Ý nghĩa tích Bát Tiên Quá Hải – Cách treo tranh Bát Tiên hợp phong thủy
Hình ảnh 8 vị thần tiên với những bộ đồ rực rỡ nhiều màu sắc, cưỡi trên những đám mây với vẻ mặt tươi cười phúc hậu chắc hẳn ai cũng từng bắt gặp ở đâu đó. Bởi đây không chỉ là một hình ảnh được sử dụng rất nhiều trên đồ trang trí phong thủy; tranh; bát đĩa gốm sứ ở Việt Nam mà còn là một trong những điển tích rất nổi tiếng trong Trung Hoa cổ đại. Bài viết này chúng ta sẽ cung nhau tìm hiểu ý nghĩa của điển tích Bát Tiên Quá Hải và cách treo tranh Bát Tiên Quá Hải phù hợp với phong thủy trong nhà nhé!
Nội dung chính
1. Tìm hiểu truyện Bát Tiên Quá Hải
Truyện Bát Tiên Quá Hải
Tương truyền tiên giới có 8 vị thần tiên ở động núi đá Bồng Lai, mỗi vị tiên có một tài năng và phép lạ riêng của mình. Họ đều là người bình thường sống ở hạ giới nhưng đã thấm nhuần con đường đạo giáo; rũ bỏ mọi hỉ nộ ái ố ở nhân gian để đắc đạo thành tiên.
Trong một lần mở yến tiệc, Tây Vương mẫu có mời tất cả các vị thần tiên trong tiên giới đến để tham dự; trong đó có tám vị tiên ở núi Bồng Lai. Khi đi về;, một trong tám vị tiên này nảy ra ý tưởng chu du thiên hạ cùng nhau; 7 vị tiên còn lại đều đồng tình và tất cả cùng nhau thi triển pháp thuật vượt biển. Câu chuyện Bát Tiên Quá Hải từ đó mà ra đời và được truyền tụng qua bao đời cho đến tận ngày nay.
Tám vị thần tiên trong Bát Tiên Quá Hải là những ai?
Vị tiên đầu tiên
Trong Bát Tiên Quá Hải là Chung Ly Quyền, họ Chung Ly, tên Quyền, hiệu là Vân Phòng. Chung Ly Quyền là đại tướng quân nhà Hán (Đại tướng quân Hán Chung Ly). Khi ông sinh ra có hào quang ánh sáng kỳ lạ, đỏ rực như lửa cháy cao mấy trượng; hình ảnh cũng thân quý khác người. Vị tiên này đại diện cho sức khỏe con người. Ông có dáng người mập mạp, bụng tròn, lớn. Mặc chiếc áo để lộ phần bụng và ngực. Trên tay là chiếc quạt thần giống như quạt ba tiêu trong Tây Du Ký; dùng để chữa bệnh cứu người.
Vị tiên thứ hai
Trương Quả Lão hay Trương Lão. Ông sống vào thời nhà Đường và được dân gian truyền miệng là có phép thần thông trường sinh bất lão. Ông là người có hiểu biết sâu rộng và sự thông thái như một nhà hiền triết thời cổ đại. Ông cũng đã từng tiên đoán được thế cục đại Đường sẽ trở nên đại loạn và quả đúng là như vậy. Trương Lão Quả cưỡi lừa ngược; trên tay cầm một nhạc cụ làm từ ống tre; mặc dù dâu tóc đã bạc trắng nhưng nét mặt vẫn rất anh mình và hiền từ. Ông là vị thần đại diện cho sự trường thọ và thông thái.
Vị tiên thứ ba
Lã Động Tân, húy là Nham, tự Động Tân, đạo hiệu Thuần Dương tử. Ông vốn là một học giả có học vấn uyên bác và tài năng cũng như tương lai sáng lạn trước khi đắc đạo thành tiên. Nhưng một giấc mơ kỳ lạ đã giúp ông tỉnh ngộ con đường đắc đạo của mình. Ông thường mặc một bồ đồ đạo sĩ; tóc đen dài và tay cầm một cây phất trần. Tương truyền ông sẽ hiện thân giúp đỡ người dân xua đuổi tà khí; âm binh gây ra tai ách bệnh tật. Ông là vị thần trấn giữ và xua đuổi năng lượng xấu trong nhà.
Vị tiên thứ tư
Tào Quốc Cữu (Tào Hữu), em ruột của Tào Thái hậu đời nhà Tống. Ông là đồ đệ của vị tiên Lã Động Tân. Ông là người có tâm lòng nhân từ phúc hậu, hễ gặp người cực khổ là sẽ ra tay cứu giúp bất kể tầng lớp, gia cảnh, tuổi tác…vì thế người đời gọi ông là đại thiên nhân. Ông mặc bộ đồ quan phủ Trung Quốc thời xưa, tay cầm lệnh bài, đầu đội mũ quan.
Vị tiên thứ năm
Lý Thiết Quả hay còn được gọi là Thiết Quải nghĩa là cây sắt. Mặc dù ngoại hình ông không xuất chúng, thậm chí so với một người dân bình thường thì trông giống ăn mày, nhưng ông lại có học vấn sâu rộng mà không màng công danh bổng lộc chỉ muốn đắc đạo tu tiên. Ông là vị thần đại diện cho trí tuệ và học vấn trong Bát Tiên Quá Hải.
Vị tiên thứ sáu
Hàn Tương Tử, vị thần tiên có ống sáo có thể cất lên giai điệu khiến cho cây cối đầm chồi nảy nở, muôn hoa tỏa hương. Hàn Trương Tử từ nhỏ đã quyết chí tu tiên nên đã xin thúc phụ của mình lên đường tìm kiếm Hán Chung Ly và Lã Động Tân để tầm sư học đạo. Thầy trò Hán Chung Ly và Lã Động Tân đã thử lòng Tương Tử hái đào bái sư. Hàn Tương Tử vâng lời trèo lên vách đá núi cao để hái đào dâng sư nhưng cây đào cổ thụ đã mục, Hàn Tương Tử bị ngã xuống vách đá, linh hồn rũ bỏ thân xác hóa tiên.
