Gỗ gụ là loại gỗ gì? Chất lượng của gỗ gụ có tốt không? Có nên mua nội thất gỗ gụ không?
Cây gỗ gụ là loại cây thân gỗ lớn, sinh trưởng rải rác trong các cánh rừng nhiệt đới ẩm. Cây gỗ gụ là loại cây ưa ẩm, phát triển mạnh trên các nền đất mưa nhiều trong năm. Ở Đông Nam Á thì cây gụ chủ yếu có ở Việt Nam và Campuchia, ở Việt Nam chúng ta có thể bắt gặp các cây gụ ở một số tỉnh như : Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế… và trong các khu rừng bảo tồn quốc gia.
Thân cây gỗ gụ thường rất thẳng và to, cây có độ cao trung bình trong khoảng 15-30m, đường kính thân cây khoảng 1m. Nhiều cây cổ thụ có thể có đường kính lên tới gần 2m. Cây gụ ra hoa vào tháng 4, kết quả trong khoảng tháng 7 tới tháng 9 và tái sinh bằng hạt. Gỗ gụ có tên khoa học là : Sindora tonkinensis, thuộc giống cây họ đậu.
Chất lượng của gỗ gụ có tốt không?
Nhắc đến gỗ gụ thì những người Việt ra đời trong thế kỷ trước không thể không nghe đến câu nói vô cùng nổi tiếng của ông cha để lại : “Nhà ngói cây mít – Sập gụ tủ chè”. Từ hàng chục năm trước ông cha ta đã sử dụng gỗ gụ như một thước đo cho sự giàu sang bởi ngày xưa chỉ có những gia đình giàu có, quyền quý thì mới có thể sở hữu những món đồ ấy.
Chỉ cần nghe đến câu “sập gụ tủ chè” thì chúng ta không còn gì phải bàn cãi về chất lượng của loại gỗ này, gụ là một trong những loại gỗ được xếp vào nhóm trong những loại gỗ chất lượng nhất, có giá trị nhất hiện nay.
Đặc điểm của gỗ gụ :
Ngoài tên chung là gỗ Gụ thì ở nhiều nơi còn gọi với một số tên khác như : Gụ Lau, gõ dầu hay gõ sương. Gỗ gụ được xếp vào nhóm gỗ quý của Việt Nam, gỗ gụ thường có màu vàng nhạt và vàng trắng. Gỗ để thời gian lâu sẽ chuyển dần sang màu nâu thẫm.
Gỗ gụ khi xẻ ra có thớ gỗ thẳng, mặt gỗ mịn. Vân gỗ gụ thường có dáng núi, hình hoa… rất đa dạng và thu hút. Gỗ gụ có mùi hơi chua khi ngửi nhưng mùi chua không hăng, không gay mũi. Gỗ gụ cứng, không bị mối mọt, ít bị cong vênh và có độ bền cực cao.
Gỗ gụ có giá trị kinh tế cực cao, nhiều sản phẩm gỗ gụ càng cổ càng có giá. Nhiều sản phẩm độc nhất vô nhị không thể định giá theo giá cả thị trường được coi như bảo vật vô giá.
Ưu điểm của gỗ gụ :
- Chống chịu lực tốt, ít bị cong vênh mối mọt
- Gỗ ít bị nứt nẻ, bền với thời gian
- Chất gỗ mịn, vân gỗ đa dạng, bắt mắt
- Giá trị của gỗ không bị giảm mà tăng lên từng ngày, là loại gỗ có giá trị rất cao
- Gỗ dễ đánh bóng
Nhược điểm của gỗ gụ :
- Gỗ càng để lâu càng sẫm màu
- Các sản phẩm gỗ gụ thường có giá rất đắt
- Gỗ gụ bị làm giả rất nhiều trên thị trường, thủ đoạn rất tinh vi và khó phát hiện
- Các sản phẩm gỗ gụ thường tối màu vì gỗ bị sẫm màu dần theo thời gian
- Mặc gì giá trị của gỗ gụ càng ngày càng tăng nhưng lại rất khó cạnh tranh với các sản phẩm loại gỗ tốt khác
Phân loại gỗ gụ :
Nếu không tìm hiểu về gỗ thì mọi người thường cho rằng gụ chỉ là một loại gỗ đắt tiền, tuy nhiên đi sâu vào tìm hiểu thì gỗ gụ cũng có rất nhiều loại gụ khác nhau. Căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ của từng loại gỗ gụ mà người ta chia thành một số loại gụ khác nhau. Và mỗi loại gụ lại có một số đặc điểm tính chất, giá trị kinh tế khá khác biệt.
