Gỗ mun có tốt không? Loại mun nào đắt nhất hien·
Cái tên gỗ mun đã không còn quá xa lạ với mọi người, các sản phẩm nội thất từ gỗ mun hiện đang rất được ưa thích trên thị trường. Liệu bạn đã hiểu rõ về loại gỗ này chưa? Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nội dung chính
- 1 Gỗ mun là gỗ gì?
- 2 Thông tin, đặc điểm và nơi sinh sống của cây gỗ mun?
- 3 Ưu và nhược điểm chung của gỗ mun
- 4 Ứng dụng của gỗ mun trong cuộc sống
- 5 Phân loại gỗ mun
- 6 Đặc tính riêng của từng loại
- 7 Giá trị kinh tế của gỗ mun
- 8 Tình trạng hiện tại của gỗ mun
- 9 Cách nhận biết gỗ mun với các loại gỗ khác
- 10 Kết luận
Gỗ mun là gỗ gì?
Gỗ mun thuộc nhóm I, trong bảng phân loại gỗ tại Việt Nam. Đây là nhóm gỗ quý, có ưu thế về màu sắc, vân gỗ và thớ gỗ mịn, đa số nhóm gỗ này cũng mùi hương rất thơm. Tuy nhiên, hiện tại do có giá trị về kinh tế cao, nên số lượng gỗ thuộc nhóm này đang dần khan hiếm.
Gỗ mun có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hàng ngày, các sản phẩm từ gỗ mun rất được ưu chuộng trên thị trường, chúng được khai thác từ cây mun.
Thông tin, đặc điểm và nơi sinh sống của cây gỗ mun?
Thông tin cơ bản và đặc điểm
Cây gỗ mun có tên khoa học là Diosspyros, là cây thuộc họ Thị. Những cây mun có tuổi đời cao nhất, được tìm thấy ở Ai Cập.
Kích thước của thân loại cây này tùy thuộc vào tuổi đời của cây, trung bình các cây trưởng thành có chiều cao từ khoảng 8-20m, có đường kính từ 30-35cm; với các cây có tuổi đời lâu năm, có thể cho thân cây có đường kính đến 60-70cm. Vỏ cây có mà đen, có đường nứt dọc theo thân cây.
Người ta thường hay có câu “đen như gỗ mun”, chính là nói lên màu sắc đặc trưng của loại gỗ này. Loại cây này có lá mọc đơn, hình bầu dục, khi khô lá sẽ có màu đen.
Hoa có màu vàng, hoa đực sẽ mọc thành từng chùm nhỏ ở nách lá, còn hoa cái lại mọc riêng lẻ; mùa hoa thường rơi vào tháng 7.
Quả của chúng cũng có màu đen, vỏ dày, hạt của cây có thể sử dụng để tái sinh cây mới.
Thân gỗ của chúng có đặc tính chắc và đặc, có thể chìm khi thả xuống nước.
Nơi sinh sống
Mun là loài cây ưa ánh sáng, có tốc động sinh trưởng khá chậm.
Trên thế giới, mun phân bố nhiều ở các rừng nhiệt đới tại Lào, Campuchia, Ấn Độ, Ai Cập, Nam Phi…
Còn tại Việt Nam, chúng thường phân bổ ở các rừng tự nhiên, hoặc rừng trồng tại một số tỉnh thành như: Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Bình, Khánh Hòa, một số tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên…
Ưu và nhược điểm chung của gỗ mun
Ưu điểm
– Thân gỗ đặc, rất chắc và nặng nên có độ bền cao, không bị mục nát; hay mối mọt.
– Bề mặt gỗ không dễ bị cong, vênh hay xước.
– Loại gỗ này thường có màu tự nhiên là màu đen bóng, tạo nên phong cách rất sang trọng và đẳng cấp.
– Vân gỗ đều, và rất đẹp; mỗi loại gỗ mun sẽ cho một vân gỗ khác nhau, rất đa dạng.
– Sau khi được đánh bóng, bề mặt gỗ sẽ rất mịn.
– Thời gian sử dụng càng lâu, các sản phẩm được làm từ gỗ mun sẽ càng sáng bóng.
Nhược điểm
Hầu hết, các loại gỗ mun đều có nhược điểm; nếu để ở môi trường tự nhiên, nếu nhiệt độ thời tiết thay đổi đột ngột, có thể khiến cho chúng xuất hiện những vết nứt chân chim.
Ứng dụng của gỗ mun trong cuộc sống
Các sản phẩm được làm từ gỗ mun rất đa dạng:
– Chúng được sử dụng để làm các đồ nội thất gia đình cao cấp như: cửa gỗ, tủ bàn, ghế, sàn nhà,…
– Các sản phẩm nhạc cụ như: đàn ghita, piano, violon….
– Các đồ thủ công mỹ nghệ như: đũa ăn hàng ngày, vòng đeo tay, hộp trà hay gạt tàn thuốc…
– Quả và lá của chúng còn có thể dùng để nhuộm đen lụa quý.
