Gỗ tần bì

Gỗ tần bì hay còn gọi là gỗ ash – Thông tin chi tiết về loại gỗ này

Đăng ngày: 08/08/2021 - Cập nhật: 08/08/2021

Gỗ tần bì hay còn gọi là gỗ ash – Đây là một loại gỗ nhập khẩu được đánh giá khá cao trên thị trường gỗ Việt Nam. Bài viết hôm nay Thư Viện Gỗ sẽ cung cấp những thông tin chi tiết để bạn có thể hiểu rõ hơn về loại gỗ này!

Cây gỗ tần bì (ash)

Thông tin cơ bản

Tần bì hay còn được gọi là gỗ ash. Có tên khoa học là Fraxinus spp, thuộc họ cây ô liu, chi tử đinh hương. Các loại gỗ tần bì thường thấy trên thị trường là gỗ được nhập khẩu.

Loại gỗ này thân gỗ có kích thước lớn, có khả năng chịu lực tốt và rất bền bỉ với thới gian. Màu sắc và hoa văn của gỗ rất đẹp mắt, mang tính thẩm mỹ cao. Và rất được lòng những người chơi gỗ dù là khó tính nhất.

Vì đây là gỗ nhập khẩu nên sẽ không có mặt trong danh mục các loại gỗ tự nhiên. Nếu tính trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam thì loại gỗ này được xếp và nhóm IV. Đây là nhóm gỗ có chất lượng gỗ tốt và màu sắc gỗ rất đẹp mắt.

Nguồn gốc và xuất xứ

Tần bì được biết tới là loại gỗ được sinh ra từ những nghiên cứu khoa học. Chứ không phải là loại gỗ sinh trưởng tự nhiên. Do đó, ờ nhiều nước loại gỗ này được bảo vệ rất nghiêm ngặt theo chính sách pháp luật. Cả về kế hoạch trồng phát triển gỗ hay việc khai thác. Loại gỗ này có nguồn gốc từ những nước châu Âu.

Phân bố

Đây có thể coi là cây bản địa của các nước châu Âu. Có thể bắt gặp loại cây này ở các nước như: New Zealand, Hoa Kỳ,

Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, Nga…

Cây tần bì
Cây tần bì

Đặc điểm sinh thái của tần bì (ash)

Cây thường sinh trưởng tại những nơi đất trũng quanh khu cực đồng bằng duyên hải, nơi có khí hậu lạnh. Cây rất ưa lạnh. Nên càng sống ở những vùng có khí hậu lạnh cây sẽ càng cho thân gỗ có chất lượng tốt và đường vân gỗ đẹp.

Gỗ tần bì có rất nhiều loại, do đó mỗi loại sẽ có những đặc trưng riêng. Nhìn chung, các loại tần bì đều cho thân gỗ tương đối thẳng, vỏ ngoài thường xuất hiện các đường nứt dọc thân gỗ.

Lá của cây có hình dáo mác, phần đầu nhọc, mọc đối xứng nhau. Hoa của cây có màu trắng, mọc thành từng chùm ở đầu cành, cánh hoa nhỏ. Quả thường mọc thành chùm, vỏ có màu xanh và có thể chuyển dần sang màu nâu đất.

Lá và hoa của cây
Lá và hoa của cây

Phân loại gỗ tần bì (ash)

Trên thế giới, có khoảng 45-60 loài tần vì khác nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về những loại tần bì thường xuất hiện nhiều trên thị trường, đó là:

Gỗ tần bì trắng (White ash)

Người ta còn gọi tần bì trắng là gỗ Americana white Ash. Loại gỗ này phân bố nhiều tại khu vực Đông Bắc Mỹ. Đặc biệt là ở: Nam Ontario, Quebec, New Brunswick, Nova Scotia, Prince Edward Island của Canada. Chúng có tên khoa học là Fraxinus Americana.

Những cây trưởng thành thường có chiều cao từ 20-30cm, đường kính khoảng 0,6-1,5m. Loại gỗ này có màu vàng nâu, tâm gỗ có màu nâu, chất gỗ cứng và đặc biệt gỗ có độ đàn hồi cao.

Thông số của loại gỗ này:
– Trọng lượng riêng 0,55-0,67.
– Trọng lượng khô khoảng từ 675kg/m3.
– Độ cứng Janka 5870N; độ co rút Radial 4,9%;.
– Giới hạn đàn hồi 12 GPa; giới hạn uống cong 103,5 MPa.
– Cường độ nghiền 51,1 MPa; thể tích 13,3%, T/R 1,6.