Theo nguồn gốc xuất xứ thì người ta chia gỗ gụ thành 5 loại chính có giá trị giảm dần từ trên xuống dưới như sau :
- Gỗ gụ ta :
Là loại gỗ gụ được khai thác trên lãnh thổ Việt Nam, khai thác chủ yếu ở Quảng Bình. Là loại gỗ gụ đắt nhất trong các loại gụ, có đường vân cực cuốn hút người nhìn. Vân gỗ có màu nâu đen và thị gỗ màu vàng nâu, là loại gỗ gụ hiếm nhất hiện nay. Các sản phẩm từ gỗ gụ ta thường là những bộ sập, bộ bàn ghế giá trị cực cao được sản xuất từ rất lâu trước dây và trên thị trường những sản phẩm mới bằng gỗ gụ ta rất hiếm . - Gỗ Gụ Mật :
Là loại gỗ gụ được trồng theo hướng công nghiệp ở bên Lào, ở Việt Nam thì chủ yếu ở tỉnh Gia Lai. Gỗ gụ mật còn được gọi với cái tên khác là gỗ gụ Gia Lai, gỗ gụ mật có giá trị kinh tế rất cao nên đang được nhân giống theo hướng công nghiệp ở Gia Lai và nước bạn Lào. Gỗ gụ mất được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực đồ nội thất, ngoại thất… - Gỗ gụ Căm :
Là loại gỗ từ cây gụ mọc trên lãnh thổ Campuchia, được khai thác và nhập về Việt Nam. Gỗ gụ căm cũng có đặc tính giống với gỗ gụ mật nên giá trị rất cao. Tuy nhiên Campuchia đã cấm việc khai thác các loại gỗ quý một cách tràn lan, thậm chí những năm 2017-2018 campuchia đã tố Việt Nam cho khai thác gỗ lậu. Chính vì vậy mà trên thị trường Việt Nam chúng ta rất ít gặp những sản phẩm làm từ gỗ gụ Căm. - Gỗ Gụ Lào :
Lào có nguồn tài nguyên rừng vô cùng phong phú và đã trở thành nước xuất khẩu gỗ lớn trên cả thế giới. Hàng năm Việt Nam nhập khẩu rất nhiều các loại gỗ từ bên nước bạn Lào, trong đó không thể không kể đến gỗ gụ, một loại gỗ quý hiếm và được đánh giá rất cao. Mấy năm gần đây những sản phẩm làm từ gỗ gụ Lào rất được ưa chuộng, một phần không nhỏ được xuất khẩu trang Trung Quốc. Tuy nhiên vì vấn đề khai thác quá mức và thị trường có biến động lớn nên những sản phẩm gỗ gụ Lào đang dần trở nên khan hiếm, rất có khả năng sẽ tăng giá trong thời gian tới. - Gỗ Gụ Nam Phi :
Gỗ gụ Nam Phi là loại gỗ được nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp qua Nam Phi, xuất hiện trên thị trường với giá thành vừa phải. Gụ Nam Phi nhận được sự chú ý rất lớn của thị trường gỗ Việt Nam. Gỗ tốt mà có giá cả lại ở mức vừa, gụ Nam Phi đã gián tiếp thay đổi 1 phần thói quen sử dụng đồ gỗ của người tiêu dùng Việt, những sản phẩm gụ Nam Phi có tính cạnh tranh rất cao và đã được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Ứng dụng của gỗ gụ :
Từ thời ông cha ta thì gỗ gụ đã được được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và sản xuất. Gỗ gụ được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất sập, trường kỷ, ngoài ra gỗ gụ còn được sử dụng để làm đồ nội thất, đồ thờ…
Mặc dù được sử dụng rất nhiều trước đây trong việc sản xuất sập, trường kỷ… Nhưng hiện nay nếu muốn ở hữu một bộ sản phẩm gỗ gụ thì cũng không phải là chuyện đơn giản. Có tiền là một chuyện, tìm được sản phẩm ưng ý còn khó hơn và tìm được rồi thì những sản phẩm gỗ gụ chất lượng thường đã có chủ nhân. Những người chơi gỗ gụ thì đều rất ít khi bán đi nếu chưa được giá, nên chuyện mua được sản phẩm vừa ý lại vừa giá thì đúng là một thử thách cho những ai thích sưu tầm, sở hữu những sản phẩm gỗ gụ.
Một số sản phẩm gỗ gụ nổi bật trên thị trường :
Cách bảo quản sản phẩm gỗ gụ :
Các cụ nói “của bền tại người” không sai chút nào, tuy nhiên người dùng cũng cần phải am hiểu và có kiến thức thì của mới bền được. Khi đã sở hữu những bộ sản phẩm đắt tiền thì chúng ta không chỉ cần biết cách sử dụng mà còn phải tìm hiểu luôn cả cách bảo quản và chăm sóc nữa. Đối với các sản phẩm làm từ gỗ gụ thì thư viện gỗ sẽ cung cấp cho các bạn một số lưu ý để giữ cho gỗ gụ luôn bền đẹp .
Những lưu ý, cách bảo quản nội thất gỗ gụ :
- Tránh sản phẩm bị ngâm trong nước hay để bị đọng nước trên bề mặt sản phẩm bởi vì nước ngấm vào gỗ thì sẽ làm cho bề mặt bị ẩm chuyển màu mất đi vẻ đẹp vốn có
- Tránh các vật sắc nhọn cầy vào bề mặt sản phẩm, các vết chầy xước cầy vào bề mặt gỗ rất khó để khắc phục và lưu lại khuyết điểm không đáng có
- Tránh va đập mạnh gây biến dạng về mặt sản phẩm
- Tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào bề mặt gỗ gụ, nếu để thường xuyên bị ánh nắng chiếu vào thì bất kì loại gỗ nào cũng rất nhanh bay màu và giảm tuổi thọ
- Gỗ có khả năng chịu ẩm nhưng nên tránh các nơi ẩm thấp
- Nên lau chùi thường xuyên để tránh bề mặt gỗ bị ám bụi làm mất đi màu tự nhiên của gỗ
- Cần phải thường xuyên sử dụng để tăng độ bền, không nên chỉ để trưng bày mà ít khi sử dụng
- Nếu sản phẩm dùng quá lâu thì nên mang đến các cơ sở sản xuất để kiểm tra và làm mới lại