gỗ trám đen

Trám đen – Đặc điểm và công dụng của gỗ

Ngày đăng: 12/08/2022 lúc 20:41

Gỗ Trám đen là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!

Cây trám đen

Cây trám đen

Trám đen là gỗ gì?

Trám đen hay còn gọi là: Ô lâm; Bùi; Uy tử; Mác bây (Tày).

Tên khoa học: Canarium tramdenum Dai & Yakovl.

Cây trám, thuộc chi Trám ( Canarium ), ở Việt Nam phổ biến có 2 loài trám trắng và trám đen. Cây trám có nhiều tác dụng, như quả để ăn, cây dùng để lấy gỗ, nhựa, tinh dầu. Ngoài ra trám còn có tác dụng làm thuốc trong y học dân gian.

Đặc điểm về gỗ Trám đen

Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.

Đặc điểm hình thái

Cây trám đen là cây gỗ lớn bản địa có chiều cao từ 20-30m, đường kính ngang ngực từ 40-50cm.Thân tròn thẳng, gốc hơi có múi, phân cành cao. Tán dày, rộng, thường xanh. Vỏ màu nâu nhạt, mùi thơm hắc, thịt vỏ có nhựa màu đen.

Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài 8 – 10 cm, lá chét hình trái xoan; mang 7 – 9 lá chét, mặt trên màu xanh nhạt, bóng, mặt dưới có lông ánh bạc; lá phía trên có đầu thuôn dài; những lá gần gốc đầu có mũi nhọn ngắn, gân lá hơi rõ; có lá kèm hình dùi, phủ lông mềm, màu nâu bạc.

Cây trám có trám đực và trám cái.

Cây Trám ra hoa vào tháng 6 – 7 và đậu quả: tháng 8 – 10.Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùm kép, dài 8 – 10 cm; lá bắc hình vảy.

Hoa đơn tính cùng gốc, mọc thưa, thường tụ họp 2 – 3 cái ở một mấu; đài có lông 3 răng; tràng hình bầu dục, có 3 cánh hơi dài hơn lá đài, phủ lông ngắn ở mặt ngoài; nhị 6 chỉ nhị ngắn; bầu hình trứng có lông màu nâu.

Quả hạch hình trái xoan hay hình trứng, hai đầu nhọn, dài 2,5 – 3 cm, khi chín màu đen; hạt cứng hoá gỗ dày; thịt màu đỏ vàng, trong hạt có nhân trắng. Nhân hạch 3 ô không đều. Mùa hoa tháng 4-5, quả chín tháng 10-12.

Cành non màu nâu nhạt, có lông mềm. Vỏ mỏng màu nâu xám; đường nứt dọc nhẹ, thịt hồng, có mùi thơm đặc biệt và khi bị cắt có nhựa đặc chảy ra.

Trám đen - Đặc điểm và công dụng của gỗ

Qủa trám

Sự phân bố

Trám phân bố tự nhiên ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan, vùng biển… ở Việt Nam Trám trắng mọc rải rác trong rừng tự nhiên ở các tỉnh phía Bắc và vùng Bắc Tây Nguyên ở độ cao từ 100-800m so với mặt biển.

Cây trám được trồng rộng khắp miền bắc và cả ở miền nam Tây Nguyên. Trồng trám cho hiệu quả kinh tế cao, cây trám từ 7 – 10 năm tuổi cho thu 2 – 3 tạ quả/năm. Trám đen là đặc sản quý của các tỉnh trung du miền núi phía bắc.

Hiện tại, loại này được ươm trồng bằng hạt giống, sau 7-8 mới năm ra quả.

Giống và tạo cây con

Nguồn hạt trám đen cũng rất nhiều nhưng phải thu lấy giống ở cây ưu trội từ 10-14tuổi, thân thẳng, tán rộng, đã có 2 mùa quả trở lên và sai quả. Cần thu hái hạt giống ở rừng giống chuyển hoá hay rừng giống đã được công nhận.

Chọn thu những quả mập, cùi dày, vỏ có màu hơi tím, sau đó ủ quả 2-3 ngày cho chín đều.

