủ quần áo,….. Gỗ còn được dùng trong xây dựng; nhất là đóng các loại đồ dùng cần đến sự bền cứng và chống mối mọt.

Sử dụng loại gỗ này làm đồ nội thất thì vô cùng phù hợp và đẹp. Và chính lý do ấy nên loại gỗ này có tiềm năng kinh tế.

Cửa kính gỗ

Cửa kính gỗ

Lời kết

Gỗ Mạn kinh được mọi người đánh giá và sử dụng tốt; tuy nhiên hiện nay gỗ cũng đang gần khan hiếm bởi nhiều lí do. Nên khi muốn mua sản phẩm của loại gỗ này cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín, tránh mua các sản phẩm không phải của gỗ Mạn kinh.

Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Mạn kinh được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