Ý nghĩa lưỡng long tranh châu trong văn hóa tâm linh người Việt
Người ta thường thấy hình ảnh lưỡng long tranh châu trên các đồ vật để thờ cúng hoặc các thế cây trong bonsai. Tuy nhiên hình ảnh này rất dễ bị nhầm lẫn với lưỡng long chầu nguyệt. Vậy lưỡng long tranh châu khác gì lưỡng long chầu nguyệt; ý nghĩa của chúng trong văn hóa tâm linh Việt Nam là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây của thư viện gỗ nhé!
Nội dung chính
1. Tìm hiểu lưỡng long tranh châu
Lưỡng long tranh châu hay song long tranh châu là hình ảnh mô tả cuộc tranh giành viên Thanh Châu của 2 con Rồng (lưỡng long). Trong đó, viên Thanh Châu rực sáng ở giữa được ví như trung tâm của trời đất; còn 2 con Rồng là biểu thị cho sức mạnh cân bằng giữ 2 thái cực Âm – Dương. Hạt châu lại là biểu tượng của vũ trụ; nhiều nơi còn cho rằng ý nghĩa của hạt châu cũng như hình ảnh âm dương thái cực. Tượng trưng có cách vận hành, quy luật của vũ trụ. Chỉ sức mạnh âm dương chi phối vũ trụ một cách cân bằng; trong âm có dương, trong dương có âm.
Lưỡng long tranh châu có nguồn gốc từ rất xa xưa; hình ảnh bắt nguồn từ văn hóa trung hoa cổ đại. Khi đó người Việt Cổ đã sử dụng lưỡng long tranh châu cho các tầng lớp vua quan. Lưỡng long tranh châu là biểu tượng văn hóa tâm linh; được vua chúa ngày xưa sử dụng rất nhiều. Trên các bộ long bào của vua quan; ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh này. Đôi rồng được thêu rất tỉ mỉ xung quanh viên châu ráng rực rỡ. Thể hiện cho quyền uy và cao quý của tầng lớp cai trị xã hội phong kiến.
Chính vì vậy mà trong xã hội hiện đại ngày nay; nhiều người vẫn sử dụng những đồ vật có biểu hình ảnh song long tranh châu để thu hút công danh tài lộc; có được quyền cao chức trọng trong công việc và cuộc sống. Đặc biệt là những đồ vật dùng trong nội thất phong thủy như bộ bàn ghế; sập gụ; tranh gỗ phong thủy…Một số sản phẩm bình hoa; lọ gốm sứ thờ cúng cũng được tranh trí biểu tượng lưỡng long tranh châu.
2. Lưỡng long tranh châu khác gì lưỡng long chầu nguyệt
Vì có chung đặc điểm là đôi rồng và biểu trượng mặt trăng – viên châu hình trong ở giữa nên nhiều người lầm tưởng hai tên gọi này dùng để chỉ chung một biểu tượng. Nhưng thực chất đây là hai hình ảnh mang ý nghĩa tâm linh hoàn toàn khác nhau. Hãy tìm hiểu và so sánh chi tiết về nguồn gốc cũng như ngụ ý của lưỡng long tranh châu và lưỡng long chầu nguyệt để thấy được sự khác biệt của chúng. Từ đó ta có thể chọn lựa và sử dụng các sản phẩm trang trí hai hình ảnh này một cách hợp phong thủy và tốt nhất.
Lưỡng long chầu nguyệt
Lương chầu nguyệt nguyên văn hán tự là lưỡng long triều nguyệt. Triều có nghĩa là chầu. Mô tả hai con rồng quy tụ dưới mặt trăng trong tư thế thuần phục. Lưỡng long chầu nguyệt được sử dụng trong thờ cúng thần linh và không phù hợp với vua chúa. Với theo quan niệm của người xưa, rồng có thế thuần phục thì không nên dùng.
