Gỗ Sữa – Đặc điểm và công dụng của gỗ
Gỗ Sữa là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!
Nội dung chính
Gỗ Sữa là gỗ gì?
Sữa hay còn được biết đến với tên gọi khác: Mò cua; Mù cua, Mồng cua.
Tên khoa học: Alstonia scholaris (L.) R. Br. Đây là một loài thực vật thuộc chi Hoa sữa, họ La bố ma (Apocynaceae).
Loại cây này không chỉ mang lại hương thơm ngọt ngào mà còn được yêu thích trong các lĩnh vực khác; như là thiết kế nội thất.
Đặc điểm về gỗ Sữa
Gỗ Sữa có chất lượng hay không? Sữa thuộc nhóm mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.
Đặc điểm hình thái
– Đây là loại gỗ nhỡ, thường xanh, cây to cao khoảng 15-20m. Thân cây thẳng và tròn; gốc có thể có khía nâu. Cây phân nhánh nhiều trên cao, các cành mọc khúc khủy và đan xen vào nhau mọc vòng tròn xung quanh thân bởi thế cây cho tán khá rộng và dày đường kính tán khoảng từ 5-10m. Vỏ cây nứt nẻ dọc mùn, có nhựa màu trắng đục; thịt vỏ màu trắng. Cành thường mọc thành vòng, tạo thành các tầng tán.
– Lá đơn nguyên tập trung ở đầu cành; có từ 5-10 lá. Phiến lá hình trứng ngược, dài khoảng 10 – 15cm, rộng từ 4 – 6cm; có đầu tù hoặc hơi lõm và đuôi nêm. Gân song song, xếp sắt nhau, nổi rõ. Mặt bên trên phiến lá có màu xanh bóng, mặt dưới thì màu xám bạc.
– Cụm hoa rạng sinh tán, những bông hoa khá nhỏ, có từ màu trắng đến vàng nhạt; có mùi thơm đặc trưng. Mùa hoa từ tháng 6 đến tháng 11
– Quả màu nâu, dài khoảng 15 – 18 cm, thõng xuống. Quả gồm hai đại dài và hẹp, chứa nhiều hạt. Chúng có 5 cánh hoa và 5 lá đài, sắp xếp thành 4 vòng xoắn. Các hoa sinh sản là loại lưỡng tính. Các lá đài hợp màu lục bao gồm các thùy hình trứng và phân bổ trong một vòng. Đĩa đệm hình khuyên là loại dưới bầu. Năm cánh hoa hợp có các thùy thuôn hay hình trứng và phân bổ trong một vòng. Mùa quả từ tháng 10 đến tháng 12
– Hạt nhiều, nhỏ, dẹp, dài chừng 50mm, rộng khoảng 2,5mm. Hạt có mào lông ở hai đầu.
Sự phân bố
Cây phân bố nhiều ở rừng hỗn giao, cũng hay được trồng quanh thôn bản hoặc cây xanh dọc đường. Loài cổ nhiệt đới, mọc hoang và cũng được trồng ở nhiều nơi. Ta thường thu hái vỏ vào mùa xuân hè, cạo bỏ lớp bần, thái lát phơi khô hoặc tán bột dùng.
Cây mọc rải rác ở ven sông, ven suối, ven rừng; ưa sáng, ưa đất ẩm, tái sinh bằng hạt và nảy chồi mạnh. Cây sinh trưởng nhanh, chịu được điều kiện khắc nghiệt.
Trên thế giới, cây tập trung ở các vùng như: Đông và Nam châu Á, châu Úc, Nam Trung Hoa, Nepal, Sri Lanka, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Philippines, Úc, Singapore, Papua New Guinea.
Bộ phận dùng: Vỏ cây và lá – Cortex et Folium Alstoniae. Các loài cây này chứa nhựa màu trắng như sữa, rất giàu các ancaloit có độc tính.
Thành phần hoá học: Alcaloid toàn phần trong vỏ là 0,16 – 0,27%. Các chất chính là echitenine ditamine, echitamine (0,5%), echitamidine. Vỏ còn chứa a-amyrin và lupeol cùng các triterpen khác.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, thơm, tính hàn, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống, bình suyễn chỉ khái, triệt ngược, phát hàn, kiện vị, dùng ngoài cầm máu. Ở Ấn Độ, vỏ được xem như là thuốc bổ đắng, hạ nhiệt.
Gỗ Sữa thuộc nhóm gỗ mấy?
Trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt Nam gỗ GỖ NHÓM VI – Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh, được xếp chung với các cây gỗ như: Mù u, Mý, Ngát, Nhàu nhuộm, Nóng,…
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2019 thì nhóm gỗ này có phẩm chất kém, tuy nhiên nhóm gỗ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất phổ thông, giá rẻ.
Ưu điểm của gỗ Sữa
– Sữa có chất gỗ tương đôi ổn định, lõi gỗ khá dai. Nhờ vậy, gỗ được ứng dụng để làm đồ gia dụng trong gia đình và đồ thủ công khác nhau.
– Gỗ trắng, mềm, nhẹ, thớ gỗ mịn. Gỗ có thể làm gỗ dán và các đồ gia dụng thông thường. Vỏ dùng làm thuốc chữa sốt, lỵ hoặc dùng làm thay vỏ Canh-ki-na.
– Gỗ được thị trường nước ngoài ưa chuộng.
– Giá thành khá rẻ.
Nhược điểm
– Sữa là loại cây thuộc nhóm gỗ nhẹ, vì vậy sức chịu đựng của gỗ không cao; khả năng chịu lực kém và tương đối dễ bị mối mọt hay cong vênh.
Ứng dụng của gỗ Sữa
Cây Sữa phát triển khá nhanh; thường ít sâu bệnh, cho bóng mát quanh năm. Nhờ thế, thường được sử dụng làm cây bóng mát. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc lại cho cảnh quan đẹp nên được trồng làm cây công trình rất nhiều.
Gỗ của Sữa thường nhẹ và có màu trắng. Gỗ được ứng dụng để đóng một số đồ gia dụng thông thường như: làm bút chì, bảng con cho học sinh, quan tài và nút chai. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu về công dụng của cây Sữa thì loài cây này có tiềm năng điều trị tiểu đường hay kiểm soát ung thư…
- Thường dùng làm thuốc bổ, chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, sốt rét cấp và mạn tính, đau bụng ỉa chảy, kiết lỵ, viêm khớp có sưng nóng đỏ đau, bệnh ngoài da lở ngứa.
- Ở Ấn Độ, vỏ được dùng trị sốt rét và cũng dùng trị ỉa chảy, lỵ và trị rắn cắn; dịch cây đắp các vết loét.
- Ở Trung Quốc, vỏ và lá dùng trị ho gà, viêm khí quản mạn tính, suyễn khan, sốt rét, cảm mạo phát sốt,…
Các loài Alstonia cũng được sử dụng trong y học cổ truyền. Vỏ của Alstonia constricta và Alstonia scholaris là nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh sốt rét, đau răng, thấp khớp và rắn cắn. Nhựa cây được dùng để giảm ho, đau họng và hạ sốt.
Nhiều loài Alstonia cung cấp gỗ có giá trị thương mại, được gọi là pule hay pulai tại Indonesia và Malaysia. Các cây trong nhánh Alstonia sản sinh ra gỗ nhẹ, trong khi các cây trong nhánh Monuraspermum và Dissuraspermum sinh ra gỗ nặng.
Cách trồng và chăm sóc cây Sữa
Cây Sữa có tốc độ sinh trưởng nhanh, cây ưa sáng, chịu được mọi hoàn cảnh sống. Cây dễ trồng, dễ chăm sóc lại cho cảnh quan đẹp nên được trồng làm cây công trình rất nhiều. Với tán lớn, lá xanh quanh năm, cây thích hợp trồng tạo bóng mát cho công viên, trồng dọc theo đường phố, trồng trong các khu đô thị, khu dân cư, làm cây cảnh sân vườn biệt thự, tạo cảnh quan cho nhiều tiểu cảnh trong các khu resort, nghỉ dưỡng…
Giá của Gỗ Sữa
Gỗ Sữa giá bao nhiêu? Gỗ Sữa có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Nhìn chung, giá thành của Mò Cua chỉ là ở mức trung bình, không hề quá cao và có mức giá thường cố định. Bạn có thể tham khảo giá thành cho loại gỗ nhóm VI này như sau: giá gỗ khoảng 1.800.000 VNĐ/m3 với loại gỗ tròn và 2.000.000 VNĐ/m3 đối với gỗ hộp.
Gía gỗ cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi cây, màu gỗ,…
Lời kết
Cây gỗ Sữa loại cây này không chỉ mang lại hương thơm ngọt ngào mà còn được yêu thích trong các lĩnh vực khác; như là thiết kế nội thất, có chất gỗ nhẹ được dùng làm nhiều đồ dùng thông thường. Chính vì vậy các ứng dụng của gỗ luôn được mọi người quan tâm, khi muốn mua sản phẩm của gỗ cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín.
Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Sữa được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ Sữa và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.