Gỗ Vông nem – Tìm hiểu đặc điểm về gỗ
Gỗ Vông nem là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!
Nội dung chính
Gỗ Vông nem là gỗ gì?
Vông nem hay còn có tên gọi khác: Vông; Lá vông; Thích đồng; Hải đồng bì. Trồng làm cảnh, hàng rào, gỗ kém bền
Tên khoa học: Erythrina variegata L. Đây là loài cây thuộc họ Ðậu – Fabaceae.
Đặc điểm về gỗ Vông nem
Gỗ Vông nem có chất lượng hay không? Vông nem thuộc nhóm gỗ mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.
Đặc điểm hình thái
– Đây là giống cây to, thân nhẵn với chiều cao khoảng chừng 10m; vỏ có màu xám nhạt đến màu nâu, có nhiều gai ngắn.
– Lá cây mọc theo kiểu so le nhau, có 3 chét hình tam giác, lá chét giữa lớn hơn 2 lá chét bên cạnh và chiều rộng lớn hơn chiều dài. Vào tầm tháng 3-5, sau khi lá rụng, cây ra hoa.
– Chùm hoa dày gồm nhiều hoa có màu đỏ chói, mọc thành từng chùm dày. Đài hoa hình ống có 5 răng nhỏ; tràng hoa dài, cánh cò rộng, còn nhị tập hợp thành bó vượt ra khỏi tràng. Dù cây có rất nhiều hoa nhưng số lượng hoa đậu quả lại rất ít.
– Quả đậu, màu đen, không lông, có eo giữa các hạt. Hạt hình thận, màu nâu hoặc màu đỏ. Mỗi quả lại chứa 4 – 8 hạt, hạt có hình thận, màu đỏ hoặc nâu.
Sự phân bố
Đây là loài phân bố rộng từ Ðông Á cho tới châu Phi nhiệt đới.Ở Á châu, loài này phổ biến ở các quốc gia như: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Chúng ta thường gặp ở các bụi dọc bờ biển, và lân cận với các rừng ngập mặn, trong rừng thưa tại nhiều nơi ở nước ta. Bên cạnh đó, cây cũng được trồng nhiều ở đất nước ta.
Tại Việt Nam: cây thường được thấy tại những bụi dọc bờ biển, lân cận các rừng ngập mặn và rừng thưa. Ở nhiều nơi, Vông nem còn được trồng làm cây bóng mát bên hàng rào hoặc ven đường quanh khu dân cư.
Ở nhiều nơi, người ta còn trồng Vông làm cây nọc cho trầu, hồ tiêu leo.
Gỗ Vông nem thuộc nhóm gỗ mấy?
Trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Bảng phân loại gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam gỗ Vông nem thuộc GỖ NHÓM VI – Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh. Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2019 thì nhóm gỗ này có phẩm chất kém, tuy nhiên nhóm gỗ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất phổ thông, giá rẻ.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
- Bộ phận dùng: Lá, hoa và vỏ cây
- Thu hái: Lá và vỏ cây vông nem thường được hái vào mùa xuân.
- Chế biến: Dùng tươi hoặc khô. Lá sau khi thu hoạch, rửa sạch và phơi hoặc sấy khô. Phần vỏ thân, sau khi cạo sạch lớp bần khô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng và phơi.
- Bảo quản: Nơi kín gió
Đặc tính của Vông nem
Vì loài cây này nằm ở nhóm gỗ VI ở bảng phân loại gỗ của Việt Nam; vậy chúng có một số đặc tính như sau:
– Gỗ dễ bị co rút, cong vênh trong quá trình sản xuất hay sử dụng.
– Gỗ có độ cứng và sức nặng trung bình
– Vông nem dễ bị mối mọt tấn công, và sức chịu đựng khá kém. Tuy vậy, gỗ có ưu điểm là dễ chế biến; nhờ thế quá trình gia công thành các sản phẩm đồ gỗ khác nhau dễ dàng hơn.
