Gỗ Nóng - Đặc điểm và công dụng của gỗ

Gỗ Nóng – Đặc điểm và công dụng của gỗ

Ngày đăng: 19/11/2022 lúc 07:54

Gỗ Nóng là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!

Lá cây nóng

Lá cây nóng

Gỗ Nóng là gì?

Nóng hay còn được gọi là: Mác miều (Tày); Sổ dã; Pạc phàn mộc, Mạ pin đắng (Dao)

Theo y học cổ truyền, dược liệu Nóng Vị hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sinh cơ giảm đau, sơ phong chỉ khái. Quả có tác dụng khai vị, làm ăn ngon. Vỏ có tính giải độc, làm tiêu sưng. Quả dùng ăn sống.

Tên khoa học: Saurauia tristryla DC.

Họ: Dương đào Actinidiaceae

Bộ: Sổ Dilleniales

Đặc điểm về gỗ Nóng

Gỗ Nóng có chất lượng hay không? Nóng thuộc nhóm mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.

Đặc điểm hình thái

Cây Nóng là loại cây gỗ nhỡ, cao 3 – 6 m. Cành hình tròn, có khía rãnh không đều, cành non có lông ráp màu đỏ và những sẹo rõ do lá rụng để lại.

Lá mọc so le, thường tụ họp ở đầu cành, hình bầu dục, dài 15-25 cm, rộng 5-10 cm, phiến lá hình trái xoan ngược hay hình bầu dục có chóp nhọn sắc, nhẵn, mép lá lượn sóng, hai mặt lá đều có lông ráp; gốc thuôn, mép lượn sóng, có răng rất nhỏ, hai mặt có lông nháp, nhiều hơn ở mặt trên.

Cụm hoa mọc ở kẽ những lá đã rụng thành xim hai ngả; hoa nhỏ màu hồng nhạt; cuống hoa 1-4, hình sợi; lá đài 5, xoan tù; cánh hoa 5, xoan tù, hơi dính ở gốc, nhị đính ở dưới gốc cánh hoa; bầu nhẵn, hình trứng, có 3 cạnh, phía trên có một cột vòi nhuỵ mảnh do 3-4 vòi nhuỵ đính lại với nhau làm một ở gốc tạo thành.

Quả mọng, hình cầu, có cơm nhầy, khi chín màu trắng nhạt.

Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8 – 10.

Hoa cây nóng

Hoa cây nóng

Sự phân bố

Cây nóng phân bố ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây nóng phân bố khá phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc: Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Tây, bắc Giang, Ninh Bình… Ở một số vùng núi cao trên 1000 m ở Tây Nguyên cũng gặp loài này.

Cây ra hoa quả nhiều hàng năm; hạt phát tán theo dòng nước và được nhân giống tự nhiên.

Cây nóng ưa ẩm, ưa sáng hoặc có thể chịu bóng, thường mọc ở ven rừng ẩm, dọc theo hành lang ven suối dưới tán rừng với độ tàn che thấp do nhiều cây gỗ đã bị khai thác hoặc thuộc dạng rừng thứ sinh. Cây còn có thể mọc sát mép nước ở bờ suối, về mùa mưa lũ có thể bị ngập úng tạm thời.

Thu hái: Thu hái quả khi chín, vỏ cây thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân.

Bộ phận dùng: Rễ, vỏ cây và lá.

Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sinh cơ giảm đau, sơ phong chỉ khái. Quả có tác dụng khai vị, làm ăn ngon. Vỏ có tính giải độc, làm tiêu sưng.

Lá cây

Lá cây

Gỗ Nóng thuộc nhóm gỗ mấy?

Trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt Nam gỗ  GỖ NHÓM VI – Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2019 thì nhóm gỗ này có phẩm chất “kém nhất”, tuy nhiên nhóm gỗ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất phổ thông, giá rẻ.

Công dụng của cây gỗ Nóng

Quả dùng ăn sống. Dân gian thường dùng vỏ giữa của thân thái mỏng, giã ra lấy nước uống, bã đắp chữa rắn cắn, cũng dùng đắp các vết sưng tấy, sai khớp.

  • Ở Vân Nam (Trung Quốc), vỏ và hạt được dùng trị viêm gan mạn tính, đau răng do phong hoả, ho do phong nhiệt, bỏng lửa.
  • Ở Trung Quốc, rễ cây nóng được dùng chữa ho do phong nhiệt, đau răng, phong thấp, với liều 10 – 15g, sắc nước uống. Lá phơi khô nghiền thành bột mịn trộn với dầu thực vật, hoặc chế thành cao bôi ngoài chữa bỏng.

Rễ trị đau răng do phong hỏa, sởi sốt cao, viêm xương tuỷ mạn tính, mụn nhọt sưng lở và gãy xương. Rễ dùng trị vết thương dao chém, ngoại thương và bỏng lửa. Có nơi còn dùng vỏ cây và hạt trị viêm gan, đau răng, ho và bỏng.

Đồng bào Dao ở Nghĩa Lộ (Yên Bái) có tập quán ăn vài quả nóng trước bữa cơm để khai vị, kích thích ăn ngon, vỏ cây nóng được dùng làm thuốc chữa rắn cắn.

Cách làm cụ thể như sau: Cạo bỏ lóp bần bên ngoài, rửa sạch, giã nhỏ, đắp xung quanh vết cắn sau khi đã rửa sạch bằng nước sắc lá trầu không và uống nước ép lá dong xanh. Ngày làm một lần.

Lời kết

Gỗ Nóng được mọi người biết đến với những công dụng được ứng dụng trong y học cả trong và ngoài nước của cây Nóng có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ khái, chỉ thống. Chính vì vậy mọi người khi muốn mua sản phẩm của gỗ Nóng cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín.

Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Nóng được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ Nóng và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