Cây thị rừng

Gỗ Thị rừng là gỗ – Đặc điểm và công dụng của gỗ

Ngày đăng: 07/12/2022 lúc 09:06

Gỗ Thị rừng là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!

Gỗ Thị rừng là gỗ gì?

Thị rừng hay còn được gọi là: Thị trái; Thị mười nhị; Mác chăng (Tày). Tên khoa học: Diospyros rubra H.Lec. Đây là một loại cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ thị.

Cây thị rừng là một trong những loại cây vô cùng thân thuộc với cuộc sống của chúng ta. Đây là một loại cây ăn quả được trồng chủ yếu ở các vùng đất nhiệt đới thuộc họ thị và được trồng phổ biến ở các nước như Việt Nam, Thái Lan nhưng thường mọc hoang trên đất hơi ẩm vùng rừng núi.

Đặc điểm về gỗ Thị rừng

Gỗ Thị rừng có chất lượng hay không? Thị rừng thuộc nhóm mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.

Đặc điểm hình thái

– Cây Thị Rừng là loài cây có chiều cao trung bình khoảng từ 8 đến 10m. Giống cây này có tuổi thọ tương đối cao, có thể sống đến vài trăm năm hoặc cũng có thể lên đến ngàn tuổi.

– Lá cây thị mọc so-le, phiến lá hình thuôn dài, chiều dài 6-8cm, chiều rộng 2 – 4 cm. Trên bề mặt lá thị được phủ một lớp lông, cuống lá khá dài, khoảng 6 – 7mm.– Hoa của cây thị rừng cũng giống như cây thị được trồng ở vườn nhà có màu sắc trắng và thường mọc thành chùm. Cuống của hoa thị thường chia thành từ 3 đến 6 múi.

– Quả thị dáng tròn, lúc quả còn non và phát hiện dần có màu xanh còn khi chín nó ngả sang màu vàng quen thuộc, mọng nước, quả thị thì to khoảng từ 3 đến 6 cm và cũng thường chia thành 6-8 múi. Cuống của hoa thị được dính sát vào quả.

Trong đó một loại thị muộn có hình dạng cầu và đít tròn. Loại còn lại thì có quả nhỏ hơn, hơi dẹt thì được gọi là thị sáp. Quả cây thị thường chín vào cuối mùa hè và trong mùa thu. Khi chín các quả này ăn rất ngon, có một mùi thơm mát đặc trưng.

Qủa thị rừng

Qủa thị rừng

Sự phân bố của Gỗ Thị Rừng

Đây là loài cây đặc hữu của Ðông Dương, được trồng chủ yếu tại các vùng đất nhiệt đới và phổ biến nhất là tại Việt Nam và Thái Lan; thường mọc hoang trên đất hơi ẩm vùng rừng núi

Cũng thường được trồng trong các vườn và quanh các chùa để lấy quả ăn. Vỏ rễ, lá thu hái quanh năm, phơi khô. Quả thu hái tháng 8-9.

Gỗ Thị rừng thuộc nhóm gỗ mấy?

Trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Bảng phân loại gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam gỗ Thanh thất thuộc GỖ NHÓM VI – Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh; dễ chế biến và được xếp cùng loại với các loại gỗ như: Chẹo tía, Bứa lá thuôn, Bạch đàn đỏ, Bạch đàn chanh, Cáng lò, Bạch đàn liễu, Chiêu liêu,…. Gỗ cây thị rừng khá dễ chế biến, nhờ vậy giúp tạo hình nhiều loại sản phẩm đồ gỗ làm cho không gian sàn nội thất của gia đình trở nên đẹp thú vị và bắt mắt hơn.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2019 thì nhóm gỗ này có phẩm chất kém, tuy nhiên nhóm gỗ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất phổ thông, giá rẻ.

Gỗ thị rừng có tốt không?

Nếu để trả lời câu hỏi là gỗ cây thị có thực sự tốt hay không? Câu trả lời chính là tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Ưu điểm của gỗ chính là khá mềm, dễ chế biến, nhờ thế chúng tạo được nhiều loại sản phẩm đồ gỗ khác nhau. Vì thế khách hàng có thể thoải mái lựa chọn, tìm kiếm món đồ dùng thực sự phù hợp cho căn nhà của mình.

Gỗ cũng tương đối mịn, vân đẹp nên cũng mang đến giá trị thẩm mỹ tương đối cao. Đặc biệt, vì thuộc nhóm VI nên giá thành các món đồ gỗ này tương đối thấp. Nhưng gỗ lại dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động của môi trường như mối mọt, cong vênh.

Ứng dụng của gỗ Thị rừng

Đối với con người, cây Thị Rừng là cây đa tác dụng như:

Cây lấy gỗ: loài cây này được dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng gia đình. Chúng ta có thể kể đến những đồ dùng thông thường như: đóng tủ bàn ghế, quần áo, tủ thờ,..

Những quả thị rất được ưa chuộng tại Việt Nam khi chín có mùi thơm dịu nhẹ do đó mọi người thường để quả thị trong nhà để nó lan tỏa ra những hương thơm giúp cho căn phòng của gia đình trở lên thơm tho và làm cho mọi người trong gia đình sẽ có cảm giác dễ chịu và thoải mái. Quả thị chín thường bắt đầu chín vào cuối mùa hè và đến tận hết mùa thu mới hết mùa.

Theo y học cổ truyền, dược liệu Thị Vỏ rễ vị đắng, tính hơi lạnh; có tác dụng giải nhiệt độc, trừ giun. Thịt quả Thị có tác dụng trừ giun, an thần. Vỏ quả Thị tiêu viêm. Lá Thị hạ khí, gây trung tiện, tiêu viêm giảm đau. Vỏ rễ được dùng trị nôn ói, trẻ em đầu mình nóng, lở ngứa, sâu quảng. Thịt quả dùng làm thuốc trấn an và trị giun sán ở trẻ em. Vỏ quả Thị dùng trị những chỗ rộp da do con giời leo. Lá dùng tươi giã đắp trị mụn nhọt, vết thương, vết bỏng lửa; lại dùng thông hơi, gây trung tiện.

Qủa thị rừng

Qủa thị rừng

Lợi ích của cây thị rừng hiện nay

Hiện nay, đối với con người, cây Thị Rừng là cây có đa tính năng và đa tác dụng như:

Cây thì lấy gỗ: loài cây này được dùng chủ yếu trong xây dựng, đóng đồ dùng nội thất cho gia đình mà chúng ta có thể kể đến những đồ dùng thông dụng trong cuộc sống như: đóng tủ bàn ghế, quần áo, tủ thờ,.. Đây là những đồ dùng rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, nhiều bộ phận khác của cây cũng được sử dụng để làm thuốc chữa một số bệnh thông thường như táo bón, mụn mủ, đầy bụng, khó tiêu… Quả khi vừa chín tới sẽ tỏa ra các mùi hương thơm rất dễ chịu thoải mái.

Lời kết

Gỗ được mọi người biết đến Thị Rừng là một loại quả vô cùng thân thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, bạn có biết rằng loại cây này cũng có rất nhiều giá trị và ứng dụng tới ngành thiết kế nội thất, khi muốn mua sản phẩm của gỗ  cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín.

Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Thị rừng được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