Ứng dụng
Cây hay được trồng để làm bóng mát ven đường ở các khu dân cư; hoặc làm cây che bóng cho các loại cây trồng có mục đích chính như là cacao hay vani. Gỗ của vông có thể dùng để đóng đồ gia dụng, thùng hộp, ván ép.
Gỗ từ Vông nem được dùng làm đồ mộc; một số đồ nội thất thông dụng trong căn nhà như là: tủ, cánh cửa, kệ chén, giường, sàn gỗ, bàn ghế, sofa, … Sở hữu những món đồ nội thất này, hẳn là căn nhà bạn sẽ trở nên gần gũi, tươi sáng hơn.
Người ta còn thu hái lá vào mùa xuân, hay chọn lá bánh tẻ, dùng tươi hoặc phơi khô. Theo kinh nghiệm dân gian, thì từ lâu cây lá vông là một vị thuốc có tác dụng chữa nhiều bệnh.
Theo y học cổ truyền, lá Vông nem có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình. Trong đời sống hằng ngày, đây không chỉ là vị thuốc mà còn là một loại rau ăn phổ biến. Do đó có rất nhiều cách sử dụng để phát huy công dụng thuốc:
- An thần để chữa mất ngủ: Có thể luộc, nấu canh hay xào ăn. Sau nhiều lần thử nghiệm, dùng lá Vông nem làm ngủ ngon và sau khi ngủ dậy, trong người cũng khoan khoái dễ chịu, không bị khó chịu hay nặng đầu. Ngoài ra, người ta có thể sắc lá Vông nem lấy nước uống hoặc bào chế cao, rượu, siro… Để chữa mất ngủ, vị thuốc này còn thường được phối hợp với lá Sen, Lạc tiên, lá Dâu… (là những vị thuốc thanh nhiệt, an thần).
Trong lá vông nem có chứa thành phần alkaloid có tác dụng dược lý, chống co giật và ức chế thần kinh. Điều này cho thấy khả năng làm giãn thần kinh trung ương, từ đó giảm tình trạng căng thẳng, lo âu. Vì thế, công dụng này của cây thường được khai thác để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, điều trị chứng động kinh vắng mặt.
- Chữa trĩ: Dùng lá Vông nấu canh với trứng gà, lấy lá tươi hoặc hơ nóng đắp vào chỗ trĩ.
- Trị rắn cắn, chữa các vết lở loét, viêm da: Cũng dùng lá tươi giã nát đắp vào vết thương, có thể nấu nước lá, đem rửa chỗ lở loét.
Giá của Gỗ Vông nem
Gỗ Vông nem giá bao nhiêu? Gỗ Vông có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Cùng với sự phát triển của ngành chế biến đồ gỗ; nhu cầu về nguyên liệu sẽ tăng lên càng nhiều. Chính vì lý do này, giá của gỗ trên thị trường cũng đắt đỏ hơn trước. Vông có thể có các mức giá khác nhau; còn phụ thuộc vào tuổi đời, và nguồn gốc của gỗ.
Nhưng nhìn chung, mức giá của Vông khá “mềm”. Trung bình với các loại gỗ nhóm VI này sẽ có tầm giá như sau: khoảng 1.200.000 VNĐ/m3 đối với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m; và tầm 1.600.000 VNĐ/m3 đối với xẻ các quy cách dài >3m.
Lời kết
Vông nêm trước đây đa số cây vông nem là giống cây mọc hoang, chỉ số ít hộ dân trồng để làm cảnh. Đến nay, khi khoa học phát triển, người ta phát hiện ra ngoài tác dụng làm đẹp cho hàng rào, cây vông nem còn có thể sử dụng làm cây thuốc, làm thức ăn. Vì vậy khi muốn mua sản phẩm của gỗ Vông nem cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín.
Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Vông nem được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ Vông nem và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.