  • Ngâm quả trong nước 3 sôi 2 lạnh (khoảng 60oC) trong 2-3 giờ, vớt ra, dùng dao rạch dọc quả để tách vỏ lấy hạt và tốt nhất là đem gieo ngay.
  • Có thể bảo quản hạt bằng cách hong phơi khô trong râm rồi cho vào chum vại để hở miệng đặt nơi cao ráo, thoáng mát; hoặc trộn với cát có độ ẩm 5-8% có thể giữ được sức nảy mầm trong 3-4 tháng.
  • Ngâm hạt trong nước ấm 30-40oC khoảng 8 giờ, vớt ra rửa sạch, ủ trong túi vải, xếp trong nhà hoặc nơi kín gió. Khi hạt nứt nanh nhú mầm (khoảng 20 ngày) đem cấy vào bầu. Cũng có thể gieo hạt trên cát ẩm sau 10-15 ngày hạt nảy mầm đem cấy vào bầu mà không cần ủ.
  • Vỏ bầu bằng Polyetylen kích cỡ 15x20cm, thủng đáy. Ruột bầu tốt nhất là đất mặt dưới rừng trộn thêm 5-10% phân chuồng hoai và 1-2% supe lân theo khối lượng.
  • Cấy xong cắm ràng che bóng 50% và tưới ẩm. Tưới nước đủ ẩm, làm cỏ phá váng và dỡ bỏ dàn che đến khi cây đạt 7-8 tháng tuổi, cao 60-70cm, đường kính gốc 0,6-0,8cm, sinh lực tốt đem đi trồng.

Gỗ Trám đen thuộc nhóm gỗ mấy?

Trong Bảng phân loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt Nam gỗ Trám đen thuộc gỗ GỖ NHÓM 5: Phổ biến trong xây dựng và làm đồ nội thất.

Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình, được dùng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất đồ gỗ nội thất.

Gỗ cây trám mềm, nhẹ, thớ mịn, dễ bóc và dễ lạng, thường được dùng trong xây dựng nhà cửa, làm nguyên liệu gỗ dán, bột giấy và củi đun.

Công dụng của cây Trám đen

Quả trám đen khi chín có màu đen và cứng. Quả trám làm thức ăn, chế biến ô mai, thuốc chữa ho, giải rượu và giải độc. Nay quả trám đen lại trở thành một thứ đặc sản hấp dẫn, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nên cây trám cũng được nhân rộng diện tích, sản xuất hàng hóa để xuất bán ở nhiều nơi, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân các xã miền núi của xứ Lạng.

Gỗ, nhựa, quả và hạt của trám đều cho giá trị kinh tế. Lấy gỗ: Rừng 30-40 tuổi cần chặt trắng lấy gỗ và trồng lại. Gỗ khi khai thác, cắt khúc, bóc vỏ và ngâm tẩm bằng thuốc bảo quản ngay để tránh mối, mục rồi đưa vào chế biến sử dụng.

Gỗ Trám đen thường được ứng dụng trong đời sống để làm ra các sản phẩm nội thất cao cấp như: Bàn ghế, sàn nhà, giường, tủ…

Nhựa trám dùng để chưng cất tinh dầu, chế biến côlôphan dùng trong công nghệ nước hoa, xà phòng, véc ni làm hương, pha chế sơn và mực in. Giá thu mua nhựa dao động 30.000-40.000 đồng/kg.

Tủ bếp

Tủ bếp

Gía quả Trám đen hiện nay theo dự kiến:

Giá hái tại vườn từ 50.000-60.000/kg, giá  nhập từ 90.000-100.000 đồng/kg và các hộ tiểu thương buôn bán, bán ra thị trường với giá từ 110.000- 120.000 đồng. Thời điểm này, trám đen đã vào mùa nên giá thấp hơn, chỉ từ 50.000-60.000 đồng/kg và được bán ra thị trường từ 70.000/kg.

Lời kết

Trám đen được mọi người biết đến nhiều và từ rất lâu bởi nó luôn xuất hiện trong đời sống hàng ngày. Vì vậy, các sản phẩm và công dụng của Trám đen luôn nhận được sự quan tâm của mọi người. Đây là loại gỗ tốt, tính thẩm mĩ cao nên giá cả rất phù hợp, khi muốn mua sản phẩm của gỗ cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín.

Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Trám đen được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