Ý nghĩa những điển tích Tam Quốc Diễn Nghĩa trên bộ trường kỷ
Bộ trường kỷ đục tích Tam Quốc Diễn Nghĩa từ lâu đã được nhiều người săn đón. Không chỉ bởi vẻ đẹp cầu kỳ và sống động của nó, trường kỷ đục tích tam quốc còn mang nhiều ý nghĩa nhân sinh vô cùng sâu sắc. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của những điển tích tam quốc diễn nghĩa nổi tiếng này và lý do tại sao tích tam quốc lại được sử dụng để trang trí cho bộ trường kỷ qua bài viết dưới dây của Thư Viện Gỗ nhé!
Nội dung chính
1. Ý nghĩa những điển tích Tam Quốc Diễn Nghĩa nổi tiếng
Tam Quốc Diễn Nghĩa là một điển tích điển cố rất nổi tiếng ở Trung Quốc; cũng không xa lạ đối với người Việt nhờ việc được dựng lại qua phim ảnh. Mặc dù nhiều chi tiết đã được hư cấu nhằm làm rõ nét tính cách nhân vật; nhưng Tam Quốc Diễn Nghĩa vẫn cho thấy nội dung xứng danh là một trong “tứ đại kỳ thư” của văn học Trung Hoa.
Câu chuyện có nhiều sự kiện đáng nhớ tuy nhiên để khái quát lại; chúng ta sẽ chỉ đề cập tới 6 điển tích nổi tiếng và được sử dụng nhiều trong điêu khắc và trang trí gỗ ở Việt Nam dưới đây:
Kết nghĩa vườn đào
Lưu Bị; Quan Vũ và Trương Phi tình cờ gặp nhau trong khi đang xem cáo thị chiêu binh chống giặc Hoàng Cân. Sau khi cuộc trò chuyện ngắn ngủi; cả ba đều thấy được họ là người có cùng chí hướng và tâm định cơ đồ giang sơn nên đã cùng nhau về vườn đào sau nhà Trương Phi để uống rượu. Tại đây, 3 người họ đã cùng lập lời thế, bái thiên kết nghĩa huynh đệ.
Ý nghĩa: Để làm nên đại sự cần có những người tâm sức và tài giỏi bên cạnh. Quý trọng tình nghĩa quân thần thân như huynh đệ, anh em.
Quan Vũ qua năm ải chém sáu tướng
Quan Vân Trường trong thời gian làm tù binh của Tào doanh, ông được Tào Tháo hết lòng đãi ngộ và bày tỏ thiện ý muốn Quan Vũ về dưới trướng của mình. Tuy nhiên Quan Vũ nhất mực từ chối, nguyện chết chứ không chịu làm quan nhà Tào. Quan Vũ đã trả lại ấn quan và dẫn theo hai vị đại tẩu để tiến về Hà Bắc hội ngộ với Lưu Bị. Trên đường đi, dù Tào Tháo có căn dặn quân lính không được cản đường của Quan Vũ tuy nhiên binh lính của Tào Tháo cho rằng để Quan Vũ đi là một nỗi nhục nên đã gây không ít khó dễ. Tuy nhiên Quan Vũ đã vượt qua năm ải và chém sáu vị tướng của Tào Tháo là Mạnh Thản, Khổng Tú, Hàn Phúc, Vương Thực, Biện Hỉ và Tần Kỳ.
Ý nghĩa: Ca ngợi lòng trung thành trước sau một lòng của vị võ tướng; nhắc nhở con người ta nếu đã quyết tâm lựa chọn con đường của mình phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách mới có được thành công.
Uống rượu luận anh hùng
Thời Lưu Bị còn nương nhờ trong doanh trại quân Tào; một lần Tào tháo đã mời Lưu Bị tới để cùng uống rượu thưởng mai. Khi rượu đã ngà ngà; Tào Tháo mới hỏi Lưu Bị rằng “Huyền Đức từng đi khắp bốn phương; tất biết rõ anh hùng thời này, mời thử nói xem”.
Lưu Bị nghe câu này thận trọng trả lời một loạt các vị anh hùng nổi tiếng như Tôn Sách; Lưu Chương; Viên Thuật; Viên Thiệu,… nhưng Tào Tháo lại cho rằng anh hùng thời nay chỉ có Lưu Bị và Tào Tháo. Nguyên văn là “Anh hùng trong thiên hạ thời này, duy chỉ có sứ quân cùng Tháo đây mà thôi!”. Nghe thấy vậy Lưu Bị kinh sợ đánh rơi cả đôi đũa trên tay. May thay có tiếng sấm lúc đó nên Lưu Bị có thể giả vờ không có chuyện gì ung dung nhặt đũa lên.
Ý nghĩa: Dù trong hoàn cảnh nào thì con người đều cần phải khiêm nhường; thận trọng; bình tĩnh, khôn ngoan thì mới có thể tránh được tai họa; làm nên sự nghiệp.