Gỗ tần bì đen (Black ash)

Loại gỗ này thường có mặt ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ hay Đông Canada. Gỗ có tên khoa học là Fraxinus nigra. Chiều cao trung bình của cây chỉ khoảng 15-20m và đường kính là 30-60cm.

Chúng có tên là tần bì đen do màu sắc của gỗ so với những loại khác thường có màu đậm hơn. Gỗ có màu nâu nhạt, vân gỗ thường có màu nâu sậm và nhiều hơn.

Loại gỗ này có thông số:
– Trọng lượng riêng 0,45-0,55.
– Trọng lượng khô trung bình 545kg/m3.
– Độ cứng Janka là 3870N; độ co rút Radial 5%.
– Giới hạn đàn hồi 11 GPa; giới hạn uốn cong 86,9 MPa.
– Lực nghiền 41,2 MPa; thể tích 15,2%, T/R 1,6.

Gỗ tần bì tamo (Tamo ash)

Thường thấy ở vùng Bắc Á tại một số nước như: Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Loại gỗ này còn có tên gọi khác như: Ash Nhật Bản, Manchurian Ash,… Tên khoa học của chúng là Fraxinus mandshurica.

Thân cây có chiều cao từ 20-30cm những chỉ có đường khính khoảng 30-60cm. Bề mặt gỗ có hoa văn giống như hình đậu phộng màu nâu, gỗ sẽ có màu vàng hoặc vàng nâu nhạt.

Loại gỗ này thường có những cây họ dây leo sống ký sinh. Do đó, những chất dinh dưỡng nuôi cây thường bị cản trở nên thân gỗ thường có hình đậu phộng. Chính vì lý do này khiến tần bì tamo là loại gỗ có hình dạng đặc biệt nhất.

Gỗ này có các thông số:
– Trọng lượng riêng 0,50-0,56.
– Trọng lượng khô trung bình 560kg/m3.
– Độ cứng Janka là 4490N.
– Giới hạn đàn hồi 8,24 GPa; giới hạn uốn cong 74,6 MPa.

Gỗ tần bì bí ngô (Pumpkin ash)

Có tên khoa học là Fraxinus profunda. Thường phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc Mỹ. Đây cũng là loại tần bì có màu sắc thuộc tông màu đậm. Chúng cũng có chiều cao khoảng 15-20cm và đường kính thân cây là 0,6-1m.

So với các loại tần bì khác, loại gỗ này thường không được sử dụng phổ biến.

Thông số của gỗ là:
-Trọng lượng riêng 0,48-0,58. -Trọng lượng khô khoảng 575kg/m3.
-Độ cứng Janka 4400N; độ co rút Radial 3,7%.
-Giới hạn đàn hồi 8,76 GPa; giới hạn uốn cong 76,6 MPa.
-Lực nghiền 39,8 MPa; thể tích 12%, T/R 1,7.

Gỗ tần bì European

Còn được gọi với cái tên là Commom Ash, có tên khoa học là Fraxinus excelsior. Thường phân bố nhiều ở khu vực châu Âu và Tây Nam Á. Khi trưởng thành thân cây có đường kính khoảng 1-2m và có chiều cao từ 25-35m.

Gỗ có những thông số là:
– Trọng lượng riêng 0,49-0,68.
– Trọng lượng khô khoảng từ 680kg/m3.
– Độ cứng Janka 6580N; độ co rút Radial 5,7%.
– Giới hạn đàn hồi 12,31 GPa; giới hạn uốn cong 103,6 MPa.
– Lực nghiền 51 MPa; thể tích 15,3%, T/R 1,7.

Gỗ tần bì Oregon

Tên khoa học của gỗ là Fraxinus Latifolia. Thường có mặt ở vùng Tây Bắc Mỹ. Chiều cao trung bình của cây đạt từ 20-25m, đường kính từ 0,3-1m.

Thân gỗ có trọng lượng vừa phải, chất gỗ cứng, có khả năng chịu lực và chịu nén cao. Ưu điểm của loại gỗ này là khô nhanh và rất bền bì với thời gian.

