tích tứ dân

Ý nghĩa của tích tứ dân trong văn hóa người Việt

Đăng ngày: 16/10/2021 - Cập nhật: 18/10/2021

Tích tứ dân là một hình ảnh phổ biến trong văn hóa trang trí và điêu khắc gỗ truyền thống. Mặc dù hình ảnh này đã xuất hiện từ rất lâu nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc cũng như ý nghĩa của tích tứ dân trong văn hóa người Việt Nam. Tích tứ dân là gì, tại sao nó được sử dụng trong điêu khắc gỗ ở Việt Nam? Bài viết dưới dây Thư viện gỗ sẽ cùng các bạn đọc tìm hiểu chủ đề này nhé!

1. Tích tứ dân là gì

Tứ dân là cách gọi bốn giai cấp chính trong xã hội quân chủ phong kiến xưa ở các nước châu Á như Trung Quốc; Nhật Bản; Hàn Quốc; Việt Nam…Thời đó khi trình độ tri thức phát triển; xã hội được chia ra thành 3 tầng lớp và 12 ngành theo thứ bậc xã hội từ cao tới thấp:

  • Quyền lực: Công – Hầu  – Bá – Tước
  • Ngành nghề: Sĩ – Nông – Công – Thương
  • Tiêu khiển: Ngư – Tiều – Canh – Mục

Trong đó tứ dân là chỉ 4 hạng người đóng vai trò trọng trong nền kinh tế, là những người trực tiếp lao động sản xuất: Sĩ – Nông – Công – Thương.

Sĩ chỉ những người có trí thức trong tích tứ dân. Xã hội thời xưa không phải ai cũng có điều kiện để đi học nên rất ít người biết chữ;, chính vì vậy mà những người biết chữ như những thầy đồ, thầy thuốc, quan lại và học trò…rất được coi trọng; họ được xếp và tầng lớp cao nhất trong tứ dân.  Những người thuộc tầng lớp này thường không phải lao động chân tay vì cuộc sống của họ đã có người phụ nữ là vợ bên cạnh chăm lo. Công việc mỗi ngày của họ là chăm chỉ đọc sách; nghiên cứu thơ ca, ôn luyện tú tài. Hình ảnh của tầng lớp này thường là người đàn ông với bộ đồ áo dài nho nhã đầu vấn khăn và cầm quyển sách trong tay.

Nông

Nông chỉ những người làm nông nghiệp, thời xưa chủ yếu là cày cấy. Đây là giai cấp đông đảo nhất và cũng là giai cấp có vai trò chính trong việc trực tiếp tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội. Tuy nhiên họ lại là những người không có tiếng nói và dễ dàng bị đàn áp bởi giai cấp cao hơn. Cuộc sống hằng ngày rất vất vả, lao động từ sớm hừng đông cho tới khuya gà gáy. Lại thêm đủ các loại thuế má nô dịch của thời phong kiến; cộng với việc đói kém khiến cho nhiều người lâm vào cảnh đói nghèo, thiếu ăn thiếu mặc. Hình ảnh người nông dân trong tích tứ dân là người gắn liền với với con trâu; cây lúa hoặc gánh gồng vất vả.

Công

Công là để chỉ những người làm nghề thủ công thời xưa, giai cấp này có số lượng ít. Họ thường sống trong các làng nghề thủ công nhỏ lẻ và thực hiện công việc sản xuất sản phẩm của mình. Thủ công thời xưa bao gồm các nghề như đan lát; gốm sứ; dệt, trạm khảm…không đòi hỏi phải có tri thức cao để làm việc chính; vì vậy mà một số người thuộc giai cấp Nông cũng thuộc tầng lớp này. Họ là những người nông dân lúc rảnh rỗi trong giai đoạn nông nhàn đi làm thuê cho các chủ xưởng để kiếm thêm thu nhập. Ở những khu vực sầm uất hơn như huyện thị; những người thợ thủ công thường tập trung với nhau thành các phường để tiện cho việc sản xuất và giúp đỡ lẫn nhau. Hình ảnh của những người thợ thủ công thường xuất hiện bên cạnh những sản phẩm thủ công họ làm ra như chiếc nón; dụng cụ phục vụ cho nông nghiệp hoặc bình gốm, tranh, đồ gỗ…

