Lòng mức Trung Bộ – Đặc điểm của gỗ
Gỗ Lòng mức là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!
Nội dung chính
Gỗ Lòng mức Trung Bộ là gì?
Lòng mức Trung Bộ hay còn được gọi là: Mức lông; Lực mực; Thừng mực. Thừng mực là cách gọi ở miền Bắc; ở miền Nam, loài cây này được gọi là lồng mức. Cây thuộc họ La bố ma (Apocynaceae).
Tên khoa học: Wrightia annamensis Eberh. & Dubard
Đặc điểm về gỗ Lòng mức Trung Bộ
Lòng mức Trung Bộ có chất lượng hay không? Lòng mức Trung Bộ thuộc nhóm mấy? Loài cây này phân bố ở đâu? Ứng dụng của loại gỗ này trong đời sống thế nào? Chắc chắn đây là những thắc mắc thường được nhiều người đặt ra mỗi khi muốn tìm hiểu về loại gỗ này. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.
Đặc điểm hình thái
– Cây Lòng mức thuộc dạng thân gỗ, có nhựa màu trắng; chiều cao vào khoảng 15 m, đường kính thân khoảng 20 cm. Cây cao vút, dáng thẳng, gỗ mềm, màu trắng sáng như ngà voi. Nhánh cây màu trắng nhạt, các cành non và mặt dưới lá có lông; và mủ sữa trắng trong tất cả những bộ phận của cây.
– Vỏ thô màu nâu nhạt, thường nứt theo chiều dọc; có dạng những mảnh nhỏ, vỏ cây còn non thì gần như láng.
– Lá có màu xanh lá cây đậm ở mặt trên, còn mặt dưới màu nhạt; đáy tù đỉnh nhọn, cuống ngắn 3-6 mm, bìa phiến nguyên, láng hoặc có lông ở mặt dưới, có tuyến ở đáy, có lông, mập. Lá đơn, mọc đối, phiến xoan thuôn dài.
– Hoa màu trắng kem, rất thơm, hoa lưỡng phái. Đài có răng nhọn, thẳng, thùy của đài hoa 5, kích thước 2,5 mm dài, thuôn, hình mũi mác, có lông, tuyến nằm bên dưới. Vành hoa, thùy vành hoa 5, nằm chồng lên nhau về bên phải, thuôn dài, hình ống, ống dài 1,2 cm, bao phủ bởi ít lông, miệng vành với một vòng lông, thùy vành 2-3 cm.
Nhụy đực, tiểu nhụy 5, bao gồm, chỉ ngắn, đính vào ống vành, bao phấn có dạng mũi tên.Nhụy cái, đĩa vắng mặt, bầu noãn 2 tâm bì, nhiều noãn trong mỗi tâm bì, vòi nhụy 2 mm dài, nuốm hình nêm, nứt đôi.
– Quả manh nang, có cặp đôi nối nhau ở đầu sau đó rời ra, hình ống; và mảnh dài, thường rải rác những đốm trắng.
– Hạt hẹp hình chữ nhật, dài chừng 15 mm, lông mào dài 4-4,5 cm, màu nâu, để giúp cho hạt phát tán xa.
Sự phân bố của Gỗ Lòng mức
Cây Thừng mực có nguồn gốc từ đông Châu Phi nhiệt đới; Á Châu nhiệt đới từ Ấn Độ đến Việt Nam, bao gồm các nước như: Bangladesh, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Campuchia,Nepal, Thái Lan, Việt Nam.
Ở nước ta, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc như Huế, Đà Nẵng, Quảng Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng…
Thừng mực thường hiện diện trong rừng thường xanh khô với lá khô rụng sớm; ở trong những thảo nguyên bụi cây hay đồng cỏ hoặc nơi có đá, gần suối, lên đến độ cao là 1500 m.
Gỗ Lòng mức Trung Bộ thuộc nhóm gỗ mấy?
Trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt Nam gỗ Lòng mức Trung Bộ thuộc GỖ NHÓM VI – Gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt, cong vênh.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 2019 thì nhóm gỗ này có phẩm chất kém, tuy nhiên nhóm gỗ này vẫn được sử dụng rất nhiều trong xây dựng và đóng đồ nội thất phổ thông, giá rẻ.
