Gỗ nghiến là gỗ gì? Tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của gỗ

Gỗ nghiến là gỗ gì? Tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của gỗ

Đăng ngày: 24/07/2021 - Cập nhật: 31/08/2021

Nếu bạn đang tìm hiểu về các sản phẩm nội thất gỗ, chắc chắn sẽ không xa lạ gì với cái tên gỗ nghiến. Vậy gỗ nghiến là gỗ gì? Loại gỗ này có đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Cùng Thư Viện Gỗ giải đáp những thắc mắc qua bài viết này nhé!

Cây nghiến
Hình ảnh về cây nghiến

Gỗ nghiến là gỗ gì?

Loại gỗ này có tên khoa học là Burretiodendron hsienmu. Loài thực vật có hoa và từng được phân loại trong họ Đoạn (Tiliaceae). Hiện nay, chúng thuộc phân họ Dombeyoideae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng. Chúng phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam. Có thể bắt gặp loại gỗ này tại vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình.

Nghiến thuộc nhóm I trong bản phân loại gỗ của Việt Nam. Hiện nay, loại gỗ này đang rơi vào tình trạng sắp nguy cấp. Do nhu cầu sử dụng tăng cao dẫn đến tình trạng khai thác gỗ là suy kiệt số lượng gỗ trầm trọng.

Đặc điểm của gỗ nghiến

Nghiến thuộc loại gỗ có trọng lượng rất nặng. Thân gỗ có đặc tính cứng và rất bền. Chất gỗ dẻo dai, có độ đàn hồi cao nên rất được ưa chuộng để làm nhà. Vì khi di chuyển bề mặt gỗ sẽ không tạo ra những tiếng va chạm đặc trưng như một số loại gỗ khác. Chính vì ưu điểm này nên chúng cũng được sử dụng để làm thớt.

Lõi gỗ có màu tự nhiên là màu nâu sẫm, giác gỗ có màu hơi sáng. Đường vân gỗ thường không sắc nét, thường là những đường cong xếp chồng lên nhau. Giác gỗ thì lại thường có màu nâu sáng, mềm và không nặng như lõi gỗ. Nên bộ phận này của thân gỗ thường được dùng để làm những phần ít chịu lực hơn khi dựng nhà như: vách ngăn, bàn thờ hay tủ kệ…

Sau khi được xử lý kỹ, bề mặt đã được bào nhẵn mịn hơn, thì gỗ sẽ xuất hiện những được vân có hình hoa rất bắt mắt mà chỉ một số loại gỗ mới có vì đây là cấu tạo lớp đặc biệt.

Gỗ nghiến
Gỗ nghiến

Đặc điểm của cây nghiến

Cây nghiến có chiều cao trung bình khoảng 30 – 35 m, đường kính có thể lên tới 80 – 90 cm. Phân cành cao và ít. Cành non có đặc điểm giống thân cây, màu nâu trắng, có nhiều đường nứt tạo thành các mảnh nhỏ. Thân cây thường có kích thước lớn. Lá của cây có hình trứng, phình to ở phần sát cuống lá và nhọn dần về phần đầu. Hoa thuộc loại hoa đơn tính, đài hoa hình chuông, bao phấn có hình bầu dục. Quả gần giống với hình dạng quả khế, có 5 cạnh.

Lá của cây
Lá của cây

Ứng dụng của gỗ nghiến

Với đặc tính gỗ cứng, chắc và có độ đàn hồi, dẻo dai rất tốt nên gỗ nghiến luôn đã lựa chọn hàng đầu cho nhiều ngành nghề. Một số ứng dụng thường thấy của loại gỗ này như:

Làm cột nhà, sàn nhà, vì, kèo

Một số gia đình ở những vùng núi cao (như người Tày, Nùng) thường sử dụng loại gỗ này để làm nhà. Do gỗ có tính đàn hồi nên khi đi lại trên sẽ không gây ra nhiều tiếng các ván gỗ va chạm với nhau.

Nhà gỗ nghiến
Nhà gỗ nghiến

Làm các đồ nội thất

Loại gỗ này có màu sắc và đường vân rất đẹp nên cũng được sử dụng để làm các sản phẩm nội thất gia đình như: bàn ghế, giường ngủ,…

Bộ bàn ghế gỗ
Bộ bàn ghế gỗ nghiến

Làm thớt

Thớt gỗ nghiến không còn quá xa lạ với nhiều gia đình. Do thớt có độ bền khá cao và khi sử dụng thường không gây ra tiếng động mạnh.

