GỖ SAMU – NHỮNG GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA GỖ SAMU
Gỗ samu hiện nay không còn quá xa lạ trên thị trường gỗ Việt Nam. Vậy loại gỗ này có những giá trị kinh tế gì? Đặc điểm của gỗ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi trả lời những câu hỏi này nhé!

Nội dung chính
Giới thiệu về gỗ samu
Gỗ sa mu là loại gỗ bền đẹp, có giá trị kinh tế cao thường được dùng trong xây dựng, sản xuất đồ nội thất gia đình và được ứng dụng vào một số ngành nghề khác. Loại gỗ này thuộc nhóm I trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam.
Điểm đặc biệt đầu tiên phải kể đến chính là mùi hương dịu nhẹ và rất dễ chịu của gỗ. Nếu là người có hiểu biết về gỗ chắc chắn sẽ nhận ra gỗ khi gửi qua mùi hương. Gỗ thường có màu vàng, vàng nghệ hoặc màu đỏ nhạt. Vân gỗ rất rõ nét, thớ gỗ mịn, đều và đẹp. Tính chất gỗ bền, rất chắc. Bền mặt gỗ mịn, dễ dàng đánh bóng và bào trơn. Các sản phẩm từ loại gỗ này có mùi thơm đem đến sự thoải mái, dễ chịu cho gia chủ. Và có phong cách thiết kế rất đặc biệt, bắt mắt nên đem lại những giá trị kinh tế cao.
Gỗ được khai thác từ cây samu. Cùng tìm hiểu về đặc điểm của cây samu để hiểu rõ hơn về loại gỗ này nhé.

Đặc điểm của cây samu
Cây samu có tên khoa học của là Cunninghamia lanceolata. Chúng còn hay được gọi với những cái tên như: sa mộc, long len, thông Tàu. Loại cây này có thể coi là biểu tượng của vùng Tây Bắc.
Đây là loại cây có thân gỗ lớn, tròn và rất thẳng chiều cao trung bình trên 30m, cây lớn nhất đường kính có thể lên tới 200cm. Vỏ cây có màu xám nâu hoặc màu nâu, thân cây trưởng thành xuất hiện các vết nứt dọc khá rõ rệt. Cành cây thường mọc vòng, vuông góc với thân, phát triển thành từng tầng mọc chồng lên nhau. Cây phân cành thấp và có tán lá hẹp, mọc thành hình trụ.
Lá của cây là loại lá kim, tương tự như lá thông, mọc dày và có màu xanh. Đầu lá nhọn và cứng, mép lá hình răng cưa khá sắc. Lá mọc xếp tầng lên nhua theo hình xoắn ốc và vặn ở cuống. Lá và cành phát triển thành thành mặt phẳng.
Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực thường mọc thành cụm ở đầu cành, còn hoa cái lại mọc lẻ hoặc thành cụm nhỏ gồm 2-3 chiếc ở đầu cành. Quả của cây có hình trứng, mọc thành các tầng vẩy gần như vỏ dứa. Hạt hình dẹt, có những cánh mỏng bao xung quanh.
Rễ của cây khá nông và không phát triển nhiều hay cắm sâu vào lòng đất. Những rẽ non có thể mọc ngang trên bề mặt đất ở tầng đất có nhiều chất dinh dưỡng nhất.

