Hoa nhàu

Gỗ Nhàu Nhuộm – Đặc điểm của gỗ

Ngày đăng: 18/11/2022 lúc 20:59

Gỗ Nhàu nhuộm là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!

Cây nhàu nhuộm

Cây nhàu nhuộm

Gỗ Nhàu nhuộm là gì?

Nhàu nhuộm hay còn được gọi là: Nhàu lông; Nhàu rừng

Tên khoa học: Morinda tomentosa B. Heyne; thuộc họ cà phê (Rubiaceae).

Đặc điểm về gỗ Nhàu nhuộm

Gỗ Nhàu nhuộm có chất lượng hay không? Nhàu nhuộm thuộc nhóm mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.

Đặc điểm hình thái

Nhàu là cây thân gỗ nhỏ, với chiều cao trung bình từ 6 – 9m. Cây có thân nhẵn và phân chia thành nhiều cành to.

Lá mọc đối xứng, phiến lá có hình bầu dục, nhọn ở 2 đầu, lá rộng 5 – 6cm, dài 12 – 14cm.

Hoa nhàu màu trắng mọc ở cuống lá hoặc ngọn cành; đường kính 2-4cm.

Quả có hình trứng, mặt ngoài xù xì, có màu xanh lục khi non và chuyển sang màu trắng hồng khi chín và dài khoảng 5 – 7cm. Bên trong quả có nhân cứng ở giữa, thịt mềm, trắng và thơm. Cây nhàu ra hoa vào tháng 1 – 2 và sai quả vào tháng 7 – 8 hằng năm.

Hoa nhàu

Hoa nhàu

Sự phân bố

Cây nhàu mọc hoang ở Đông Nam Á và vùng Tây Ấn. Ở nước ta, cây nhàu phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị,… hoặc các tỉnh miền Nam như An Giang, Bình Dương,…

Hiện ở miền Bắc có nhiều nơi trồng cây nhàu như Thái Bình, Hà Nội,…Cây mọc tự nhiên trong rừng thưa, ở bình nguyên.

Gỗ Nhàu nhuộm thuộc nhóm gỗ mấy?

Trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt Nam gỗ  GỖ NHÓM VI – Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2019 thì nhóm gỗ này có phẩm chất “kém nhất”, tuy nhiên nhóm gỗ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất phổ thông, giá rẻ.

Bộ phận dùng: Quả, rễ, lá, hạt (Radix, Semen, Folium et Cortex Morindae Citrifoliae) của cây Nhàu (Morinda citrifolia).

Lá, vỏ thân, rễ và quả nhàu được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra quả nhàu còn được nhân dân dùng ăn như một loại trái cây thông thường.

Thu háisơ chế: Thu hái rễ, vỏ và lá quanh năm. Quả thu hái theo mùa. Hầu hết các bộ phận của cây nhàu đều được dùng tươi, riêng rễ đem sấy hoặc phơi khô để dùng dần.

Thành phần hóa học

Rễ, vỏ và trái nhầu chứa một số thành phần hóa học như sterol, anthraquinonie, coumarin, alkaloids, proxeronine, polysaccharide,… Ngoài ra quả còn chứa chất xơ, tinh bột, vitamin C, vitamin A, B1, B6, B12 và một số khoáng chất như Kali, Natri, Sắt và Canxi.

Tính vị:

Quả nhàu có vị hăng, cay và nồng, tính mát.

Rễ có vị chát, tính bình.

Qủa nhàu nhuộm

Qủa nhàu nhuộm

Công dụng của cây Nhàu nhuộm

Từ cây nhàu, con người có thể khai thác nhiều bộ phận để làm thuốc như vỏ cây, rễ, lá, quả. Hầu hết các bộ phận của cây nhàu đều dùng tươi, trừ rễ hoặc quả có thể sấy khô để dùng dần. Vị thuốc này được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Cây nhàu là vị thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Công dụng của cây nhàu là điều trị bệnh tiểu đường, mụn nhọt ngoài da, huyết áp cao, đau mỏi xương khớp, tụ máu do chấn thương, rối loạn kinh nguyệt,..

Công dụng của cây nhàu theo Y Học 

  • Quả nhàu giúp điều trị cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, bệnh tim, suy nhược và đau nhức cơ thể,…;Quả nhàu còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và giảm ho.
  • Nước ép từ quả nhàu có tác dụng cải thiện cơn đau gây ra bởi các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, ung thư, viêm khớp,…;
  • Lá nhàu: Giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non. Sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá nhàu còn dùng nấu canh lươn ăn bổ.
  • Hợp chất proxeronine trong quả nhàu giúp thúc đẩy các tế bào trong cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng và giúp giảm đau hiệu quả
  • Rễ nhàu giảm đau nhức xương khớp, chỉ thống, điều kinh, hoạt huyết và được nhân dân sử dụng để nhuộm đỏ vải quần áo.
  • Cây nhàu giúp hạ huyết áp, an thần, nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ

Rễ, vỏ và quả nhàu chứa các chất: Proxeronine, polysaccharide, anthraquinone, coumarin, sterol, damnacanthal, alkaloids, rutin,… Bên cạnh đó, quả nhàu còn chứa tinh bột, chất xơ, vitamin A, B1, B6, B12, C,… cùng một số loại khoáng chất như canxi, kali, natri,….

Mọi người cần chú ý đến cách dùng của cây Nhàu nhuộm nàu trước khi sử dụng những bộ phận của cây trong y học.

Lời kết

Cây gỗ Nhàu nhuộm được mọi người biết đến với các công dụng trong y học được sử dụng từ thời xa xưa đến nay, chính vì thế cây cũng dần khan hiếm. Nên mọi người muốn tìm hiểu về các sản phẩm từ cây cần tìm một cơ sở uy tín.

Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Nhàu nhuộm được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại cây gỗ này và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