Hình ảnh về gỗ tràm bông vàng

GỖ TRÀM LÀ GỖ GÌ? SẢN PHẨM TỪ GỖ TRÀM CÓ TỐT KHÔNG?

Đăng ngày: 26/06/2021 - Cập nhật: 30/06/2021

Gỗ tràm được biết tới là loại cây được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề. Hiện nay, loại gỗ này cũng được đánh giá cao trên thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về loại gỗ này. Vậy gỗ tràm có chất lượng tốt không, chúng ta hãy còn tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Hình ảnh về cây tràm
Hình ảnh về cây tràm

Gỗ tràm là gỗ gì? Gỗ tràm thường phân bố ở đâu?

Trước hết, để có thể biết được loại gỗ này có tốt hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số đặc điểm của loại gỗ này, được phân loại như thế nào và có những công dụng gì để có thể hiểu thêm về loại gỗ này.

Thông tin về gỗ tràm

Gỗ tràm được lấy từ cây tràm. Là cây thuộc nhóm IV trong bảng gỗ Việt Nam. Chúng có tên khoa học là Melaleuca Leucden dronL , là giống cây thuộc họ keo (Myrtaceae). Tràm có nguồn gốc từ Úc. Tại nước ta, chúng còn được gọi với nhiều cái tên như: cây chè cay, chè đồng, khuynh diệp, bạch thiên tầng… Hiện nay, trên thế giới có hơn 200 loại tràm phân bố rải rác ở nhiều nước.

Do có nhiều loại khác nhau nên môi trường sống của chúng cực kỳ đa dạng. Chúng ta có thể tìm thấy tràm ở những nơi đất phù sa, đất có độ chua, hay những vùng nước nhiễm mặn. Chúng là loài cây ưa sáng, nên những khu rừng tràm nếu được trồng sát nhau, tán lá sẽ thưa và mỏng hơn so với những nơi rừng rộng.

Gỗ tràm thường phân bố ở đâu?

Tràm tự nhiên xuất hiện nhiều ở các nước trên thế giới như: Úc, Bắc Australia, Ghinea, Brazil;các tỉnh phía nam Trung Quốc, Malaysia; các nước Đông Nam Á như: Indonesia, Thái Lan, Myanmar. Tại Việt Nam, chúng phân bố trải dài khắp cả nước tại các tỉnh như: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Quảng Nam, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang…

Hình ảnh về rừng cây tràm
Hình ảnh về rừng cây tràm

Các loại tràm ở nước ta, đặc tính và công dụng của từng loại?

Mỗi loại tràm sẽ mang một đặc tính riêng và được ứng dụng sản xuất vào các ngành nghề khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại gỗ tràm, đặc tính riêng và công dụng của từng loại:

Tràm gió

Loại tràm này có chiều cao trung bình đến cao, chiều cao có thể đạt tối đa tới 35m. Thân cây có màu xám nâu, khi còn bé, vỏ cây nhẵn mịn, theo năm tháng, chúng sẽ dần cứng cáp và trở nên sần sùi. Lá cây cây mảnh, thon dài và mọc xen kẽ nhau. Hoa màu trắng mọc thành cụm bông, dài từ giữa cành đến đầu cành. Quả có hình tròn.

Tràm gió có tính ứng dụng cao trong nhiều ngành nghề. Thân cây được dùng làm cột nhà, sàn nhà, hàng rào…. Lá tràm được sử dụng làm tinh dầu tràm trà có tác dụng đuổi muỗi, giảm đau nhức, và một số bệnh về đường hô hấp. Vỏ cây được sử dụng làm nguyên liệu để lợp, tráng kín thuyền… Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để làm giấy, than…

Loại này, thường được trồng nhiều tại Đông Nam Á, Úc, New Guinea và đảo Torres Strait. Tại Việt Nam, chúng được trồng tại rừng tự nhiên ở Thừa Thiên Huế và các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình.  

Tràm trà

Đây là loại cây có thân gỗ cao, lớn, chiều cao có thể đạt tới 30m. Lá cây thon, dài dạng mũi mác, nhẵn có màu xamh lục sẫm hoặc xanh xám. Hoa cũng mọc thành từng cụm, nhưng lại phân bố đều trên toàn thân chính. Quả cũng giống đa số quả của các loại tràm trà khác.

Phân bố của yếu ở Úc, Đông Nam Queenslan…

Tràm trà là nguyên liệu tuyệt vời để điều chế làm tinh dầu tràm, do có khả năng giúp người sử dụng hạn chế các bệnh về da, hỗ trợ điều trị  bệnh ho, cảm lạnh; tinh dầu chàm còn được sử dụng để sản xuất kem đánh răng, mỹ phẩm….

 Tràm cừ

Hay còn được gọi là cừ tràm nước. Độ cao trung bình từ 5-20m, mỗi năm chiều cao có thể tăng từ 3-4m. Đường kính thân cây khoảng 6-12cm. Thân cây nhỏ, thẳng và có độ dẻo. Lá có màu xanh, hình bầu dục, mọc đan xen nhau, dài khoảng 1cm và rộng khoảng 6cm. Quả có rất nhiều hạt nhỏ, nhẹ, có khả năng tái sinh tốt. Loại này thường có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ cần khoảng 3-4 năm là có thể thu hoạch.

Chúng thường sinh trưởng tại những vùng nước ngập mặn, các khu vực ven sông như Tiền Giang, Cà Mau, Đồng Tháp…

Gỗ tràm cừ nước thường có công dụng để gia cố nhà cửa như làm cột nhà, móng nhà, kè mương nước, sông; các công trình ngăn nước. Lá cây cũng có thể chiết xuất tinh dầu.

