Thôi Ba – Đặc điểm và công dụng của cây
Gỗ Thôi ba là gỗ gì? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!
Nội dung chính
Gỗ Thôi ba là gỗ gì?
Thôi ba hay còn được gọi là: Thui bụi
Tên khoa học: Alangium chinense (Lour.) Harms. Họ Thôi chanh (Alangiaceae).
Đặc điểm về gỗ Thôi ba
Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.
Đặc điểm nhận dạng
Cây gỗ nhỡ, cây cao khoảng 8 – 10m hay cây gỗ rụng lá. Vỏ thân màu xám trắng, thịt vỏ màu trắng vàng. Lá đơn, dạng màng, hình tròn to – nhọn; gần hình tim ở gốc, có khi có góc dạng thùy ở đầu hoặc xoan – ngọn giáo, gốc lá cụt, thường không cân đối, đáy lá bất xứng, gân lá hình chân vịt có 3 – 5 gân nổi rõ ở mặt dưới, phủ lông hoặc có những túm lông ở gốc các gân; có khi có lông sét mềm, có khi có điểm tuyến hay gần như nhẵn, rất thay đổi về kích thước và hình dạng, dài 5 – 10cm.
Cụm hoa thành xim lưỡng phân, ở nách lá, với 8 – 10 hoa có cuống dài bằng hoặc vượt quá cuống lá. Đài hợp hình chén có răng cưa ngắn. Tràng dài, hẹp, sau cong xuống, có lông ở mặt ngoài. Hoa màu vàng.
Quả hạch dạng bầu dục hay gần hình cầu, màu nâu đen, ít nạc, có thể dài tới 20mm; Bầu 2 ô, 2 noãn.
Phân bố
Phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Malaixia, Philippin, Nhật Bản và vùng nhiệt đới châu Phi. Ở Việt Nam, có gặp ở Đồng Nai, Lâm Đồng; Cao Bằng, Lạng Sơn vào tới Nghệ An. Thu hái lá và hoa vào mùa hè và thu. Thu hái thân, rễ quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.
Thường gặp trong rừng thứ sinh hay ở ven rừng, ven suối hoặc ven các đường đi ở độ cao 300 – 400m trở xuống. Cây ưa sáng và ưa khí hậu ẩm mát, thường mọc ở ven rừng, bờ mương hoặc sát chân núi. Cây có thể rụng lá (không hoàn toàn) vào mùa đông, ra hoa quả nhiều hàng năm, song hiếm thấy mọc tập trung trong các quần thể tự nhiên.
Ra hoa tháng 2 – 3, có quả chín tháng 8 – 9.
Ưu điểm của gỗ Thôi ba
Là loại gỗ cây mềm, dễ gia công nhưng chóng bị mối mọt, đóng đồ thông thường. Lá có thể cho gia súc ăn.
Vỏ rễ thường được dùng chữa đau xương, mỏi gối và làm thuốc trị đòn ngã. Rễ, thân, lá được dùng làm thuốc. Lá dùng trị rắn cắn; còn dùng làm thức ăn cho gia súc. Quả nhỏ, có vị chua, dùng phối hợp với các vị thuốc khác chữa bệnh đau thận.
Ở Trung Quốc, thường dùng rễ chữa:
- Thấp khớp đau nhức xương, liệt nửa người;
- Suy tim, Vô cảm và mất cảm giác đau;
- Liều dùng 3 – 10g rễ sắc uống hoặc ngâm rượu. Khi đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết. Đồng thời nấu nước để tắm rửa. Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người già yếu và trạng thái suy nhược.
- Lá được dùng trị căng sữa đau buốt. Hoa dùng trị đau đầu phong và ngực bụng trướng đau.
Gỗ Thôi ba thuộc nhóm gỗ mấy?
Gỗ Thôi ba trong Bảng xếp loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt nam Thôi ba thuộc GỖ NHÓM 5 – Phổ biến trong xây dựng và làm đồ nội thất. Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình, được dùng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất đồ gỗ nội thất.
Nhưng chủ yếu cây Thôi ba dùng trong y học chữa bệnh.
Lời kết
Gỗ Thôi ba được mọi người biết đến là cây dùng trong y tế, các bộ phận của cây được rất nhiều người sử dụng. Chữa được rất nhiều bệnh mang lại lợi ích cho mọi người.
Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Thôi ba được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.