Gỗ Trẩu – Đặc điểm về gỗ Trẩu
Gỗ Trẩu là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!
Nội dung chính
Gỗ Trẩu là gỗ gì?
Trẩu hay còn được gọi là: Trẩu lá xẻ; Trẩu nhăn; Trẩu cao; Trẩu ba hạt; Mộc du đồng; Dầu sơn
Tên khoa học: Vemicìa montana Lour. Loài cây này thuộc bộ Malpighiales, họ Euphorbiaceae
Đồ nội thất luôn được ưa thích trong thiết kế nhà ở; do ưu điểm là sạch sẽ và thẩm mỹ mà nó mang lại. Tuy nhiên, với nhiều gia đình khi chưa dư dả về tài chính thì hẳn là có xu hướng dè chừng bởi vì nghĩ giá thành của gỗ sẽ rất cao. Nhưng thực tế là, có khá nhiều loại gỗ giá cả phải chăng mà vẫn mang chất lượng tốt và có tính thẩm mỹ.
Đặc điểm về gỗ Trẩu
Gỗ Trẩu có chất lượng hay không? Trẩu thuộc nhóm gỗ mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.
Đặc điểm hình thái
– Đây là một loại cây bụi hoặc cây mộc cao trung bình là 10–15 m. Thân thẳng có thể có đường kính 25cm. Cây gỗ, không lông, có nhựa mủ trắng. Cây thường xanh ở những vùng khí hậu thích hợp, nhưng có thể bị rụng lá ở những nơi có mùa lạnh hoặc khô. Cây thường được trồng ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới để lấy dầu có giá trị từ hạt của nó. Cây đôi khi được trồng làm cảnh và lấy bóng mát
– Lá có phiến xoan hay hình tim, dài 8-10cm, rộng 6-9cm, có thể nguyên hay phân 3-5 thuỳ sâu, gân từ gốc 5; ở gốc lá và nách các gân thường có tuyến;có khi xòe thành ba dẻ, mặt trên có lông tơ rậm; còn mặt dưới ít hơn.
–Cụm hoa chùm hay chuỳ; hoa màu trắng hoặc hơi hồng nhạt; hoa đực có đài cao 1,5cm, cánh hoa cao 13-15mm, có đĩa mật; nhị 7-10; hoa cái có đài và tràng giống hoa đực; các vòi nhuỵ xẻ đôi; bầu có 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn. Hoa thường mọc thành chùm, khá thơm. Cây bắt đầu ra hoa ở tuổi 4 – 5; và mùa hoa thường vào tháng 3 đến tháng 5.
– Trái trẩu hình trứng, hơi nhọn đằng chỏm, và tròn đằng cuống, lớn chừng 5 cm. Quả có màu lục, hình trứng, mặt ngoài nhăn nheo, đường kính 35cm, có lông tơ; ở mặt vỏ có những rãnh dọc ngang. Trái trẩu thường chia thành 3 múi; khi trẩu chín thì trái ngả sang màu vàng. Mỗi trái thường có ba hạt. Hạt trẩu thì hình bầu dục, sần sùi, dài chừng 25 mm, rộng khoảng 20 mm. Mùa quả chín thường là tháng 9 đến tháng 10.
Cây trẩu ra hoa vào tháng 3 – 4, tháng 9 và sau quả vào tháng 10 hằng năm. Cây thường mọc tốt ở những nơi đất mát và độ xốp vừa phải. Đất xấu và không mát có thể khiến cây chóng chết.
Sự phân bố của cây Trẩu
Loài có phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Ở nước ta cây hường được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc tới Nghệ An, Hà Tĩnh để làm cây cho bóng má và cũng để lấy hạt.
Cây thường mọc ở vùng đất khô, và ráo nước ở trong rừng thưa hay ven rừng rậm.Cây có phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc. Cây gây trồng hoặc mọc tự nhiên ở nhiều tỉnh Bắc và Trung bộ.
Thu hoạch – sơ chế
Thu hái vỏ cây vào mùa xuân, thu hái hạt khi quả già. Có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc phơi khô để dùng dần.
Bảo quản
Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh ẩm thấp và ánh nắng trực tiếp.
Thành phần hóa học
Nghiên cứu sơ bộ cho thấy trong hạt trẩu có khoảng 35% dầu. Dầu hạt trẩu có màu vàng nhạt và nhanh khô, trong dầu có một số hoạt chất hóa học như axit oleic 10 – 15%, axit stearic 70 – 79%, axit linoleic 8 – 12%. Lá và hạt của cây chứa chất độc saponorit nên không thể dùng làm thức ăn cho gia súc.
Gỗ Trẩu thuộc nhóm gỗ mấy?
Trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Bảng phân loại gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam gỗ Thanh thất thuộc GỖ NHÓM VI – Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh. Loài cây này được xếp cùng với các loại gỗ khác như: Cóc, Bồ đề, Bồ hòn, Bồ kết, Bông bạc, Cơi,…
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2019 thì nhóm gỗ này có phẩm chất kém, tuy nhiên nhóm gỗ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất phổ thông, giá rẻ.
Đặc tính của gỗ Trẩu
- Gỗ màu trắng mềm, có thể dễ chế biến, giúp thiết kế thành nhiều sản phẩm khác nhau; phục vụ cho nhu cầu đời sống con người.
- Nó chỉ thích hợp cho xây dựng đơn giản, cốt lõi cho ván ép, bột giấy
- Gỗ được sử dụng để làm củi
- Sức chịu đựng của gỗ tương đối kém;
Công dụng của gỗ Trẩu
Gỗ từ loài cây này có thể sử dụng để đóng đồ đạc thông dụng như là: tủ, kệ, bàn ghế,…Gỗ ít được dùng để làm các đồ nội thất kiên cố hay và không dùng cho các công trình xây dựng.
Ngoài ra, Trẩu là cây thân cây gỗ lớn, có tán rộng màu xanh, hoa trắng đẹp; nên có thể trồng làm cây bóng mát, cây phong cảnh; trong các chùa, đền, hay dọc lối đi trên đường phố, công viên…Trẩu được trồng như là cây công nghiệp để lấy gỗ và lấy hạt; làm nguyên liệu giấy hay đóng đồ thông thường. Hạt trẩu có thể đem ép lấy dầu, tức dầu trẩu dùng trong công nghiệp xà phòng, sản xuất sơn.
Hiện nay cây trẩu chỉ được sử dụng trong phạm vi nhân dân nên các nghiên cứu dược lý hiện đại về thảo dược này còn nhiều hạn chế.
– Tác dụng của cây trẩu theo Đông Y:
- Vỏ thân thường được dùng để chữa sâu răng, đau nhức chân răng.
- Hạt được dùng để chữa chốc lở, mụn nhọt hoặc được chế làm dầu ăn.
– Một số tác dụng khác của cây trẩu:
- Dầu ép từ hạt trẩu được sử dụng để pha sơn và quét lên vải nhằm chống nước.
- Bã hạt được dùng để làm phân bón trong nông nghiệp.
Lời kết
GỗTrẩu dựa vào đặc điểm của gỗ Trẩu có thể thấy gỗ có nhiều nhược điểm quan trọng như: Dễ cong vênh, mối mọt, không bền khi để tự nhiên, gỗ yếu và mềm. Vì vậy, gỗ không được coi là loại gỗ tốt. Vì vậy; khi muốn mua sản phẩm của gỗ Trẩu cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín.
Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Trẩu được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ Trẩu và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.