Tràm trà cũng là lựa chọn hàng đầu cho dự án lấp rừng U Minh lớn nhất bị tàn phá do chiến tranh.

Tràm đất

Tùy thuộc vào từng địa phương, chúng còn có tên là tràm bầu. Đây là loại tràm khá quý hiếm. Cây thấp, vỏ cây màu xám, loại này có một điểm đặc biệt riêng, thân của chúng có gai. Lá dạng cuốn mảnh , có độ dài từ 2-3cm; hoa rất mảnh; quả cũng có hình trái xoan.

Ở nước ta, chúng xuất hiện chủ yếu ở khu vực ven biển Phú Yên, Khánh Hòa…

Thân gỗ được sử dụng làm đồ trang trí, thủ công mũ nghệ, các sản phẩm gia dụng do có khả năng chống mối mọt tốt, độ bền cao.

Tràm bông vàng

Còn có tên là keo lá tràm. Đặc điểm của tràm bông vàng là có thân gỗ lớn, cao từ 10-30m, có nhiều tán rộng và thấp. Hoa có màu vàng; hạt thì khác hẳn so với những loại khác, có dạng đậu xoắn, có màu đen.

Tràm bông vàng không còn xa lạ gì với thị trường gỗ Việt Nam do sở hữu những ưu điểm vượt trội: thân gỗ cứng, chắc và đặc; có màu tự nhiên là màu vàng sáng, và có chứa tinh dầu tự nhiên trong cốt gỗ nên thường được sử dụng làm các đồ gỗ gia dụng, bột giấy. Loại cây này cũng được sử dụng để gia cố bờ kênh, bờ kè sông.

Chúng còn có khả năng cải tạo đất, tổng hợp đạm tự do trong đất và hạn chế xói mòn. Tràm trà bông thường được sử dụng làm cây bóng mát tại công viên, khu vui chơi.

Tràm bông đỏ

Loại tràm này có hình dáng tương tự như cây liễu, phần tán lá rủ xuống, hoa cũng mọc thành từng trùm nên còn được gọi là tràm liễu. Thân cây bé, chỉ cao khoảng 5m. Nhưng hoa của loại này có đặc điểm là thơm mùi tràm.

Với vẻ ngoài bắt mắt nên chúng còn được sử dụng làm cây cảnh trồng tại cac khu nghỉ dưỡng. Thân gỗ cũng có tác dụng làm ra các sản phẩm đồ mỹ nghệ hay đồ gia dụng khác.

Ngoài ra, còn rất nhiều loại tràm khác.

Các sản phẩm được làm từ tràm?

Vì tràm có thể tận dụng và sản xuất từ các bộ phận của cây, các sản phẩm được làm từ tràm khá đa dạng:

– Thân gỗ dùng để sản xuất đồ nội thất như: bàn ghế, sập,tủ quần áo, tủ kệ đựng đồ…

– Lá tràm được sử dụng để làm tinh dầu tràm, hay dùng trong y học để kích thích tiêu hóa; lá và hoa của chúng còn có thể điều chế mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm có hương tràm.

– Gỗ tràm sử dụng làm giấy, cho chất liệu giấy bền, đẹp.

– Vật liệu cách điện: Tràm có nguồn gốc từ Australia, vỏ cây có chứa 2 chất oxalate và carbonate vôi giữa các lớp tạo nên khả năng cách nhiệt tốt.

– Than của một số loại tràm còn có công dụng cải tạo đất, cải tạo nước, ngoài ra, còn có tác dụng khử mùi.

Bàn ghế làm từ gỗ tràm
Bàn ghế làm từ gỗ tràm

Chất lượng của gỗ tràm có tốt không?

Qua phân tích về các loại tràm, chúng ta cũng thấy được loại cây này có rất nhiều ưu điểm:

– Có khả năng chống mối mọt, cong vênh tốt; hơn nữa, chúng cũng có khả năng chống thấm nước cao.

– Chất liệu gỗ dẻo dai và bền nên cho ra các sản phẩm có phong cách đa dạng.

– Màu sắc tự nhiên của gỗ bắt mắt, phù hợp với nội thất gia đình, giúp không gian nhà bạn trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn. Những đường vẫn gỗ cũng rất đẹp.

– Tràm được sử dụng để điều chế tinh dầu nên gỗ tràm cũng có mùi hương dễ chịu, tốt cho sức khỏe.

– Loại cây này hiện cũng đang có kế hoạch trồng với số lượng lớn nên có giá thành khá tốt.

Tình trạng hiện tại của gỗ tràm?

Rừng tràm là nơi cư trú của các động vật quý hiếm giữ vai trò cân bằng, và bảo vệ môi trường, chúng còn có tác dụng chống sói mòn . Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng đang bị thu hẹp dần do nhu cầu khai thác không hợp lý. Điều này, khiến cho các sản phẩm từ tràm càng ngày càng hạn chế.

Hiện tại, nhà nước đang có các phương án phủ xanh đồi trọc vừa để chống sạt lở đất, còn có hiệu quả về kinh tế, giúp gia tăng số lượng gỗ tràm trên thị trường.

Kết luận

Cây tràm được biết tới là loại cây đa công dụng, các bộ phận trên cây đều có khả năng được sử dụng làm các sản phẩm gia dụng, công nghiệp, làm đẹp cảnh quan, và đặc biệt là giúp chống xói mòn, sạt lở cực kỳ tốt của loại cây này. Tuy giá thành của chúng có thể rẻ hơn so với một số loại gỗ cùng nhóm khác, nhưng chất lượng của chúng cũng không hề kém cạnh. Qua bài viết này, hy vọng các bạn sẽ có thêm các thông tin về loại gỗ này.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