Đặc điểm sinh thái của cây
Cây thường phát triển chủ yếu ở những nơi có khí hậu ôn hòa, thời tiết không quá nóng cũng không quá lạnh. .
Loại cây này ưa đất sâu ẩm, nhiều mùn, pha cát, có khả năng thoát nước tốt và thoáng mát. Chúng sinh trưởng tốt trên đá phiến thạch sét hoặc phiến thạch mica, đá vôi, đá macma các loại, có tầng dầy 0,7-0,8m trở lên. Khó sinh trưởng trên đất kiềm hoặc đất mặn.
Khi còn nhỏ cây cần có bóng che, sao với các loài cây lá kim khác chúng sinh trưởng khá nhanh. Cây cũng có khả năng tái sinh từ hồi rất mạnh.
Cây phát triển tự nhiên, thường phân ở khu vực miền Trung và Nam Trung Quốc, giáp biên giới Việt – Trung. Ở Việt Nam, chúng được trồng tại các tỉnh biên giới phía Bắc như: Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng hay Quảng Ninh.
Ưu điểm của gỗ samu
- Thớ gỗ thẳng và có kích thước lớn. Có thể tạo thành nhiều sản phẩm có phong cách thiết kế khác nhau.
- Công đoạn xử lý gỗ cũng không mất quá nhiều thời gian do thớ gỗ mịn, dễ dàng cưa xẻ, bào trơn, đánh bóng bề mặt hay tạo kiểu cho gỗ.
- Gỗ có khả năng chống lại các loại sâu mọt.
- Thân gỗ chắc, có thể chịu được lực va đập mạnh nên rất bền bỉ với thời gian.
- Khả năng uốn cong gỗ tốt, gỗ cũng có khả năng chịu được sức ép tốt.
- Gỗ có thể để trong điều kiện thời tiết tự nhiên rất tốt.
- Gam màu tự nhiên của gỗ đề là gam màu ấm nên đem lại phong cách nội thất rất đặc biệt.
- Gỗ có mùi thơm dịu nhẹ, rất dễ ngửi. Trong gỗ có chứa tinh dầu nên có thể đuổi muỗi, côn trùng và làm sạch không khí rất tốt.
Sở hữu rất nhiều ưu điểm của những loại gỗ thuộc nhóm I. Tuy nhiên, loại gỗ này lại có nhược điểm là dễ bị nứt nẻ hay nhiều thân gỗ lâu năm khi khai thác xuất hiện tình trạng rộng ruột.
Những giá trị kinh tế của gỗ samu
Gỗ samu sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội, là loại gỗ được đánh giá có chất lượng cao, bề mặt gỗ có kích thước lớn nên dễ dàng tạo ra nhiều sản phẩm nội thất và rất bền bỉ theo thời gian. Do đó, những giá trị kinh tế của gỗ samu rất nhiều, chúng được ứng dụng vào rất nhiều ngành nghề.
Sản xuất các sản phẩm nội thất gia đình
Gỗ có tính chất bền, đẹp và có mùi hương đặc biệt nên thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất gia đình như: Giường ngủ, tủ quần áo, tủ bếp, bàn ghế, phản gỗ, cầu thang, sàn nhà, bồn tắm…

Đũa samu cũng là sản phẩm quen thuộc của nhiều nhà hàng sang trọng hay các gia đình do đũa có mùi thơm, bề mặt đũa mịn.
Đồ thủ công mỹ nghệ gỗ samu
Dựa vào ưu điểm bề mặt gỗ mịn, dễ đánh bong và tạo kiểu nên gỗ samu là lựa chọn hàng đều cho các sản phẩm tượng gỗ, tượng thờ tại các miếu, chùa…

Dùng trong ngành công nghiệp.
Gỗ có khả năng chịu được lực ép và va đập mạnh nên được sử dụng đến đóng thuyền, làm cột buồm, cột điện,…
Làm cây phong cảnh
Hình dạng và kích thước của cây không quá lớn và khi được trồng tại các nơi như: trường học, công viên, bệnh viện, đường phố… đem lại cảnh quan vô cùng đẹp mắt.
Nhiều vùng miền, người ta còn trồng cây tại các bìa rừng để hạn chế sự xuất hiện của các loại động vật tàn phá rừng do cây có thân gỗ lớn.
Tinh dầu samu
Tinh dầu chiết xuất từ cây samu có công dụng đuổi muỗi, các loại côn trùng, làm sạch không khí và có mùi hương dịu nhẹ. Trong y học cũng sử dụng loại tinh dầu này để xử lý các vết bầm tím, vết thương do bị cồn trùng cắn hay để trị bệnh đau khớp.
Trên đây là những thông tin về gỗ samu. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm kiến thức về loại gỗ này và những giá trị kinh tế của chúng. Cảm ơn bạn đã theo dõi!