TỔNG HỢP CÁC KIẾN THỨC VỀ GỖ CAO SU BẠN NÊN BIẾT

Ngày đăng: 28/06/2021 lúc 17:34

Gỗ cao su là một trong những vật liệu mới được ứng dụng trong thiết kế đồ nội thất vài năm gần đây. Loại gỗ này được ưa chuộng nhờ giá thành rẻ, màu sắc đẹp mắt cũng như chất lượng. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các sản phẩm nội thất từ loại gỗ này thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

TỔNG HỢP CÁC KIẾN THỨC VỀ GỖ CAO SU BẠN NÊN BIẾT
Cây cao su không chỉ dùng để lấy mủ

Gỗ cao su là gỗ gì?

Gỗ cao su là một loại gỗ được lấy từ cây cao su chuyên được khai thác để lấy mủ. Chất liệu này được đánh giá cao về khả năng thân thiện với môi trường và  là nguồn nguyên liệu bền vững.

Đặc tính sinh trưởng của cây cao su

Cây cao su là loại thực vật phát triển mạnh tại các khu vực có khí hậu nóng ẩm. Loại cây này có nguồn gốc từ vùng Amazone ở Nam Kỳ – vùng nhiệt đới xích đạo. Cây cao su khi trưởng thành có thể đạt độ cao  từ 20 – 30m. Khi cây đến khoảng 5- 6 năm tuổi có thể bắt đầu thu hoạch mủ, mủ cây có màu trắng hoặc vàng. Một chu kỳ khai thác mủ, nhựa của cây cao su kéo dài từ 26 – 30 năm.

Cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam vào năm 1878, đến năm 1897, cây cao su thành công sinh trường tại Việt Nam. Vùng trồng cao su chủ yếu là vùng Đông Nam Bộ chiếm tới gần 80% diện tích cao su cả nước. 

Cây cao su có thể chịu được nắng hạn nhưng không thể chịu được sự úng nước và gió. Tại Việt Nam, cây chỉ có thể sinh trưởng bằng cách ươm hạt thành cây non. Cao su là một loại cây độc, mủ của cây có thể gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Đặc biệt người khai thác mủ cao su có thể bị giảm tuổi thọ nếu làm việc trong thời gian dài.

Rễ cây cao su đâm sâu vào lòng đất, đồng thời rễ có thể bang rộng từ 6- 10m. Tán lá rộng, mọc thành từng tầng. Đây là loại lá kép, mọc cách và khi được 3 năm tuổi, cây sẽ bắt đầu vào giai đoạn rụng lá qua đông.

Đặc điểm của gỗ cao su

Mỗi loại gỗ đều có đặc tính riêng biệt. Giống như các loại gỗ tự nhiên khác, gỗ cao su có khả năng chịu nhiệt và chống ẩm tốt. Bởi loại cây này chỉ sinh trưởng tốt tại khu vực nóng ẩm. 

Về màu sắc, gỗ cây cao su có màu sáng ánh vàng và bắt mắt với vân gỗ lượn sóng rất đẹp. Thờ gỗ dày, ít co nên các sản phẩm làm từ loại gỗ này rất bền trong khí hậu thời tiết Việt Nam. 

Gỗ cao su tự nhiên dẻo, dễ tạo hình, uốn cong và không bị đứt gãy. Tính đàn hồi của loại gỗ này cũng rất cao nên bền bỉ theo thời gian. Lựa chọn sản phẩm nội thất từ gỗ cây cao su bạn hoàn toàn có thể an tâm về tuổi thọ của gỗ.

Ưu và nhược điểm chung của gỗ cao su

TỔNG HỢP CÁC KIẾN THỨC VỀ GỖ CAO SU BẠN NÊN BIẾT
 Gỗ cây cao su có màu sắc tươi sáng, vân gỗ đồng đều

Gỗ cao su trong vài năm gần đây ngày càng được yêu thích trong thiết kế sản phẩm nội thất nhờ đặc tính ưu việt:

Ưu điểm

  • Gỗ cao su khá thân thiện với môi trường, có khả năng chống lại ảnh hưởng của tàn thuốc lá.
  • Cấu tạo gỗ tự nhiên không ngậm nước, có khả năng chống lại tác động của môi trường có độ ẩm cao.
  • Gỗ mềm mại, thanh thoát và cứng cáp, có thể uốn cong hay thẳng mà không bị gãy nứt.
  • Gỗ có màu sắc ánh vàng từ xám sáng đến nâu phù hợp với nhiều thiết kế không gian khác nhau.
  • Giá thành của sản phẩm phù hợp với nhiều gia đình có kinh tế vừa phải.

