ý nghĩa chữ đức - thiện -nhân

Ý nghĩa chữ Đức – Thiện – Nhân trong văn hóa và cuộc sống người Việt

Đăng ngày: 30/10/2021 - Cập nhật: 30/10/2021

Đức – Thiện – Nhân là 3 chữ được người Việt sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Ta có thể dễ dàng bắt gặp tranh gỗ chữ Đức Thiện Nhân hoặc các đồ dùng trang trí nội thất như bàn ghế; tủ; đồ thờ cúng… Lý do mà nhiều người sử dụng những chữ này cũng vì ý nghĩa sâu xa và những bài học đạo làm người trong cuộc sống đằng sau con chữ. Hãy cùng nhau tìm hiểu những ý nghĩa chữ Đức – Thiện – Nhân qua bài viết dưới đây của Thư Viện Gỗ nhé. 

1. Ý nghĩa chữ Đức

“Đức” trong Hán tự là 德 có thể viết là 徳, 悳, 惪. Được dùng để chỉ suy nghĩ, hành vi ngay thẳng chính trực của con người. Có thể thấy con người từ xưa tới nay đều coi trọng chữ Đức. Cổ nhân đều dạy bảo phải tu tâm tích đức trước khi nghĩ đến bất kỳ việc làm nào khác. Những người có đức đều là những người được coi trọng trong xã hội. Bất kể có giàu có đến đâu nếu không có đức thì cũng chỉ là người thấp kém. Cho nên ăn ở có đức là việc ưu tiên hàng đầu của mỗi người. Chẳng vì thế mà trong Phật Giáo; Nho Giáo; Đạo Giáo và Tử Vi đều nói về tầm quan trọng của chữ Đức.

Phật giáo

Ý nghĩa chữ Đức chỉ hành vi cử chỉ suy nghĩ thiện lành. Người có đức là người có chuẩn mực hành vi cư xử mang ý thiện đối với mọi vật; mọi việc xung quanh. Từ đó theo thuyết luân hồi, những người này sẽ lại được đầu thai chuyển kiếp làm người; kiếp sau có được cuộc sống bình an; tâm tịnh không phải lo âu về vật chất. Vì vậy kinh Phật đều dạy rằng ai ai cũng cần ăn ở có đức; cần phải rèn luyện mỗi ngày để có được thói quen hành thiện; từ đó có được Đức. Đức Phật cũng dạy rằng tình thương, trí tuệ và sự chân thật ở con người sẽ tạo thành Đức ở trong mỗi con người.

Đạo Giáo

Người Công Giáo đức được hiểu trong đức tin – đức cậy – đức mến. Tức là sự biết ơn đối với Chúa, tin cậy kính nến và yêu thương Chúa để yêu thương mọi người. Có đức tin, người ta sẽ dám trao gửi những sự thật trong lòng. Có đức cậy, con người sẽ giảm bớt gánh nặng, tuyệt vọng chấm dứt. Có đước mến, con người sẽ trao đi tình yêu thương, dám hi sinh chính bản thân mình.

Nho Giáo

Khổng Tử cũng đề cập tới chữ Đức ở con người. Tương tự như Phật Giáo, Nho giáo đặc biệt đề cao sự tu tâm và hành thiện của con người. Đặc biệt là đức trong đức hiếu. Tức là lòng hiếu thảo đối với đấng sinh thành, cha mẹ ông bà tổ tiên. Hiếu thảo không chỉ đơn thuần là nuôi dưỡng cha mẹ lúc về già mà là trong thâm tâm lúc nào cũng phải suy nghĩ hướng về cha mẹ, từ đó hành động để cha mẹ không phải phiền não về con cái.

Giá trị của chữ Đức vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Bác Hồ cũng từng nói người có tài mà không có đức cũng chỉ là đồ vô dụng. Nên người Việt Nam ta thường sử dụng chữ Đức trong các đồ trang trí nội thất; như một lời nhắc nhở bản thân cần rèn luyện và tích đức mỗi ngày.

2. Ý nghĩa chữ Thiện

Thiện được dùng là chữ 善 (phồn thể: 譱) có nghĩa là việc tốt, những hành động tốt, không gây hại cho người khác.