Loại gỗ này có thông số là:
– Trọng lượng riêng 0,50-0,61.
– Trọng lượng khô khoảng từ 610kg/m3.
– Độ cứng Janka 5160N; độ co rút Radial 4,1%.
– Giới hạn đàn hồi 9,38 GPa; giới hạn uốn cong 87,6 MPa.
– Lực nghiền 41,7 MPa; thể tích 13,2%, T/R 2.

Gỗ tần bì Green

Phân bố nhiều ở vùng Bắc Mỹ (Trung, Đông). Tên khoa học là Fraxinus pennxylvanica. Cây có chiều cao là 15-20m, đường kính thân là 30-60cm.

Phần tán cây phát triển tốt nên được dùng để làm cây bóng mát nhiều tại nước Mỹ.

Những thông số của gỗ là:
– Trọng lượng riêng 053 – 0,64.
– Trọng lượng khô khoảng từ 640kg/m3.
– Độ cứng Janka 5340N; độ co rút Radial 4,6%.
– Giới hạn đàn hồi 11,4 GPa; giới hạn uốn cong 97,2 MPa.
– Lực nghiền 58,8 MPa; thể tích 12,5%, T/R 1,5.

Qui cách các loại gỗ tần bì được bán trên thị trường

Ngoài các sản phẩm được làm sẵn từ gỗ tần bì, loại gỗ này thường được bán trên thị trường theo các dạng như:

  • Gỗ tròn nguyên cây.
  • Gỗ sẻ xấy có kích thước: 16mm, 22mm, 26mm – 28mm, 32mm – 40mm, 45mm – 52mm, 65mm – 70mm,…
  • Hoặc được phân chia theo chất lượng gỗ.

– Đối với tần bì Mỹ sẽ là: 1C, 2C, 3C.

– Còn tần bì Châu Âu: A, AB, ABC, BC.

Hầu hết các loại gỗ đều có chiều rộng khoảng 100 mm trở lên và chiều dài là trên 2m.

Chất lượng gỗ có tốt không?

Ưu điểm chung của loại gỗ này, đó là:

  • Gỗ có trọng lượng không quá nặng. Thuận lợi trong việc di chuyển hay chế tác gỗ.
  • Mỗi loại gỗ sẽ có một màu sắc riêng biệt nên rất đa dạng để lựa chọn.
  • Vân gỗ đều, có màu sắc đậm nên rất bắt mắt, thường là hình elip (trừ gỗ tần bì tambo sẽ có hình vân gỗ giống quả đậu).
  • Loại gỗ này có độ đàn hồi tốt, thích nghi với nhiều loại thời tiết khác nhau.
  • Khả năng chịu lực tác động mạnh cao, tùy vào mỗi loại gỗ sẽ có một trọng lượng riêng tỉ lệ thuận với khả năng chịu lực của loại gỗ đó.
  • Thường không bị công vênh hay biến dạng nên rất bền bỉ với thời gian.
  • Bề mắt gỗ dễ đánh bóng và có khả năng bám màu tốt.
  • Đặc trưng của gỗ là dễ uốn cong bằng hơi nước nên tạo ra nhiều sản phẩm có phong cách thiết kế khác nhau.
  • Có độ bám đinh, ốc vít, keo dính cao và chịu máy tốt.
  • Gỗ nhanh khô và không bị thay đổi hình dạng nhiều sau khi sấy.
  • Chất lượng gỗ theo thời gian không bị xuống cấp nhiều.
  • So với nhiều loại gỗ nhập khẩu khác. Tần bì có chất lượng tốt cùng với điểm cộng về màu sắc và hoa văn. Nhưng giá thành của loại gỗ này rất hợp lý, phù hợp với thu nhập của nhiều gia đình của Việt Nam.

Sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, loại gỗ này có một nhược điểm đó là khả năng chịu mối mọt của gỗ không được tốt. Nhưng chỉ cần được gia công và xử lý kỹ càng, gỗ sẽ có thể sử dụng được rất lâu.