Nhược điểm

  • Gỗ cao su có tuổi thọ không cao so với các dòng gỗ tự nhiên khác
  • Tính chất gỗ nhẹ, không được cứng như nhiều loại gỗ tự nhiên quý hiếm khác như gỗ xoan, gỗ hương, gỗ sồi…
  • Thân cao su không có đường kính lớn nên ván ghép không đồng nhất về màu sắc và đường vân

Các kiểu ghép gỗ cao su

Đa số gỗ cây cao su khi sử dụng trong thi công đều là các tấm cán ghép nối. Bởi thân cây cao su không lớn nên được cắt thành những thanh gỗ đem đi xử lý thành những tấm ván có đường kính lớn hơn. 

Gỗ cao su ghép được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn. Công nghệ biến tính giúp gỗ có độ ổn định cao hơn giúp tăng độ bền và giảm sự biến dạng trong quá trình sử dụng.

Hai loại gỗ cao su ghép phổ biến nhất hiện nay:

Ghép song song

Ván gỗ cao su dạng này được ghép từ các thanh gỗ song song với nhau tạo thành. Các thanh gỗ có cùng chiều dài nhưng kích thước chiều rộng có thể khác nhau. Chúng được ghép lại để tạo thành các ván gỗ có kích thước lớn hơn.

Ghép gỗ mặt 

Ghép mặt là kiểu ghép mà ở mỗi đầu thanh gỗ đều được xê theo hình răng cưa. Sau đó, lần lượt gắn lại với nhau để tạo thành các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau. Cuối cùng sử dụng phương pháp ghép song song để tạo ra các tấm gỗ có kích thước lớn hơn.

Ứng dụng của gỗ cao su trong cuộc sống

TỔNG HỢP CÁC KIẾN THỨC VỀ GỖ CAO SU BẠN NÊN BIẾT
Các sản phẩm nội thất gỗ cây cao su ngày càng thịnh hành

Mặc dù chất lượng gỗ cao su không thể so sánh với nhiều loại gỗ tự nhiên khác. Tuy nhiên do mức giá thấp cũng như khả năng thích nghi với tác động của môi trường loại gỗ này vẫn được nhiều người lựa chọn.

Nội thất phòng khách

Mẫu bàn trà gỗ ghép cao su là một trong những thiết kế bạn không nên bỏ qua cho không gian phòng khách. Với tông màu tươi sáng, sản phẩm mang đến sự hiện đại, nhẹ nhàng, tươi mí và hài hòa với các thiết kế khác trong không gian. Bên cạnh đó, bàn trà gỗ cao su còn có thiết kế nhỏ gọn, tinh tế nên phù hợp với nhiều không gian khác nhau. Mặc dù có mức giá trung bình nhưng độ bền của sản phẩm thì chắc chắn có thể làm hài lòng mọi khách hàng.

Bên cạnh bàn trà, các sản phẩm nội thất phòng khách khác được làm từ loại gỗ này phổ biến như kệ tivi, kệ trang trí, ghế sofa, bàn ghế ăn, ghế thư giãn,…  Gỗ ghép cao su góp phần tăng thêm sự trẻ trung cho phòng khách gia đình.

Nội thất phòng ngủ

Giường ngủ gỗ cao su được lựa chọn bởi thiết kế đơn giản, phù hợp nhiều xu hướng khác nhau. Các sản phẩm làm từ gỗ cây cao su đều hướng đến sự tinh gọn. Bên cạnh đó, chi phí thấp cũng giúp gia chủ tiết kiệm hơn mà mà chất lượng và tuổi thọ cũng khá tốt.

Bên cạnh giường ngủ thì tủ quần áo bằng gỗ cây cao su chưa bao giờ lỗi mốt. Sau quy trình xử lý chất liệu và thi công, tủ quần áo có khả năng chống mối mọt, ẩm mốc giúp bảo vệ quần áo tốt hơn. Đồng thời thiết kế đơn giản, màu sắc tươi sáng cũng giúp không gian phòng ngủ thêm phần dễ chịu và hài hòa. 

Nội thất văn phòng

Gỗ tự nhiên nói chung cũng như gỗ cao su nói riêng được ứng dụng rất nhiều trong các thiết kế nội thất văn phòng. Đặc biệt, các thiết kế bàn làm việc bằng loại gỗ này được đánh giá cao bởi chất liệu này luôn mịn, mềm mại. Đồng thời màu sắc nhã nhặn cũng giúp văn phòng làm việc sáng sủa và bắt mắt hơn. Đây đều là những yếu tố được chú trọng trong thiết kế không gian văn phòng làm việc giúp không gian dễ chịu và tập trung hơn. 

