Gỗ Sấu – Đặc điểm và công dụng của gỗ
Gỗ Sấu là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!
Nội dung chính
Gỗ Sấu là gỗ gì?
Sấu hay còn được gọi là: Sấu trắng; Long cóc
Tên khoa học: Dracontomelon duperreanum Pierre. Đây là một loài cây sống lâu năm, lá thường xanh thuộc Họ Đào lộn hột (Anacardiaceae).
Sấu là một loại quả thường dùng tươi để nấu canh; hoặc lấy cùi thịt của quả làm tương giấm; mứt sấu, ô mai, sấu dầm v.v. Tuy nhiên, bạn có biết loại cây này mang đến rất nhiều giá trị và ứng dụng tới ngành thiết kế nội thất
Đặc điểm về gỗ Sấu
Gỗ Sấu có chất lượng hay không? Sấu thuộc nhóm mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.
Đặc điểm hình thái
Cây gỗ thường xanh, cao tới 25 – 30m hay hơn,sống ở những nơi có đất dày thường tạo ra những bạnh vè lớn ở phía gốc. Các cành nhỏ có cạnh và có lông nhung màu xám tro.
Lá mọc so le, có hình lông chim dài 30–45cm, với chừng 13-17 lá chét mọc đối hay so le. Phiến lá chét hình trái xoan, và đầu nhọn gốc tròn, gốc lệch, dài 6-12 cm, rộng 2-4 cm, lá ở gốc nhỏ hơn ở ngọn, dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ, khi vò ra có mùi thơm đặc trưng.
Cụm hoa thuộc loại hoa chùm, thường mọc ở ngọn hay gần ngọn, ngắn hơn lá, có lông mang lá hoa nhỏ và thuôn, hình mác, có lông dạng mi. Hoa sấu nhỏ, màu xanh trắng, có lông mềm, cánh hoa 5, dài 8 – 10mm, nhị 10, đĩa mật nguyên, bầu trên 5 ô. Cây ra hoa vào mùa xuân – hè.
Quả sấu là loại quả hạch hình cầu hơi dẹt, đường kính độ khoảng 2 cm, khi chín màu vàng sẫm, chứa một hạt. Quả có vào mùa hè – thu; được thu hái vào giai đoạn tháng 7 cho đến tháng 9.
Sự phân bố của Gỗ Sấu
Thế giới: Trung Quốc.
Tại Việt Nam: Phân bố tự nhiên ở các tỉnh trung du Bắc Bộ và Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Nai. Hiện được trồng ở nhiều nơi, chủ yếu là các đường phố, vườn cây ăn quả. Cây sấu mọc trong rừng thuộc loại bán rụng lá, trên loại đất đỏ sâu hoặc sâu trung bình trong khu vực Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, cho tới vùng đồng bằng ven biển và cao nguyên Trung Bộ; thường ít gặp ở vùng Nam Bộ.
Đặc điểm sinh học
Cây gỗ thường xanh có bạnh, mọc rải rác trong rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, vùng núi đất ở độ cao 100-1200m so với mặt nước biển. Là cây ưa ẩm và mọc tương đối nhanh,thích hợp với loại đất có tầng mặt sâu, còn giầu chất dinh dưỡng. Ở một số vùng rừng kín thường xanh ẩm, sấu trong rừng còn tương đối nguyên sinh, có những cây khổng lồ cao trên 30m.
Cây có ra hoa kết quả hàng năm tuy nhiên tỉ lệ đậu hoa, quả còn phụ thuộc vào thời tiết lúc cây ra hoa, nếu vào lúc đó có mưa nhiều thì năng suất sẽ kém do hoa không đậu.
Gỗ Sấu thuộc nhóm gỗ mấy?
Trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt Nam gỗ GỖ NHÓM 6: Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh; , dễ chế biến; được xếp cùng các loại gỗ như: Chẹo tía, Bứa lá thuôn, Bạch đàn chanh, Cáng lò,…
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2019 thì nhóm gỗ này có phẩm chất kém, tuy nhiên nhóm gỗ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất phổ thông, giá rẻ.
Ưu điểm của Gỗ Sấu
– Gỗ Sấu chắc, dẻo và rất nặng. (Tỷ trọng 0,549. Lực kéo ngang thớ là 22 kg/cm2, lực kéo dọc thớ 370 kg/cm2, độ oằn 896 kg/cm2. Hệ số co rút 0,28 – 0,32)
– Gỗ khá dễ chế biến giúp tạo hình nhiều loại sản phẩm đồ gỗ
– Gỗ màu nhạt, thớ mịn vân đẹp, ít mối mọt được dùng nhiều vào đóng đồ gia dụng, trong công nghệ làm ván ép, ván lạng tạo các tác phẩm thủ công mỹ nghệ.