Nho giáo và Phật Giáo

Trong nho giáo, thiện bao gồm 5 yếu tố lòng trắc ẩn (thương xót); lòng tu ố (thẹn, ghét); lòng từ nhượng (kính nhường), lòng thị phi (biết phải trái) và cho rằng con người cần phải phát huy 5 yếu tố này để rèn luyện Thiện. Phật Giáo cũng dạy rằng Thiện có tính quyết định cuộc sống của con người. Tức tất cả những thành tựu mà chúng sinh có được trong cõi này đều là nhờ việc thiện đã hành trong cõi trước. Vì thế con người nếu muốn bớt khổ đau, giảm nghiệp cần phải làm việc thiện mỗi ngày.

Tuy nhiên việc thiện không dễ làm bởi vì con người luôn luôn tính toán thiệt hơn. Làm việc thiện là suy nghĩ thiệt hơn, mong đợi hồi đáp thì ấy không còn là thiện nữa mà là giả thiện. Làm việc thiện mà xuất phát từ tấm lòng thành là chân thiện, còn hời hợt chiếu lệ mà làm là giả thiện. Hơn nữa hành thiện mà không nghĩ đến một sự báo đáp nào cả là chân thiện, trái lại còn hy vọng có sự đền đáp là giả thiện. Thậm chí là lại tạo thêm nghiệp cho bản thân. Vì vậy khi giúp đỡ chúng sinh, cần thật tâm giúp đỡ không so đo tính toán thì việc đó mới được tính là thiện

Công Giáo

Trong Công Giáo, chữ thiện chỉ những người biết tìm ra con đường nhân ra tiếng gọi của Chúa. Giữa vô vàn xô bồ trong cuộc sống; những người lắng nghe được tiếng gọi của Chúa để hướng đến lòng yêu thương và kính mến; trân trọng cuộc sống.

Trong ý nghĩa chữ đức – thiện – nhân; ý nghĩa của chữ Thiện chung quy cũng là dạy con người sống thiện và hành thiện. Mặc dù không thể mang lại vật chất nhưng thiện giúp đỡ con người có một tâm hồn bình an không vướng mắc lương tâm.

3. Ý nghĩa chữ Nhân

Chữ nhân (人) trong tiếng Hán có nghĩa là người. Chỉ 2 nét bút một nét lên một nét xuống nhưng chữ Nhân ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc. Người ta thường nói chữ nhân viết thì dễ làm thì khó, ý chỉ để làm một con người đúng nghĩa không hề đơn giản. Nét lên chỉ cuộc đời con người phải trải qua nhiều thử thách giống như việc leo núi. Nét thứ hai đi xuống chỉ những thành quả mà con người đạt được; dù ngắn hơn nhưng lại có thể dễ dàng, thoải mái mà đi qua. Cũng giống như con người nếu khi còn trẻ cố gắng bao nhiêu thì về già sẽ càng sống dễ dàng bấy nhiêu.

Đây cũng là lời nhắc nhở giới trẻ ngày nay không nên học thói sống an nhàn hưởng thụ quá sớm. Cuộc đời con người dù ở thời nào cũng sẽ theo chữ nhân mà tiến triển. Vì vậy nếu chọn đường xuống dốc lúc trẻ sẽ phải lên dốc khi về già.

Bên cạnh đó, chữ Nhân cũng để chỉ nhân nghĩa, cốt cách của một người. Được đặt đầu tiên trong lời dạy Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín. Cho nên mỗi người chúng ta đều phải trau dồi nhân cách mỗi ngày. Nó không chỉ là một tấm lòng hành hiệp trượng nghĩa; yêu thương con người mà còn biết cảm thông chia sẻ với người khác.Hòa hợp và tôn trọng giữa người với người trong xã hội.

Lời kết

Vừa rồi là phần trình bày chi tiết ý nghĩa chữ đức – thiện – nhân. Như vậy, ta thấy những bài học sâu sắc trong đạo làm người chỉ qua ba con chữ Hán tự đơn giản. Đó chính là lý do vì sao ba chữ này lại được người Việt sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.

Chủ đề: Nghề mộc