Bên cạnh đó, các sản phẩm khác như tủ hồ sơ hay kệ sách, kệ trang trí văn phòng cũng chinh phục được người dùng bởi độ bền, chống cháy và chống thấm hiệu quả.

Giá gỗ cao su hiện nay?

Gỗ cao su hiện nay là loại vật liệu khá phổ biến trong sản xuất nội thất. Tùy vào sở thích, nhu cầu của mỗi khách hàng mà bạn có thể có những lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, loại gỗ này được đánh giá cao về mức giá thuộc phân khúc tầm trung nhưng có chất lượng tốt, độ bền tương đối và tính thẩm mỹ cao.

Hiện nay giá phôi gỗ cao su có thể giao động trong khoảng trên 5 triệu đồng/m3. Mức giá thay đổi theo quy cách, chất lượng gỗ. Mặc dù thời gian qua thị trường có nhiều biến động do dịch bệnh nhưng nhìn chung giá gỗ ổn định hơn so với năm 2018, 2019

So sánh gỗ cao su với gỗ thông, gỗ sồi

TỔNG HỢP CÁC KIẾN THỨC VỀ GỖ CAO SU BẠN NÊN BIẾT
Gỗ cao su và gỗ thông đều được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nội thất nhờ mức giá vừa phải

Cùng với gỗ cao su, gỗ thông và gỗ sồi là hai loại gỗ cũng được ứng dụng phổ biến. Với mức giá không quá chênh lệch nhiều, 3 loại gỗ này được nhiều khách hàng tin chọn. Tuy nhiên nhiều người chưa biết phân biệt và còn nhầm lẫn nên không thể tối ưu được tốt nhất công dụng của các sản phẩm. 

  • Giống nhau: Gỗ cao su, gỗ thông và gỗ sồi ều là những loại gỗ phổ biến với giá cả ổn định thuộc phân khúc tầm trung. Do đó, sản phẩm làm từ loại gỗ này phù hợp với khả năng kinh tế của nhiều người.
  • Khác nhau:
GỖ CAO SUGỖ THÔNGGỖ SỒI
Gỗ công nghiệpGỗ công nghiệpGỗ tự nhiên
Gỗ có màu sáng từ xám đến nâu và có ánh vàng. Vân gỗ hình sợi, uốn lượnGỗ có màu trắng hoặc màu hơi vàng nâu. Vân gỗ đẹp, đường vân đều.Gỗ sồi có hai loại là sồi đỏ và sồi trắng. Vân gỗ sồi có màu đậm hơn gỗ cao su, thường từ vàng sáng tới vàng đỏ. Vân thường bị đứt quãng tạo nên cảm giác bắt mắt.
Gỗ có khả năng chống nước, độ ẩm cao do đặc tính sinh trưởng và khả năng chống mối mọt tốt.Cũng có khả năng chống mối mọt, sâu bọ nhưng dễ nhuộm màu và đánh bóngCó khả năng chống mối mọt tốt nhất trong 3 loại gỗ, nở mạnh khi bị thấm nước.
Sau sấy tẩm có độ dẻo dai rất tốt cho việc thi công, chạm khắc. Tuy nhiên gỗ vẫn có độ cứng và rắn chắc nhất định.Có độ bám đinh ốc tốt, có thể sử dụng máy để thi công, keo kết dính tốt, đánh vecni rất đẹpGỗ sồi cũng chịu được máy, bám đinh ốc, lên màu đẹp khi đánh bóng và nhuộm màu.
Ít bị cong vênh sau sấyDễ bị biến dạng sau khi sấyDễ bị biến dạng sau khi sấy
Nhẹ, dẻo dai, thích hợp với các thiết kế tinh gọnGỗ cứng, khả năng chịu lực lớn Gỗ nặng nhất trong 3 loại, cứng và chịu lực tốt
Độ bền tương đối không tốt bằng gỗ tự nhiênĐộ bền cao nhưng không tốt bằng gỗ tự nhiênCó độ bền sử dụng rất cao

Ngày nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường đang ngày được yêu thích và trở nên thịnh hành. Do đó, gỗ cao su đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều gia đình, công ty chọn gỗ làm nội thất. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ có được những lựa chọn phù hợp nhất cho không gian gia đình mình.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