Vị tiên thứ bảy
Lam Thái Hòa. Ông là vị tiên không có xuất phát từ hạ giới như những người mà là do Xích Cước Đại Tiên đầu thai. Chính vì vậy ông được miêu tả có bản tính phóng túng; tự do; khó đoán. Ông thường đi chu du khắp thiên hạ sáng tác những ca khúc đầy ẩn ý không ai hiểu được. Có tiền ông sẽ xâu lại thành chuỗi dắt ở thắt lưng. Khi thì mua rượu uống say; khi thì vung đi; khi thì tặng lại cho người nghèo khổ. Người ta bắt gặp ông từ lúc còn trẻ nhỏ cho đến khi dâu tóc bạc trắng lại gặp ông mà ngoại hình ông không hề thay đổi.
Vị tiên cuối cùng
Trong tranh Bát Tiên Quá Hải là Hà Tiên Cô, tên là Hà Tú Cô; là người huyện Tăng Thành Quảng Châu. Năm 13 tuổi khi ra ngoài dạo chơi, bà gặp được Lã Động Tân ở một vườn đào và được thu nhận làm đệ tử. Trong thời gian tu luyện, bà được ăn đào tiên; táo tiên và vân mẫu dần dần bà có thể dự đoán được tương lai; biết được hoạ phúc của con người. Hà Tiên Cô sử dụng hoa sen và cây phất trần để thi triển quyền pháp.
2. Ý nghĩa tranh Bát Tiên Quá Hải
Tranh Bát Tiên khắc họa hình ảnh các vị tiên Chung Ly Quyền (Hán Chung Ly); Lã Động Tân; Trương Quả Lão; Lý Thiết Quải; Lam Thái Hoà; Tào Quốc Cữu; Hà Tiên Cô; Hàn Tương Tử. Tất cả bên cạnh nhau trong khung cảnh tự do; nửa thực nửa hư khiến cho người ta có cảm giác như được chứng kiến khung cảnh rong chơi của các vị thần. Mỗi lần đi chúc thọ người ta lại sử dụng bức tranh để làm quà tặng cũng bởi vì nhớ đến câu chuyện Bát Tiên chúc thọ Tây Vương Mẫu.
Tranh Bát Tiên cũng biểu tượng của sức khỏe trường thọ và phúc lộc vì những vị tiên đều có thể trường sinh bất lão; nhờ trải qua quá trình tu hành và ăn đào tiên do chính tay Vương Mẫu vun trồng. Mà đào tiên vốn dĩ được biết đến là một tiên phẩm chỉ có người nào đắc đạo mới được nếm thử. Ai ăn vào sẽ được trường sinh bất lão, mãi mãi trường thọ cùng trời đất.
Tám vị tiên của đạo Lão còn được so sánh với mười tám vị La Hán của Phật giáo; nắm giữ những quyền năng có thể phù hộ độ trì cho con người có được phúc lộc, tai qua nạn khỏi. Chính vì vậy sử dụng những đồ vật có sự hiện thân của tám vị tiên sẽ giúp gia chủ có được cuộc sống bình an; hạnh phúc, sức khỏe dồi dào.
3. Cách treo tranh Bát Tiên hợp phong thủy
Tranh Bát Tiên Quá Hải là bức tranh cao quý vì thế vị trí tốt nhất là treo trong phòng khách; hướng ra ngoài cửa chính. Như vậy tranh mới phát huy được hết tác dụng về phong thủy. Tuy nhiên vì mỗi vị tiên có đức tính và quyền năng đại diện cho mỗi hành khác nhau; vì thế gia chủ hãy căn cứ vào bản mệnh của mình và các thành viên trong gia đình để cân nhắc vị trí treo cho phù hợp:
- Treo ở hướng Đông (thuộc hành Mộc) để phát huy quyền năng của Chung Lý Quyền
- Treo ở hướng Bắc (thuộc hành Thuỷ) để phát huy quyền năng của Trương Quả Lão
- Treo ở hướng Tây Bắc (thuộc hành Kim) để phát huy quyền năng của Lã Động Tân
- Treo ở hướng Đông Bắc (thuộc hành Thổ) để phát huy quyền năng của Tào Quốc Cữu
- Treo ở hướng Nam (thuộc hành Hoả) để phát huy quyền năng của Lý Thiết Quảng
- Treo ở hướng Đông Nam (thuộc hành Mộc) để phát huy quyền năng của Hàn Tương Tử
- Treo ở hướng Tây (thuộc hành Kim) để phát huy quyền năng của Lam Thái Hòa
- Treo ở hướng Tây Nam (thuộc hành Thổ) để phát huy quyền năng của Hà Tiên Cô
Lời kết
Tranh Bát Tiên Quá Hải có ý nghĩa phong thủy rất lớn vì vậy gia chủ hãy cố gắng tận dụng hết công dụng của bức tranh để giúp cho gia đình có vận khí dồi dào. Sự hiện diện của tám vị tiên trong nhà sẽ giúp thu hút phúc khí; xua đuổi âm binh, tai ách và bệnh tật.
Trên đây là câu chuyện Bát Tiên Quá Hải cũng như ý nghĩa của tranh Bát Tiên; cách treo tranh hợp thủy mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin mà Thư Viện Gỗ vừa cung cấp có thể giúp mọi người hiểu được ý nghĩa của tranh Bát Tiên Quá Hải. Cảm ơn gia chủ đã theo dõi bài viết.