Tam cố thảo lư
Trong quá trình tỉnh Gia Cát Lượng về làm quân sư, Lưu Bị đã phải đến lều tranh của Gia Cát Lượng ba lần. Lần thứ nhất và lần thứ hai đều không gặp được song lần thứ 3 Gia Cát Lượng có nhà lại đang ngủ nên không ra tiếp. Trương Phi thấy vậy đòi đốt lều tranh của Gia Cát Lượng nhưng Quan Vũ đã ngăn lại. Sau một canh giờ cùng Gia Cát Lượng nói chuyện; Lưu Bị cuối cùng cũng đã thành công mời Gia Cát Lượng về quân mình.
Ý nghĩa: Để cầu cạnh người tài; không phải lúc nào cũng dùng vũ lực được. Phải biết nhẫn nhịn hạ mình thì mới có thể thu hút được nhân tài.
Tào tháo ngủ ngày
Tào Tháo có thói quen ngủ trưa; mỗi khi dùng bữa xong ông sẽ gọi một vị tỳ thiếp đến đề hầu hạ giấc ngủ cho ông. Ngày hôm đó, ông đã căn dặn vị tỳ thiếp cố ý gọi ông dậy sớm hơn vì ông có công vụ cần giải quyết vào buổi chiều. Tuy nhiên vị tỳ thiếp này thấy Tào Tháo ngủ say không nỡ đánh thức. Khi tỉnh dậy Tào Tháo đã rất tức giận vì đã quá giờ công vụ; Tào Tháo đã dùng gậy đánh chết vị tỳ thiếp này.
Ý nghĩa: Bất kỳ ai cũng nên xây dựng thói quen và kỷ luật nghiêm khắc trong công việc; cuộc sống.
Trương Phi đại chiến Lữ Bố
Lữ Bố được mệnh danh là “đệ nhất chiến tướng Tam Quốc” đủ để cho thấy tài năng và sức mạnh phi phàm của ông. Vì thế, khi Trương Phi dám đơn phương độc mã cầm xà mâu khiêu chiến; người ta hết sức ca ngợi sự dũng cảm và uy mãnh của vị tướng dưới trướng Lưu Bị. Trận Trương Phi đại chiến Lữ Bố cũng được xếp vào top những trận chiến thư hùng nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Liên tiếp 50 hiệp đấu giữa Trương Phi và Lữ Bố bất phân thắng bại; cuối cùng Lưu Bị sợ xảy ra sai sót nên đã hạ lệnh rút quân.
Ý nghĩa: Ca ngợi sức mạnh của vị võ tướng họ Trương; ý nghĩa sâu xa hơn nằm ở quyết định lui binh của Lưu Bị trong trận này; ngụ ý con người cần phải tính toán kỹ càng so với cái lợi trước mắt so với thiệt hại lâu dài có thể xảy ra; nhằm có thể đưa ra quyết định lùi tiến đúng lúc.
2. Vì sao trường kỷ thường đục tích Tam Quốc
Trường kỷ tích Tam Quốc là một sản phẩm nội thất tuyền thống được nhiều gia đình Việt Nam sử dụng; bài trí trong nhà. Nó không chỉ đơn giản là bộ bàn ghế thông thường; mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt khi được tục những điển tích Tam Quốc Diễn Nghĩa nổi tiếng:
– Được sử dụng để làm bàn uống nước nghỉ ngơi hàng ngày; bàn thưởng trà, thưởng bonsai
– Là nơi diễn ra những cuộc trò chuyện vui vẻ thân tình giữa các thành viên trong gia đình
– Dùng để tiếp khách, đón tiếp trong những dịp trọng đại như cưới hỏi; bàn công việc dòng họ
– Dùng trong các nhà thờ tổ; nhà thờ họ để con cháu có chỗ nghỉ ngơi; trò chuyện sau khi thắp hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên.
Chính vì được sử dụng cả trong đời sống thường ngày và những dịp trọng đại như vậy; nên người ta thưởng sử dụng bộ tràng kỷ có đục khắc những hình ảnh ý nghĩa trong tích Tam Quốc. Vừa là để tưởng nhớ công lao của ông bà tổ tiên; vừa để nhắc nhở con người ta phải chú ý đến những bài học trong cuộc sống mà Tam Quốc Diễn Nghĩa; để áp dụng vào công việc và cuộc sống để gặt hái được thành công, sự nghiệp như ý.
Lời Kết
Việc sử dụng những điển tích đầy ý nghĩa trong Tam Quốc trên những đồ vật dùng trong sinh hoạt hằng ngày cho thấy; người dân Việt Nam rất coi trọng những bài học kinh điển từ xa xưa để lại. Những điển tích Tam Quốc đó như là một lời giác ngộ con người ta tránh phạm phải những sai lầm trong cuộc sống và quý trọng tình cảm bằng hữu anh em; cũng như biết nhẫn nhịn để làm nên việc lớn.
Trên đây là ý nghĩa những điển tích nổi tiếng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa và lý giải vì sao bộ trường kỷ thường được điêu khắc những điển tích này. Hy vọng những thông tin mà Thư Viện Gỗ vừa cung cấp đã giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và lựa chọn trường kỷ. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.