Đặc tính của Lòng mức
Vì loài cây này nằm trong nhóm gỗ nhóm VI trong bảng phân loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt Nam ; vậy nên chúng mang một số đặc tính như sau:
– Gỗ dễ cong vênh, co rút trong quá trình sản xuất và sử dụng.
– Gỗ có độ cứng và nặng trung bình; các sợi gỗ có nhiều vách ngăn ngang, độ dài trung bình
– Lòng mức dễ bị mối mọt tấn công, và có sức chịu đựng kém. Nhưng dù vậy, gỗ có ưu điểm là dễ chế biến; nhờ vậy giúp thiết kế thành vô số sản phẩm đồ gỗ khác nhau.
Bộ phận được dùng làm thuốc của cây là lá cây, rễ cây và gỗ (vị ngọt, mùi thơm và có tính mát).
Ứng dụng của gỗ Lòng mức
Gỗ Lòng mức được dùng làm đồ mộc; làm bản khắc, làm tranh điêu khắc. Có thể kể đến một số đồ dùng nội thất thông dụng như: tủ, sofa, kệ chén, cánh cửa, bàn ghế, giường, sàn gỗ, …
Theo kinh nghiệm dân gian, ngoài lấy gỗ ra, cây lồng mức còn được dân gian sử dụng như một cây thuốc quý; toàn bộ thân cây, lá, rễ, hoa đều được sử dụng làm thuốc. Đặc biệt, gỗ cây lồng mức đã từng được dùng nhiều cho việc khắc ván in mộc bản thời phong kiến, bởi vì đặc điểm của gỗ mức mềm, không bị mắt, không cong vênh, nứt toác, thớ gỗ đẹp, nhẹ… rất phù hợp cho việc khắc in.
Sở hữu những món đồ nội thất này, chắc hẳn là không gian căn nhà bạn sẽ gần gũi và sang trọng hơn. Gỗ mức mềm nhẹ, thớ thịt mịn nên dễ chạm khắc, bào đẽo… làm que diêm, khắc bản mộc in, làm bảng gỗ, khuôn dấu, cán bút chì…Gỗ còn có thể làm nẹp chỉ trang trí đồ gỗ gia dụng. Cây được sử dụng làm phôi ghép cây bonsai, cụ thể như là cây mai chiếu thủy do cùng phân họ thực vật.
- Làm tiêu bản dành cho điêu khắc: Như đã giới thiệu lồng mức là cây có gỗ mềm, phiến gỗ thẳng, mịn, sáng màu, ít bị nứt vỡ, nên thường được dùng làm bản khắc đóng mộc, in sách (thời phong kiến), hoặc dùng làm vật liệu điêu khắc gỗ, viết chữ bút lửa
- Dùng làm nẹp chỉ, các chi tiết cần độ thẩm mỹ cao trong chế tác đồ gia dụng (bàn, ghế, kệ tủ…)
- Làm phôi ghép cây cảnh (cụ thể là cây mai chiếu thủy do cùng phân họ thực vật)
- Làm thuốc trị rắn cắn, côn trùng đốt: Dùng lá non, ngọn non vò nát đắp vào vết cắn có thể làm giảm đau, giảm viên, đào thải độc tố. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, vẫn nên ưu tiên đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất
- Làm trụ trồng tiêu: Đây được xem là công dụng phổ biến nhất của cây lồng mức. Ở Tây Nguyên bà con đặc biệt ưa chuộng việc sử dụng cây lồng mức làm trụ trồng tiêu, do ưu điểm là vững chắc, tiêu đeo bám khỏe, rong tỉa cành đơn giản, ít bị sâu bệnh làm chết trụ…
Lời kết
Gỗ Lòng mức Trung Bộ được dùng làm đồ mộc; làm bản khắc, làm tranh điêu khắc. Có thể kể đến một số đồ dùng nội thất thông dụng như: tủ, sofa, kệ chén, cánh cửa, bàn ghế, giường, sàn gỗ, … Sở hữu những món đồ nội thất này, chắc hẳn là không gian căn nhà bạn sẽ gần gũi và sang trọng hơn.
Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Lòng mức Trung Bộ được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.