Thớt Gỗ
Thớt gỗ nghiến

Làm đồ thủ công mỹ nghệ, trang trí

Gỗ nu nghiến là một loại gỗ cao cấp và được sử dụng để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và trang trí không gian sống hay phòng làm việc. Ngoài gỗ nu nghiến còn rất nhiều loại gỗ nu khác đang rất thịnh hành trên thị trường, bạn có thể tham khảo tại bài viết này của Thư Viện Gỗ. Loại nu này phát triển và hình thành từ cây gỗ nghiến. Gỗ nu thực chất là những bướu, u gỗ được hình thành trong quá trình cây sinh trưởng, khi cây gỗ gặp phải những thương tật như: bị xây xước, sâu bọ hay hay bị chặt chém. Thớ gỗ mịn, gỗ thường có màu vàng hoặc màu nâu vàng. Đường vân gỗ là các đường lượn sóng tự nhiên, không theo quy luật nào tạo nên sự khác biệt.

Loại nu này thường rất ít gặp, vì chúng hình thành trên những cây nghiến của tuổi đời hàng trăm năm trở lên. Do đó chúng có giá thành khác cao. Những sản phẩm được làm từ loại gỗ này như: lục bình, bộ ấm trà, tượng, đồng hồ… mang lại tính thẩm mỹ rất cao và phong cách nội thất đặc biệt cho không gian.

Gỗ nghiến là gỗ gì? Tìm hiểu về đặc điểm và ứng dụng của gỗ
Một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ nu nghiến

Ưu, nhược điểm của gỗ

Ưu điểm

  • Trọng lượng gỗ rất nặng nên gỗ có ưu điểm rất cứng.
  • Gỗ có độ bền rất tốt nhờ đặc tính dẻo dai của gỗ.
  • Màu nâu của gỗ kết hợp với những đường vẫn khiến cho các sản phẩm trở nên rất sang trong và đẹp mắt.
  • Nếu có đặt các sản phẩm ở ngoài trời cũng không làm mất màu đặc trưng của gỗ. Mưa, gió sẽ chỉ khiến bề mặt gỗ bạc màu hơn một chút.
  • Những cây gỗ lâu năm sẽ cho phần gỗ nu rất cứng và có những đường vẫn rất bắt mắt.

Nhược điểm

Nếu gỗ bị xẻ ra thành những tấm ván mỏng thì các sản phẩm được làm ra từ những tấm ván này sẽ không chịu được tác động mạnh, dễ bị công vênh hoặc xuất hiện các vết nứt hay mảnh vỡ nếu tiếp xúc với nước hay thời tiết có độ ẩm cao.

Tình trạng hiện tại của gỗ nghiến

Loại gỗ có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại gỗ thuộc nhóm II. Đặc biệt những cây gỗ lâu năm thường có màu sắc và đường vân gỗ rất đẹp, cùng với độ bền của gỗ được nâng lên cao hơn. Do đó, các sản phẩm làm từ loại gỗ này được rất nhiều người săn đón và đem lại giá trị kinh tế cao. Loại gỗ này lại chỉ cho chất lượng gỗ tốt khi được sinh trưởng tự nhiên nên các cây gỗ lâu năm đang bị khai thác bừa bãi. Hiện nay, loại gỗ này đang được đưa vào tình trạng khẩn cấp và được bảo vệ nghiêm ngặt.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm và ứng dụng của gỗ nghiến. Có thể thấy loại gỗ này có chất lượng gỗ rất tốt và có giá thành khá cao do số lượng gỗ còn rất ít. Nếu bạn đang tìm mua sản phẩm gỗ nghiến hãy tìm hiểu thật kỹ để chọn mua được các sản phẩm có chất lượng tốt. Tuy nhiên, hiện nay những cây gỗ lâu năm và phát triển tự nhiên đang dần biến mất do nhu cầu sử dụng tăng cao. Để loại gỗ này không bị biến mất bạn có thể nhờ người có kinh nghiệm tư vấn thêm về một số loại gỗ có ưu điểm tương tự. Bởi nếu không, loại gỗ này sẽ sớm bị cạn kiệt, những cánh rừng gỗ nghiến hàng trăm năm tuổi sẽ “biến mất” trong thời gian rất gần.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