Gỗ tần bì
Gỗ tần bì

Tác dụng của gỗ tần bì (ash)

Mỗi loại gỗ sẽ có những tác dụng riêng, nhưng hầu hết những cây gỗ tần bì (ash) có kích thước vừa và lớn cùng với màu sắc bắt mắt, sang trọng thường là lựa chọn hàng đầu cho những sản phẩm nội thất gia đình. Một số sản phẩm phổ biến như: nội thất phòng bếp (tủ bếp, bàn ăn), sofa, giường ngủ, tủ kệ, tủ quần áo; hay dùng để làm tấm lót sàn, cầu thang, cửa gỗ,…

Hay những sản phẩm được làm ra theo đặc trưng riêng của từng loại gỗ như: gậy đánh bóng, cán xẻng từ tần bì trắng hoạc tần bì đen; sản xuất gỗ veneer phục vụ cho việc gia công các sản phẩm nội thất nhà ở bằng tần bì bí ngô hay tần bì orengo; làm thùng hoặc hộp đựng bằng gỗ tần bì đen; sản xuất panen, pallet, tay cầm công cụ, thùng, hộp, và củi từ tần bì orengo.

Nhiều nơi cũng sử dụng tần bì để làm cây bóng mát tạo cảnh quan do tán cây xòe rộng và dày. Loại cây này còn có tác dụng trong y dược. Từ xưa, các đấu sĩ hay dùng nước uống được chiết xuất từ bộ phận của cây tần bì nhằm tăng cường sức khỏe cho xương. 

Một số hình ảnh về các sản phẩm làm từ loại gỗ này:

Bộ sofa gỗ tần bì
Bộ sofa gỗ tần bì
Nội thất phòng bếp gỗ tần bì
Nội thất phòng bếp gỗ tần bì
Bộ bàn ăn
Bộ bàn ăn
Cầu thang
Cầu thang

Gỗ tần bì có phải gỗ sồi Nga?

Do có một số ưu điểm chung và có màu sắc giống nhau nên nhiều người thường có sự nhầm lẫn giữa 2 loại gỗ này.

Để nhận biết dễ dàng mọi người có thể phân biệt theo:

Gỗ tần bì (ash)Gỗ sồi Nga
Màu sắcTông màu của tần bì thường là màu sáng
như: vàng nhạt, vàng nâu.
Còn sồ Nga sẽ có màu đậm hơn một chút.
Vân gỗVân gỗ đều, dày, có màu nâu sẫm; tuy nhiên
hầu hết vân của loại gỗ này có hình elip.
Vân gỗ đều, nhỏ có màu đỏ thậm nổi bật trên
bề mặt gỗ; thớ gỗ có màu sáng.
Chất lượng gỗNhanh khô, thường không bị thay đổi hình dạng sau khi sấy khô.Thời gian khô của gỗ lâu hơn, sau khi sấy khô hay bị biến dạng.
Bảng phân biệt giữa gỗ tần bì (ash) và gỗ sồi Nga

Cả 2 loại gỗ này đều có những điểm riêng biệt chỉ cần bạn quan sát kỹ hoặc tìm những người có nhiều kinh nghiệm rong ngành gỗ là có thể dễ dàng nhận biết được.

Nếu bạn không có quá nhiều thông tin về gỗ sồi Nga thì bạn có thể tham khảo tại bài viết này. Thư Viện Gỗ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về loại gỗ này.

Kết luận

Gỗ tần bì (ash) là loại gỗ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Hầu hết, các loại gỗ tần bì đều có đặc trưng là khả năng chịu va đập tốt, có độ đàn hồi cao. Gỗ dễ dàng gia công và có khả năng bám đinh, ốc vít hay keo dính tốt. Bề mặt gỗ có màu nhạt do đó cũng có thể nhuộm những màu sắc tươi mới và bắt mắt cho sản phẩm. Loại gỗ này rất nhanh khô nên thời gian xử lý gỗ cũng không mất quá nhiều và sau khi sấy khô gỗ thường giữ được nguyên vẹn như kích thước ban đầu.

Đặc biệt, loại gỗ này khá đa dạng về chủng loại, mỗi loại tần vì sẽ có màu sắc, chất lượng và đặc tính riêng. Nhờ vậy, các sản phẩm làm từ loại gỗ này cũng sẽ có nhiều. Tùy vào phong cách thiết kế nội thất và nhu cầu sử dụng để bạn có thể lựa chọn được. Hơn nữa, loại gỗ này cũng có giá thành rất hợp lý so với nhiều loại gỗ nhập khẩu khác có cùng chất lượng.

Hy vọng, qua bài viết này bạn đã có được những kiến thức về gỗ tần bì (ash) để có thể lựa chọn được những sản phẩm gỗ tần bì có chất lượng tốt nhất và phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