Gỗ Sảng – Đặc điểm và công dụng của gỗ
Gỗ Sảng là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!
Nội dung chính
Gỗ Sảng là gì?
Sảng cánh hay còn được gọi là: Sảng, Trôm cước; Cước mộc; Chọc mọc
Tên khoa học: Sterculia alata Roxb; thuộc họ Trôm –Sterculiaceae.
Đặc điểm về gỗ Sảng
Sảng có chất lượng hay không? Sảng thuộc nhóm mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.
Đặc điểm hình thái
Sảng là loài thực vật thân gỗ sống lâu năm, cây gỗ to tới 25 – 30m; đường kính thân khoảng 80cm, nhánh non có lông. Vỏ thân cây màu nâu xám, có những đốm trắng, gần nhẵn. Thịt vỏ có màu nâu vàng nhạt, xơ bền, và xếp thành lớp. Các cành con màu đen xám, có sẹo vòng lá rụng.
Cây thuộc loài lá đơn, hay bản lá nguyên. Lá hình trái xoan, gần như hình tam giác, có mũi ngắn, cụt, tròn hay hình tim ở gốc, dài 15cm và hơn, rộng 9-10cm, khi già nhẵn, có 5-7 gân gốc; cuống yếu, 6-7cm; lá kèm có lông, dài 9mm. Với mỗi phiến lá thì có hình ngọn giáo hay thuôn và thường mặt dưới lá có lông sao.
Chùm hoa sảng mảnh; mỗi nhánh hoa rất nhỏ mang từ 1-5 hoa. Hoa màu hung, xếp thành chùm ở ngọn và ở nách lá, không phân nhánh, dài 8-10cm. Cây có lá bắc hình dải, ngắn và thường dễ rụng với đài hoa hình chuông. Đối với hoa sảng đực có cuống bộ nhị không lông; bao phấn xếp hai dãy. Còn hoa sảng cái lại có bầu nhiều lông, cùng với hình cầu đặc trưng. Cây sảng ít bị rụng lá, đặc biệt là khi quả sang nở màu đỏ rực, bung xoè đẹp mắt.
Quả đại 4-5, có cuống, hoá gỗ, có đường kính tới 10cm. Quả sảng có hạt, màu đen, mỗi hạt to chừng 9x12mm và có thể ăn được. Khi quả nở màu đỏ rực, và bung xoè đẹp mắt; đặc biệt vào mùa quả từ tháng 8 đến tháng 10. Hạt nhiều, thuôn, dẹp, có cánh, dài 7cm, rộng 3cm.
Hoa mùa xuân (tháng 3).
Sự phân bố
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thường xanh ở độ cao 200-800m ở Nghệ An, Hà Tĩnh tới Gia Lai, Đồng Nai.
Sảng sinh trường khỏe mạnh và phổ biến nhất ở khu rừng thứ sinh trải dài ở các tỉnh: từ Hoà Bình, Quảng Ninh cho tới Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Ninh Thuận.Cây cũng thường mọc ở vùng rừng núi, đặc biệt sinh trưởng tốt ở các sườn đồi vùng trung du.
Bộ phận dùng: Hạt – Semen Sterculiae Alatae.
Tính vị, tác dụng: Hạt khi ngâm nước sẽ cho nhiều chất nhầy; chúng có tính gây mê.
Gỗ Sảng thuộc nhóm gỗ mấy?
Trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt Nam gỗ Sảng cánh GỖ NHÓM VI – Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh; được xếp cùng các loại gỗ khác như: Chân chim, Choai, Gáo vàng, Côm tầng, Cao su, Cám, Hồng rừng,…
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2019 thì nhóm gỗ này có phẩm chất kém, tuy nhiên nhóm gỗ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất phổ thông, giá rẻ.
Ưu điểm của gỗ Sảng
Sảng là loại gỗ được nhiều người tìm kiếm bởi vì:
– Gỗ thớ thẳng, kết cấu mịn, chất gỗ tương đối cứng, và hơi nặng; tỷ trọng từ 0,57 – 2,65,
– Sắc gỗ nhạt và đồng đều rất đẹp mắt.
–Dễ gia công, các mặt cắt nhẵn. Sau khi phơi khô không nẻ, dù hơi biến dạng, dễ mục, cong vênh, hay mối mọt
Công dụng:
Cây sảng thường được người dân tại địa phương trồng làm cây che bóng mát và cây cảnh. Cây sảng mang nhiều ý nghĩa phong thủy, người dân trồng cây với mong muốn đem lại cuộc sống đủ đầy và sang giàu, do gọi là cây Sang nên ý nghĩa của cây là sự sang giàu, thịnh vượng.
Sảng cũng được sử dụng để tạo ra các đồ dùng gia đình như: phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp; và thiết kế nội thất văn phòng. Giá thể cấy nấm hương, mộc nhĩ. Công dụng trị bệnh của cây cũng vô cùng phổ biến. Trong đời sống, người ta còn tận dụng các sợi vỏ của cây sảng để làm túi xách và giấy.
Tại Việt nam ở vùng Tây Nguyên, đồng bào dân tộc vẫn dùng ăn, mặc dầu chúng gây cảm giác kiến bò và gây ngủ. Các loài động vật cũng thích ăn loại hạt này. Người ta thu hái vỏ cây sảng quanh năm, dùng tươi hay phơi khô đều có tác dụng làm thuốc.
Cây sảng là vị thuốc nam quý, người ta sử dụng rộng rãi vị thuốc này dưới dạng tươi hay khô trong YHCT. Các tài liệu YHCT có ghi nhận vỏ cây sảng được dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt. Vị thuốc dùng độc vị hoặc có thể kết hợp dùng phối hợp với những vị thuốc khác.
Dược liệu cũng được sử dụng để trị bạch đới nhiều, lâm trọc và lá dùng trị đòn ngã tại một số vùng ở Quảng Tây (Trung Quốc). Tại vùng Vân Nam, cây sảng còn được sử dụng phơi khô làm thuốc thanh phế nhiệt giúp thải độc, mát gan. Ngoài ra, hạt của cây cũng được dùng ăn nhờ hương vị rất ngon.
Giá của gỗ Sảng
Gỗ Sảng giá bao nhiêu? Gỗ Sảng có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Khi gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm; khá khó khăn để có thể đáp ứng được nhu cầu cho nhiều ngành khác nhau như là: trang trí nội – ngoại thất, hay sản xuất đồ mỹ nghệ, thậm chí điêu khắc, …từ đó, giá trị của gỗ sẽ càng được nâng lên cao.Giá loại gỗ này cũng không ngoại lệ. Và dĩ nhiên, gỗ càng to, tuổi gỗ càng lớn thì giá càng cao.
Nhưng bạn có thể tham khảo tầm giá trung bình đối với các loại gỗ nhóm VI như sau: tầm 1.800.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m; và khoảng 2.500.000 VNĐ/m3 đối với xẻ các quy cách dài >3m.
Lời kết
Gỗ Sảng được mọi người trồng làm cây che bóng mát và cây cảnh. Cây cũng mang nhiều ý nghĩa phong thủy; người dân tin rằng khi trồng cây sẽ đem lại cuộc sống đủ đầy và sang giàu. Công dụng trị bệnh của cây cũng vô cùng phổ biến, khi gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm; khá khó khăn để có thể đáp ứng được nhu cầu cho nhiều ngành khác nhau.
Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Sảng được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.