Gỗ Muồng truỗng – Tìm hiểu về loại gỗ này
Gỗ Muồng truỗng là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!
Nội dung chính
Gỗ Muồng truỗng là gỗ gì?
Muồng truỗng hay còn biết đến với tên gọi khác là: Tóc tiên
Tên khoa học: Zanthoxylum avicenniae (Lamk.) DC.
Đặc điểm về gỗ Muồng truỗng
Muồng truỗng có chất lượng hay không? Muồng truỗng thuộc nhóm mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.
Đặc điểm hình thái
Cây nhỏ, tuy nhiên cũng có một số cây gỗ to, thân lởm chởm gai. Cây ở một số vùng như Hà Tĩnh, Nghệ An có phần cành mang nhiều gai ngắn, thẳng đứng. Cây gỗ hoặc cây bụi.
Lá mọc cách, kép và nhẵn, có lông chim lẻ, khoảng 3-13 đôi lá chét hoặc mọc đối. Ở mép lá có nhiều răng cưa nhỏ, bên trong khe răng cưa chứa điểm tuyến tinh dầu khá to. Phần cuống lá hình trụ đôi khi có đôi cánh nhỏ kèm theo.
Hoa màu trắng nhạt, mọc thành tán kép, nhẵn tận cùng, dài hơn lá. Cụm hoa có hình chùy hoặc ngù, thường mọc ở đỉnh và nách lá. Hoa đơn tính, mọc thành tán kép màu trắng nhạt, hơi nhẵn và dài hơn lá. Bao hoa xếp khoảng một đến hai vòng.
Quả dài khoảng 4mm. Lớp vỏ bên ngoài có 1 đến 3 mảnh và không tách rời với lớp vỏ bên trong, chứa nhiều tuyến tinh dầu. Mỗi ngăn của quả chỉ chứa một đến hai hạt màu đen.
Sự phân bố
Nó phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, á nhiệt đới châu Á, Austrailia, châu Phi và Bắc Mỹ. Ở khu vực Đông Nam Á (Campuchia, Lào,…) DC có trên 20 loài. Trong đó, khoảng 11 loài phân bố rải rác tại Việt Nam. Muồng truỗng chỉ mọc ở các tỉnh trung du và miền núi thấp phía Bắc nước ta như Lạng Sơn, Hoà Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Thanh Hoá, Quảng Ninh,…
Muồng Truỗng mọc hoang ở khắp rừng núi các tỉnh phía Bắc nước ta, có mọc cả ở Miền Nam. Nhân dân thường lấy lá về nấu ăn, lấy rễ hoặc vỏ thân, vỏ rễ về sao vàng hoặc phơi khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác.
Theo y học cổ truyền, muồng truỗng có vị rất đắng, vị cay và tính ấm. Ngoài tác dụng lợi thuỷ, lợi thấp còn có tác dụng hoạt huyết, chỉ thống,…
Thành phần hoá học:
Trong rễ màu vàng, vị rất đắng, có chứa ancaloit, chủ yếu là becberin. Phần trong rễ có màu vàng, vị rất đắng. Ngoài ra, quả có chứa một lượng nhỏ tinh dầu thơm citronellal. Hoạt chất khác chưa rõ.
Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal.
Gỗ Muồng truỗng thuộc nhóm gỗ mấy?
Trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt Nam gỗ Muồng truỗng thuộc GỖ NHÓM 6: Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2019 thì nhóm gỗ này có phẩm chất kém, tuy nhiên nhóm gỗ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất phổ thông, giá rẻ.
Công dụng của cây Muồng truỗng
Trong y học:
- Muồng Truỗng là một vị thuốc còn nằm trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân. Người ta thường lấy rễ về sao vàng sắc đặc mà uống để chữa mẩn ngứa, lở loét, chảy nước. Mỗi ngày uống 6-12g rễ khô. Dùng ngoài không kể liều lượng để nước tắm khi bị mẩn ngứa, lở loét, ghẻ. Một số nơi dùng lá nấu ăn.
- Thành phần chính bài thuốc gồm 3 vị: Muồng truổng 30g, Tang ký sinh (chùm gởi dâu) 20g, Cam thảo đất 12g.
- Cây muồng truỗng biết đến công dụng khu phong trừ thấp, bổ can thận, chữa đau nhức, tê bại trong các chứng viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, thần kinh tọa, đau vai gáy.
- Các công dụng khác mà muồng truỗng đem lại như: Sát trùng vết thương, trị ghẻ lở, mẩn ngứa da, đau răng, sưng tấy, dị ứng, vàng da do viêm gan và phong thấp. Bên cạnh đó, còn có các tác dụng của lá muồng như chữa đau thắt lưng, viêm mủ da,…
Trên thực tế, thể giới đã có những nghiên cứu nhất định về những tác dụng dược lý và thành phần hoá học của loài cây này. Kết quả đưa ra cho thấy những hoạt tính sinh học nổi bật như ngưa bệnh ung thư, chống viêm,… Từ xa xưa, muồng truỗng đã có trong các bài thuốc dân gian của Việt Nam, nó được dùng để chữa vết thương sau các đòn ngã, viêm tuyến vú, viêm thận, nhọt,… Người dân còn dùng quả để chữa đau bụng, đau dạ dày. Đây cũng là một loại cây được đánh giá rằng rất có tiềm năng cần được phát triển và nghiên cứu nhiều hơn nữa.
Lời kết
Gỗ Muồng truỗng được mọi người biết đến bộ phận cây dùng để chế biến bao gồm vỏ cây, lá, rễ và quả. Người dân có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô đều được. Sắc uống riêng các bộ phận hoặc phối hợp uống với các vị thuốc khác.
Trên đây là các thông tin chi tiết về cây Muồng truỗng được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.