Tuy nhiên, trong thờ cúng thì lưỡng long chầu nguyệt lại mang ý nghĩa tâm linh thuần phục thánh thần. Bởi mặt trăng đại diện của tự nhiên vũ trụ; sức mạnh của tứ linh dù có mạnh mẽ bao nhiêu thì cũng phải thuần phục trước tự nhiên. Hình ảnh thân rồng uốn lượn đầu hướng lên trên mặt trăng ở các ngôi đình, chùa, đền thờ…cũng cho thấy điều này.
Lưỡng long tranh châu
Khác với thế thuần phục trong lưỡng long chầu nguyệt, lưỡng long tranh châu có thế tự do vần vũ hơn. Biểu tượng này mô tả 2 con rồng với vẻ mặt mạnh mẽ, có thần hung giữ đang hướng vào hạt châu ở giữa. Điều này thể hiện sức mạnh và quyền lực; đồng thời chỉ chí khí man nhi đại trượng phu thời trước; uy mãnh tranh vương. Chính vì vậy, song long tranh châu đại diện cho bậc chí tôn, vương quyền.
Bên cạnh đó, hình ảnh quả châu cũng khác với mặt nguyệt. Châu có thể hình dung như viên ngọc, có ánh sáng rực rỡ và thể hiện sự cao quý. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong xã hội phong kiến cổ xưa, chỉ có những người làm quan to trong triều đình trở nên mới được ban châu ngọc quý báu. Vì vậy, hình tượng hạt châu đã nói lên ý nghĩa quyền uy và giàu có của những người sử dụng hình tượng lưỡng long tranh châu.
3. Ý nghĩa lưỡng long tranh châu trong phong thủy
Lưỡng long tranh châu trong phong thủy được sử dụng để cầu tài lộc. Lý do bởi sự xuất hiện của đôi rồng và viên châu. Rồng trong văn hóa người Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong văn hóa thờ cúng. Không chỉ là linh vật đứng đầu trong tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng. Rồng được co là vị thần phù hộ cho vận mệnh của một quốc gia. Khi đời sống của nhân dân đều phụ thuộc vào nông nghiệp mà khoa học công nghệ chưa phát triển, rồng được coi là có khả năng điểu khiển thời tiết và mưa gió trong năm. Chính vì thế, người Việt thờ phụng rồng để có một năm thu hoạch đủ ăn đủ sống.
Sự kết hợp của châu và rồng tượng trưng cho sự phồn vinh viên mãn. Đó là biểu tượng uy quyền và sức mạnh nên những đồ vật có hình ảnh lưỡng long tranh châu thường được sử dụng để trang trí cho hoàng cung, điện thờ. Sự cân bằng của sức mạnh âm dương cũng giúp chấn yểm những nơi linh thiêng như chùa, đình, miếu..thu hút vượng khí và bảo bệ những công trinh này khỏi âm tà và những nguồn năng lượng xấu khác.
Với những gia đình có sử dụng đồ nội thất song long tranh châu, nên chú ý cách bài trí sao cho hợp phong thủy. Vì mang ý nghĩa tâm linh rất cao, các đồ vật trang trí có biểu tượng này chỉ nên đặt ở những nơi như phòng thờ, phòng khách. Một số sản phẩm như bình hoa, tranh gỗ có thể bài trí ở không gian làm việc để thu hút tài lộc; hỗ trợ phát triển công việc kinh doanh.
Lời Kết
Lưỡng long tranh châu thể hiện được sức mạnh cân bằng của âm dương và là điềm báo cho sự tài lộc và thinh vượng. Người ta thường nói Âm – Dương thuận lý, vạn sự như ý chính vì vậy; nếu có nhu cầu sử dụng các sản phẩm gỗ nội thất phong thủy; những sản phẩm có trang trí song long tranh châu là một lựa chọn rất phù hợp. Đặc biệt là cho những gia đình làm trong lĩnh vực kinh doanh thì không nên bỏ qua những sản phẩm này.
Trên đây là bài viết phân tích về lưỡng long tranh châu. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích mọi người hiểu rõ hơn về biểu tượng này trong văn hóa của người Việt. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.