– Ngoài ra, gỗ mun còn rất có giá trị về mặt tâm linh. Từ nhiều năm về trước gỗ mun đã được các Tôn giá như: Công Giáo, Phật Giáo, Đạo Hồi… sử dụng để tạc tượng hay làm các đồ trang trí.
Phân loại gỗ mun
Gỗ mun có rất nhiều loại, để dàng dàng phân biệt, người ta thường gọi tên từng loại theo đặc điểm riêng của chúng. Ở nước ta, gỗ mun có những loại là: mun sừng (mun đá), mun hoa, mun đen, mun sọc, mun da báo, mun Lào và mun đuôi công (mun Nam Phi).
Đặc tính riêng của từng loại
Để hiểu rõ về các loại gỗ mun, chúng ta sẽ đi phân tích đặc tính riêng của từng loại.
Mun sừng
Còn có tên gọi khác là mun đá; loại gỗ này thường sinh sống chủ yếu tại miền Nam Trung Bộ như: Bình Thuận, Khánh Hòa… Loại gỗ này chỉ ưu sống tại vùng núi đá, hay ngoài đảo; chúng không thích hợp để sinh trưởng tại những vùng đất ẩm, màu mỡ. Đây là loại gỗ đặc hữu ở Việt Nam; ngoài ra, chúng còn có thể thấy tại Lào.
Do sống ở nơi có khí hậu nắng gió nên loại gỗ này sinh trưởng khá chậm, sau khoảng 50 năm cây sẽ cho thân gỗ chất lượng tốt.
Mỗi năm trung bình cây sẽ cao thêm khoảng 2-3m, có đường kính từ 15-20cm; Tuy vỏ ngoài của cây, càng lâu năm sẽ càng xuất hiện nhiều vết nứt, nhưng cành nhánh lại khá nhẵn nhụi. Vân gỗ của loại này thường có hình dạng cắt ngang.
Cây gỗ mun sừng nhỏ sẽ có màu vàng xanh, cây càng có tuổi đời lâu, màu sắc sẽ chuyển dần sang màu đen của sừng. Một điểm đặc biệt của loại này, vân gỗ và các tom gỗ cũng bị mất dần theo năm tháng, gỗ sẽ chỉ giữ lại màu đen huyền bí vốn có của nó.
Chúng thường được sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, do đặc tính giòn, nên khi gia công phải được xử lý bởi những người thợ có tay nghề cứng.
Mun hoa
Đây được coi là loại cây đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiện tại mun hoa gần như đã tuyệt chủng hoàn toàn, nếu may mắn còn sót lại chỉ tồn tại dưới dạng lũa.
Thớ gỗ mun hoa có những sọc trắng, đen hòa quyện vào nhau, tạo nên vẻ đẹp vô cùng bắt mắt. Thân gỗ có độ bền cao, thớ gỗ mịn và đanh; tuy nhiên lại khá giòn, giống như than nên khi gia công, yêu cầu người thợ phải tỉ mỉ để tránh làm hỏng thành phẩm.
Mun đen
Trong các loại gỗ mun, đây được coi là loại gỗ cao cấp nhất do sở hữu động bóng mà ít có loại gỗ nào sánh bằng; khi trải qua các khâu xử lý kỹ càng, thành phẩm được làm từ gỗ mun đen sẽ có một màu đen tuyền, bề mặt gỗ mịn, không hề có tom và ít dăm.
Mun sọc
Là một trong những loại gỗ quý hiếm, và được xếp vào danh mục các loại gỗ cần được bảo tồn hiện nay. Chúng thường phân bố ở vùng rừng núi Bình Thuận đến Khánh Hòa. Loại gỗ này cũng được coi là tài sản đặc hữu của Tây Nguyên.
Thân gỗ có màu xanh đen; và có thêm những sọc trắng; khi có tuổi đời cao, chúng cũng sẽ trở thành màu đen bóng. Chất gỗ dẻo hơn nên cho ra thành phẩm có độ bền cũng tốt hơn; có khả năng chống mối mọt cao. Mặc dù, giá trị của mun sọc rẻ hơn mun sừng, nhưng vẫn gỗ của mun sọc cũng rất đẹp, có màu xanh, và theo năm tháng cũng sẽ mất dần đi.
Mun da báo
Loại này cũng thường sinh trưởng trên các núi đá, rừng sâu, do đó số lượng gỗ cũng ít. Thân gỗ có những đường viền màu đen, chạy quanh thân gỗ rất giống hình dạng da báo, tên gọi của nó cũng từ đây mà ra. Do tính chất gỗ có độ dẻo, và độ bền cao nên thường được sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ.
Điểm đặc biệt của mun da báo, là chúng có thể chịu điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Mun Lào
Đây là loại gỗ có nguồn gốc từ Lào. Chiều cao trung bình từ 7-18m, đường kính khoảng 30cm. Chúng cũng có đặc điểm giống các loại mun khác, thời gian càng lâu, màu sắc cũng chuyển sang màu đen và mất đi các sọc.