Thương

Thương là tầng lớp cuối cùng trong tứ dân chỉ những người làm công việc kinh doanh buôn bán. Mặc dù là tầng lớp khá giả nhất nhưng họ lại bị coi là tầng lớp nhất trong xã hội; không được mọi người coi trọng. Lý do là bởi xã hội xưa người ta coi trọng lễ nghĩa; trong khi dân buôn bán họ thường sòng phẳng và lợi dụng những mánh khóe để kiếm lời. Cụm từ “buôn gian bán lận” chính là xuất phát từ giai cấp Thương; những người làm kinh doanh buôn bán cũng được gọi là “con buôn” để thể hiện sự khinh miệt của họ đối với giai cấp này.

Tuy vậy cũng không thể phủ nhận vai trò của họ trong xã hội; khi mà của cải vật chất ít ỏi; giao thương giữa các vùng xa cách hầu như là không có. Chính họ là những người chịu khó tìm hiểu và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực. Nhờ vậy người dân có thể tiếp cận với những mặt hàng lạ mà trong làng không có sản xuất. Hình ảnh của họ trong tích tứ dân được thể hiện bằng những người có vẻ mặt tươi cười lanh lợi và gánh hàng trên vai.

2. Ý nghĩa của tích tứ dân trong văn hóa người Việt

Tích tứ dân trong văn hóa người Việt thể hiện cuộc sống giản dị; tuy vất vả mà thong dong tự tại của mọi người; mọi giai cấp xã hội. Nếu chú ý; bạn sẽ thấy một chi tiết đặc biệt là trong tích tứ dân không bao giờ xuất hiện của tần lớp quyền lực. Một phần họ thuộc giai cấp đàn áp người dân; một phần cũng là bởi xã hội cho rằng đây là tầng lớp có quyền có tiền; nhưng trong lòng lúc nào cũng phải toan tính; lo lắng quán xuyến công việc nên đêm về không được ngon giấc, ban ngày tâm cũng không an. Vì thế không hiểu được cuộc sống của dân, khó mà hòa hợp gần gũi được. Cho nên tầng lớp này không xuất hiện trong tích tứ dân.

Ngoài ra; các sản phẩm điêu khắc tích Tứ Dân thường được kết hợp các hình ảnh của làng quê như ao hồ; hoa cỏ; cây cổ thụ; đồng ruộng…để khắc họa rõ hơn khung cảnh cuộc sống làng quê an bình và nhẹ nhàng.

Mặc dù đã trải qua hàng trăm năm kể từ thời quân chủ phong kiến quân chủ; xã hội Việt Nam ngày nay cũng đã phát triển hiện đại hơn rất nhiều; giai cấp tứ dân cũng đã mất đi nhưng không vì thế người ta đã quên đi những giá trí cuộc sống thời xưa. Mọi người vẫn rất trân trọng những giá trị tổ tiên để lại; chính vì vậy mà những sản phẩm gỗ điêu khắc tích tứ dân vẫn được nhiều người tìm mua và trang trí trong nhà.

Lời kết

Tích tứ dân mặc dù chỉ là những hình ảnh giản dị trong cuộc sống thường ngày; nhưng từ lâu người ta đã đưa chúng vào những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật; cho thấy sự quý trọng sức lao động và con người Việt Nam ta. Bạn cũng có thể tham khảo những tác phẩm gỗ điêu khắc được truyền ý tưởng từ tích tứ dân để thấy được cuộc sống của xã hội Việt Nam xưa.

Hy vọng những thông tin mà Thư Viện Gỗ vừa cung cấp đã giúp cho bạn hiểu được ý nghĩa của tích tứ dân trong văn hóa Việt Nam. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.

Chủ đề: Nghề mộc