Gỗ Vừng – Đặc điểm và công dụng của gỗ
Gỗ Vừng là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!

Cây vừng
Nội dung chính
Gỗ Vừng là gỗ gì?
Từ một loài cây mọc hoang, cây Vừng đã được khai thác và mang đến nhiều giá trị sử dụng. Từ việc là cây cảnh hay cây bóng mát; đến việc sản xuất đồ dùng trong gia đình.
Vừng hay còn được gọi: Vừng xoan; Mưng; San.
Tên khoa học: Careya sphaerica Roxb. Là một loài thực vật có hoa trong họ Lecythidaceae. Loài này được Roxb. mô tả khoa học đầu tiên năm 1819.
Họ Lộc vừng (Lecythidaceae). Đây là một loài thực vật có hoa trong
Đặc điểm về gỗ
Gỗ Vừng có chất lượng hay không? Gỗ thuộc nhóm mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.
Đặc điểm hình thái
– Đây là loại cây gỗ tương đối lớn với chiều cao từ 10-15m; đường kính thân có thể trên 50cm. Vỏ cây dày, màu nâu xám hoặc nâu đen; thường nứt mảnh đa giác; lớp vỏ trong màu nâu hồng.
– Các cành non thường có cạnh. Lá đơn mọc cách; thường tập trung ở đầu cành; các mép lá có răng cưa tù, có lá rụng vào mùa khô. Lá hình xoan ngược hay bầu dục, thon hẹp trên cuống, tù hay có mũi nhọn rất ngắn, mép lượn sóng dài 8-10cm, rộng 5-8cm, nhẵn, rất dai; cuống to, dài 3cm, phẳng ở dưới, khi lá rụng để lại trên cành những vết sẹo lớn. Phiến lá tương đối dày và nhẵn bóng. Lá có màu xanh đậm, cuống lá ngắn.
– Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gần đầu cành. Hoa dài chừng 20- 30cm. Hoa vừng là hoa lưỡng tính; có màu tím hồng hoặc màu đỏ. Đài có cuống hình trụ hay hình trứng với 4 thùy, ít khi 5; cánh hoa 4 hay 6, hình trứng, cao khoảng 3cm; nhị rất nhiều, đỏ; bầu dưới, 4 ô, vòi nhụy dạng sợi. Cây ra hoa vào khoảng tháng 3 – 4.
– Quả mập, hình trái xoan có 4 cạnh, đường kính 4-6cm, nạc, hơi có xơ; hạt không nhiều. Quả chín vào tầm tháng 7 – 8, khi chín thì có màu nâu vàng.

Hoa vừng
Sự phân bố của cây Vừng
Loài của Ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, có gặp từ Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước đến Tây Ninh.
Cây mọc trong rừng rậm hay rừng thưa và chủ yếu là ở các trảng cỏ nhất là cỏ tranh hoặc rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim với Dầu và Thông. Ưa sáng, chịu hạn và chịu nóng khỏe. Có khả năng chịu lửa đốt. Tái sinh bằng hạt và chồi đều tốt.
Cây phân bố rộng từ Bắc đến Nam.Vừng là loài cây ưa sáng, ưa ẩm và có khả năng chịu hạn. Cây thường mọc phân tán ở chân sườn đồi, núi hoặc là dọc các khe suối trong rừng, các bờ kênh và mương…
Gỗ Vừng thuộc nhóm gỗ mấy?
Trong Bảng phân loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt Nam gỗ thuộc GỖ NHÓM V- Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình, thường dùng khá phổ biến trong thiết kế và sản xuất đồ nội thất. Gỗ cứng tương đối khó gia công
Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình, được dùng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất đồ gỗ nội thất. Loại gỗ này được xếp cùng với các cây gỗ quý khác nhau như: Ca bu, Chò xanh, Lim vang, Chò lông, Lõi thọ, Muồng, Mò gỗ,….
Ưu điểm của Gỗ Vừng
Vừng là loại gỗ dần trở nên phổ biết và được lựa chọn nhiều vì những lý do sau:
– Gỗ tương đối tốt với độ cứng, và khá bền. Mùi hương của gỗ mang lại sự tự nhiên và dễ chịu cho mọi người. Có độ bóng, giúp các sản phẩm là từ gỗ này thêm bóng, đẹp hơn
– Gỗ tương đối dẻo dai, chịu lực tốt; nhờ vậy dễ uốn nắn và thiết kế tạo nhiều hình dạng khác nhau để sản xuất ra nhiều đồ nội thất. Đường vân gỗ sồi tương đối đều, nhìn khá đẹp mắt
– Gỗ Vừng mang vẻ đẹp của tự nhiên, những hình vân gỗ là nét đặc trưng của mỗi loại gỗ , không có hai loại gỗ có vân giống nhau, cho nên từ xưa những người am hiểu về gỗ có thể nhìn vân gỗ để nhận diện loại gỗ, giống như vân tay của con người vậy. Tuỳ vào sở thích của mỗi người mà chọn loại vân gỗ, màu sắc sơn phù hợp
Ứng dụng của gỗ Vừng
Đối với những cây vừng có thân lớn, có thể dùng để khai thác gỗ, hay chế tạo nông cụ; kể cả đóng đồ dùng gia đình. Có thể kể đến những đồ mộc gia dụng khác nhau như: tủ, bàn ghế, sàn gỗ, kệ chén, giường, cánh cửa,…
- Cây có tán lá dày, hoa quả đẹp; nên được trồng làm cây cảnh, cây thế, hay cây bóng mát tại các công viên, vườn hoa, đình chùa, nhà dân…
- Gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ gia dụng. Vỏ cho sợi và cho chất nhuộm màu nâu.
- Vỏ cây cũng được dùng làm thuốc trị ỉa chảy, và dùng ngoài để rửa vết thương.
- Ở vùng Di Linh (Lâm Ðồng), cây được dùng chế loại thuốc nhuộm màu đất son đỏ để nhuộm chăn và quần áo vải bông.

Khay đĩa
Giá của Gỗ Vừng
Gỗ Vừng giá bao nhiêu? Gỗ Vừng có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Thực tế thì để trả lời cho vấn đề Vừng giá bao nhiêu, thì cần xét nhiều yếu tố như:
- Thớ gỗ hay tuổi đời của cây
- Môi trường của cây
- Kích thước gỗ và độ bền
Nhờ đó, ta có thể định giá chính xác nhất về gỗ. Tuy vậy, bạn có thể tham khảo mức giá chung ở các loại gỗ nhóm V như sau: khoảng 2.000.000 với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m và tầm 3.000.000 đối với gỗ xẻ các quy cách dài >3m.
Còn nếu mua theo cân, thì giá bán thường thấy trên thị trường là: 190.000VNĐ/kg
Lời kết
Gỗ Vừng được mọi người đánh giá cao là loại gỗ tốt, độ bền cao, ít bị mối mọt. Vì vậy, các sản phẩm của gỗ Vừng luôn nhận được sự quan tâm của mọi người. Đây là loại gỗ tốt, tính thẩm mĩ cao mà giá rất phù hợp với mọi người, khi muốn mua sản phẩm của gỗ Vừng cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín.
Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Vừng được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ Vừng và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.