Mun đuôi công
Cũng chính là gỗ mun Nam Phi; loại gỗ này thường được nhập khẩu. Chúng có nguồn gốc từ Nam Phi, và cũng thường xuất hiện nhiều ở các rừng nhiệt đới Tây Phi, cộng hòa Trung Phi, Gabon và cộng hòa dân chủ Congo.
Chúng có tên gọi là mun đuôi công do đặc điểm là đường vân khá to, có nhiều tom gỗ có hình dạng giống đuôi công. Màu sắc của chúng cũng có màu đen; thân gỗ bền, có khả năng chống mọt và các loại sâu gỗ tốt. Thường được sử dụng làm đồ mộc cao cấp như kệ, bàn ghế, lục bình, hay các đồ trang sức như vòng tay…
Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là thân gỗ mềm, dễ bị nứt và mùn hơn các loại khác.
Giá trị kinh tế của gỗ mun
Do đặc tính bền, chắc; cùng với vẻ đẹp từ nhiên từ màu sắc đến vân gỗ, nên các sản phẩm từ gỗ mun rất được ưu chuộng.
Tình trạng hiện tại của gỗ mun
Chính vì lý do rất được ưu chuộng trên thị trường, tuy nhiên, loại gỗ này chỉ có giá trị kinh tế cao khi cây đã sinh trưởng lâu năm, lại không có kế hoạch khai thác bền vững, nên tình trạng gỗ ngày càng ở mức báo động đỏ, và có nguy cơ bị khai thác tận diệt tại rất nhiều nước. Do vậy, rất nhiều quốc gia đã đưa gỗ mun vào danh sách loại gỗ cấm bị khai thác.
– Ở Việt Nam: một số loại mun đã được đưa vào sách đỏ cần được bảo vệ và nghiêm cấm khi thác, ví dụ như cây gỗ mun đỏ.
– Ở Ấn Độ: Các sản phẩm từ gỗ mun vẫn được xuất khẩu vì mục đích thương mại, nhưng đã có lệnh cấm xuất khẩu gỗ thô.
– Ở Indonesia: Loại gỗ này vẫn được khai thác, nhưng sẽ cần phải được thông qua kiểm duyệt chặt chẽ.
– Còn ở một số quốc gia khác, nhiều loại mun cũng được đưa vào loại thực vật quý hiếm, và cần được bảo tồn, ví dụ như cây gỗ mun sọc.
Cách nhận biết gỗ mun với các loại gỗ khác
Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt gỗ mun theo 2 cách:
Cách 1: Nếu bạn muốn lựa chọn gỗ mun lâu năm, thì điểm đặc biệt nhất của các loại gỗ này chính là, chúng đều có màu đen đặc trưng, càng lâu dần gỗ sẽ càng có màu đen tuyền, sáng bóng. Các đường vân có hoa văn gần tương tự theo như tên gọi của từng loại mun.
Cách 2: Chúng ta cũng có thể sử dụng một tờ giấy trắng, vuốt lên bề mặt gỗ sẽ lưu lại các vệt nâu lên tờ giấy; hoặc sử dụng nước trà đổ lên bề mặt gỗ, đợi một thời gian ngắn gỗ sẽ có thêm sắc tố màu nâu.
Tuy nhiên, nếu bạn không am hiểu nhiều về thị trường, có thể tìm cho mình một chuyên gia trong ngành, để có thể lựa chọn được các sản phẩm từ gỗ mun có chất lượng tốt nhất. Vì hiện tại, chúng có giá trị kinh tế cao, nạn khai thác xuất hiện nhiều, và khai thác bừa bãi do đó số lượng gỗ mun đang giảm dần, có xu hướng trở nên khan hiếm. Nhưng nhu cầu tìm kiếm, và sử dụng các sản phẩm gỗ mun không ngừng tăng lên, do đó, một số người đã lợi dụng, thay thế bằng các sản phẩm giả mạo gỗ mun thực sự.
Kết luận
Gỗ mun được đánh giá cao, là loại gỗ quý với rất nhiều ưu điểm vượt trội. Chúng có giá trị kinh tế cao, được sử dụng để sản xuất nội thất gia đình, đồ trang trí thủ công mỹ nghệ do có độ bền cao, chất lượng gỗ tốt, và có màu đen huyền bí đặc trưng tạo nên sự sang trọng. Chỉ với những cây gỗ mun có tuổi thọ cao mới cho màu đen đặc trưng, nên sẽ cần rất nhiều thời gian mới cho được thành phẩm cây gỗ đạt chuẩn. Do đó, càng ngày số lượng của chúng dần bị hạn chế hơn, dẫn đến tình trạng, xuất hiện các sản phẩm gỗ mun giả trên thị trường. Nếu bạn đang muốn chọn sản phẩm gỗ mun, hãy tìm hiểu thật kỹ nhé!