gỗ Bộp không cuống

Trâm xám – Đặc điểm và công dụng của cây

Ngày đăng: 16/08/2022 lúc 15:17

Gỗ Trâm Xám là gỗ gì? Để biết loại gỗ này có tốt hay không? Đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm câu trả lời này nhé!

Trâm xám - Đặc điểm và công dụng của cây

Cây trâm xám

Gỗ Trâm Xám là gỗ gì?

Trâm xám hay còn gọi là: Trâm sẻ; Trâm sắn

Tên khoa học: Syzygium cinereum Wall. Họ: Sim (Myrtaceae)

Đặc điểm về gỗ Trâm xám

Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của gỗ.

Đặc điểm hình thái

Đây là loài cây to, thân có vỏ dày, cao khoảng 15 – 20m, thân gỗ to 30 – 40cm. Cành nhánh non hơi tròn; cành dẹt, màu trắng mốc. Vỏ khi non màu nâu hồng sau chuyển nâu xán sần sùi, bong mủn. Cây Trâm xám có mức độ tăng trưởng nhanh.

Lá mọc đối, hình trái xoan hay hình trứng, đầu lá nhọn, đuôi nêm, mép nguyên, mọc đối không lá kèm, dài 5 – 8cm, rộng 2 – 3cm, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt. Lá già mỏng, màu nâu nhạt, có tuyến mờ ở mặt dưới, cuống lá dài 1–2cm.

Cụm hoa mọc ở kẽ những lá đã rụng thành chùy thưa, hoa màu trắng. Đài hoa có thùy 0,3 đến 0,6 mm, cánh hoa 4, màu tím hay tráng sáng, dính nhau, hình bầu dục và hơi tròn khoảng 2,5 mm. Tiểu nhụy 3 – 4 mm. Vòi nhụy dài giống tiểu nhụy. Cây Trâm bắt đầu trổ hoa vào tháng 3 đến tháng 7. Những hoa Trâm có mùi thơm và nhỏ, khoảng 5 mm đường kính.

Quả thuôn, hình bầu dục tròn thon, xanh lúc ban đầu, chuyển sang màu hồng, và cuối cùng màu tím đen và bóng láng khi trưởng thành chín mùi. Nạc thịt của trái mát, để lại ở lưỡi và miệng một màu tím đen khi ăn, lý do trong trái có chứa nhiều chất anthocyanine , giàu chất vitamine A và vitamine C.

Qủa trâm

Qủa trâm

Sự phân bố

Cây Trâm mọc ở rừng thứ cấp, trên những vùng cao, vùng đất hoang dưới 100 đến 1200 m. Ở Trung quốc, Quảng đông, Phúc kiến….. Ấn độ, Nam Dương, Lào, Việt Nam, Mả Lai, Thái Lan …

Ở Việt Nam, loài cây này phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, từ Quảng Nam, Tây Nguyên đến vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở một số nơi như: Phú Thọ (Đoan Hùng: Chân Mộng), Hải Dương (Chí Linh), Thái Nguyên (Đại Từ), Hà Nội (Ba Vì). Cây trâm là cây gỗ lớn, phân cành sớm và nhiều, ưa sáng, sống được trên mọi loại đất. Cây mọc tự nhiên ven sông suối ven rừng phục hồi, còn được trồng.

Bộ phận dùng

Thường dùng lá, vỏ thân, có thể thu hái quanh năm. Đôi khi, người ta còn sử dụng quả của loài cây này.

Gỗ dùng chế biến đồ dùng trong gia đình.

Cây trâm xám có tác dụng, công dụng gì?

Trâm xám được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian để chữa bệnh tiểu đường. Loại thảo dược này cũng có khả năng điều trị rối loạn tiêu hóa bao gồm đầy hơi, co thắt ruột, các vấn đề về dạ dày và tiêu chảy nặng.

  • Lá và vỏ cây được sử dụng để :Vỏ thân, vỏ cành to và lá trâm vối có vị cay, đắng, the, chát, tính ấm, quy vào kinh tỳ và có tác dụng lợi tỳ vị, tiêu thực, khử ứ trệ, long đờm, táo thấp. Ngoài ra:

Vỏ cây làm thuốc trị bệnh tiểu đường, dường như có tác dụng giảm nồng độ đường trong một thời gian ngắn.

Lá và vỏ cây được sử dụng để kiểm soát huyết áp động mạch và điều trị viêm lợi nướu răng.

  • Quả có vị chua, có tác dụng nhuận phế, chỉ khát, tinh suyên, lợi tiêu hóa, lợi tiểu và thông trung tiện.
  • Ngoài ra, trâm xám cũng hỗ trợ giảm nhẹ các vấn đề về phổi như viêm phế quản và hen. Một số người sử dụng cây trâm như thuốc kích thích tình dục và như thuốc bổ.
  • Khi kết hợp với các loại thảo mộc khác, hạt trâm sẽ có khả năng điều trị táo bón, các bệnh về tuyến tụy, các vấn đề về dạ dày, rối loạn thần kinh, trầm cảm và kiệt sức.
  • Trâm mốc đôi khi được dùng trực tiếp vào miệng và cổ họng để giảm đau do sưng (viêm). Trâm cũng được áp dụng trực tiếp cho da để chữa loét da và viêm da.

Ngoài ra, do cây có tán lá dày, hoa màu trắng vàng đẹp, thơm, có thể trồng làm cây cải tạo phong cảnh, cây bóng mát trong các công viên, vườn hoa.

Tán lá rậm cho một bóng mát và được trồng chủ yếu có giá trị làm cảnh, trang trí trong vùng. Gổ cứng, không mục. Đây là lý do người ta dùng gổ cây trâm làm đường rầy sắt và cày đặt trong những giếng nước. Đôi khi người ta dùng để chế tạo đồ dùng trong nhà với  giá thành rẻ.

Trâm xám thuộc nhóm gỗ mấy?

Theo Bảng phân loại nhóm gỗ theo Tiêu chuẩn Việt Nam gỗ Trâm Xám thuộc GỖ NHÓM 5: Phổ biến trong xây dựng và làm đồ nội thất.

Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình, được dùng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất đồ gỗ nội thất.

Lời kết

Gỗ được mọi người biết đến với nhiều công dụng trong y học cổ truyền và gỗ làm đồ dùng trong gia đình, hiện nay mặc dù cây không được xuất hiện nhiều nhưng mọi người vẫn luôn biết đến công dụng mà cây mang lại. Vì vậy, khi muốn mua sản phẩm của cây cần tìm hiểu kĩ và tìm một cơ sở uy tín.

Trên đây là các thông tin chi tiết về gỗ Trâm Xám được Thư Viện Gỗ tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về gỗ và có những thông cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ khác đã được Thư Viện Gỗ cập nhật tại đây.

Chủ đề: Tìm hiểu về gỗ