– Gỗ sấu chắc, dẻo và rất nặng.
Nhược điểm
Tuy nhiên loại gỗ này cũng tồn tại nhiều đặc điểm
– Gỗ dễ bị cong vênh hay co rút trong quá trình gia công sản xuất.
– Gỗ từ sấu dễ bị mối mọt tấn công.
Ứng dụng
Đối với con người, cây Sấu là cây mang nhiều tác dụng như:
Trồng để lấy gỗ
Có thể thấy rằng sấu nhờ những ưu điểm trên, nên dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng gia đình. Thêm vào đó, loài cây này còn được ứng dụng trong công nghệ làm ván ép, ván lạng, hay là tạo các tác phẩm thủ công mỹ nghệ…
Trồng cây bóng mát: là loại cây che bóng mát tuyệt vời, cây thẳng, lá xanh thẫm, bóng rợp trên đường phố, cây công trình tạo cảnh quan tại công viên; khu dân cư đô thị, trường học, bệnh viện, xí nghiệp, khu di tích,…Thực tế rằng, loài cây này trồng trên đường phố rất dễ; cây phát triển nhanh, sống lâu, chống chịu được gió bão.
Ngoài ra, cây sấu vừa trồng làm rừng phòng hộ để chống xói mòn đất; vừa được trồng để làm cây ăn trái, cho quả ngon tạo bữa ăn hấp dẫn. Quả thường dùng tươi để nấu canh hoặc lấy cùi thịt của quả để làm: tương giấm hay mứt sấu, ô mai, sấu dầm v.v. Sấu cũng có một số tác dụng trong điều trị các chứng bệnh và được ứng dụng trong y học cổ truyền phương Đông.
Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% axít hữu cơ, 1,3% protein, 8,2% gluxit, 2,7% xenluloza, 0,8% tro, 100 mg% canxi, 44 mg% phốtpho, sắt và 3 mg % vitamin C.
Khai thác, chế biến và bảo quản
Sấu được trồng trong vườn, trang trại, hai bên đường phố, đường làng… vừa mang lại mỹ quan, tạo môi trường trong lành, tạo bóng mát và mang lại lợi nhuận lớn về kinh tế trong mùa thu hoạch quả.
Quả sấu được hái trực tiếp trên cây vào mùa dịp hè thu, vì lượng quả ở một cây là rất lớn do đó khi thu hoạch thì toàn bộ quả của cùng một cây được thu hái một lần theo phương thức phổ thông truyền thống: bẻ cành mang quả.
Quả sấu được ưa chuộng trên thị trường là vì dễ chế biến, bảo quản và sử dụng một cách dễ dàng, đặc biệt là tính đa tác dụng và chất lượng các sản phẩm từ quả Sấu. Quả hái vào dịp hè thu, rửa sạch hay gọt vỏ để nấu canh chua, lấy cơm làm mứt. Quả có thể được gọt, rạch dao thành các đường xoắn ốc, ngâm với đường làm si-rô.
Sấu bắt đầu cho quả sau 7-8 năm, sản lượng quả sẽ tăng dần cho tới hơn 30 năm sau nữa. Có thể khai thác gỗ sấu ở tuổi 40 hoặc hơn.
Giá của Gỗ Sấu
Gỗ Sấu giá bao nhiêu? Gỗ có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Những cây sấu hàng chục năm tuổi, có chiều dài đo từ gốc đến điểm phát tán khoảng 4m trở lên, được bán với giá từ 1,5 đến 3 triệu đồng (những cây sấu da trơn thường sẽ được bán với giá cao hơn). Hiện nay tùy theo từng thời điểm cũng như khu vực mà gỗ sấu có từng mức giá khác nhau.
Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay, chi phí mà bạn phải trả cho loại gỗ này là: khoảng 1.800.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m; và tầm 2.500.000 VNĐ/m3 đối với xẻ các quy cách dài >3m. Đây là mức giá cả thường thấy ở nhóm gỗ VI.
Lời kết
Gỗ Sấu được trồng thành vườn, thậm chí thành trang trại, người ta lợi dụng cả đường đi là nơi trồng sấu, vừa có tác dụng tạo bóng mát, mỹ quan lại có giá trị kinh tế bởi sản lượng quả của sấu hàng năm là rất lớn, mang lại lợi nhuận cao mà lại tốn ít công chăm sóc, bảo vệ.
Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Sấu được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ Sấu và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.