tranh Phúc - Lộc - Thọ

Ý nghĩa tranh Phúc – Lộc – Thọ trong văn hóa Việt

Ngày đăng: 24/10/2021 lúc 02:33

Tranh Phúc – Lộc – Thọ được rất nhiều người sử dụng. Vậy bộ tranh này mang ý nghĩa gì và lý do vì sao bộ tranh này là được mọi người ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng Thư Viện Gỗ đi tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về Phúc – Lộc – Thọ

Phúc – Lộc – Thọ hay theo nhiều địa phương là Phước Lộc Thọ. Là hình ảnh tượng trưng của bộ ba vị thần thường gọi là Tam đa. Để có thể hiểu hơn về ý nghĩa bộ tranh Phúc – Lộc – Thọ; trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của từng chữ Phúc – Lộc – Thọ nhé!

Phúc

Phúc hay còn gọi là Phước. Nếu tìm hiểu về Giáp Cốt văn chữ Phúc những nét tạo nên chữ Phúc chính là hình ảnh một người dùng hai tay bê vò rượu và giơ cao lên. Chữ Phúc bao gồm: bộ thị và ký tự phúc. Bộ thị có hình dáng giống bàn thờ; và ký tự phúc được những người đời sau chiết thành “nhất khẩu điền” hay chính là hình ảnh một vò rượu. Hiểu đơn giản, bộ chữ này mang ý nghĩa cầu cho trong nhà luôn có một bình rượu đầy; hay chính là mong muốn gia đình luôn được đầy đủ và nhận được nhiều điều tốt đẹp nhất.

Nhiều người còn quan niệm rằng, phúc mà chúng ta nhận được chính là thành quả của cuộc sống lương thiện và tu tâm tích đức. Và chính điều này, mang ý nghĩa con cháu luôn yêu thương ông bà, cha mẹ, các bậc tiền bối.

Cho đến tận ngày nay, chữ Phúc vẫn chính là biểu tượng của sự vui vẻ, ấm no, đầy đủ; cầu mong những điều may mắn, suôn sẻ và bình an. Bởi nếu để ý bạn sẽ thấy; từ xa xưa, chữ Phúc đã được dán ở rất nhiều các đồ vật khác nhau trong nhà; với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ tới.

Lộc

Không chỉ mang ý nghĩa về sự tài lộc; chữ Lộc còn mang ý nghĩa chính là bổng lộc được Vua ban để ghi nhận công lao và cống hiến của các quan thời xưa. Vì vậy, có thể nói chữ Lộc còn mang tới thông điệp: khi bạn cố gắng hết mình, bạn cũng sẽ được đền đáp xứng đáng với công sức mình đã bỏ ra.

Ngoài ra, theo chữ Lộc trong tiếng Hán được tạo nên từ bộ Ký, bộ Kỳ và chữ Thủy. Nếu tìm hiểu về phong thủy bạn sẽ thấy có một câu liên quan tới chữ Lộc là “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài”; tức là nước nắm quyền về tài lộc và mở ra tài lộc cho gia đình. Từ đó, mới có phong tục “hái lộc đầu xuân” vào mỗi dịp Tết đến với mong muốn tài lộc và may mắn sẽ đến với gia đình trong năm mới.

Thọ

Theo quan niệm dân gian, chữ Thọ không chỉ mang ý nghĩa về sự sống lâu bền, tuổi thọ cao; mà còn mang ý nghĩa về cuộc sống thảnh thơi, yên bình, không phải lo toan vất vả khi đến tuổi xế chiều; và đặc biệt, sẽ được sống bình an, không bệnh tật.

Chữ Thọ là biểu tượng của sự trường tồn, đem đến nguồn năng lượng tích cực để giúp con người ta có sức khỏe tốt hơn và luôn bình an. Đây cũng chính là lý do vì sao chữ Thọ xuất hiện rất nhiều trên các đồ vật trong cuộc sống hàng ngày.

Ý nghĩa bức tranh Phúc – Lộc – Thọ trong văn hóa Việt

Trong văn hóa Việt, bức tranh Phúc – Lộc – Thọ cũng có những nét tương đồng như ý nghĩa của bức trang này trong văn hóa Trung Hoa.

Phúc tượng trưng cho những sự tốt đẹp, luôn có quý nhân phù trợ và cuộc sống hạnh phúc, viên mãn. Đây cũng chính là cuộc sống mà rất nhiều người mong ước. Đặc biệt, khi chúng ta có cuộc sống lương thiện, đùm bọc và không làm những điều ác; chúng ta sẽ nhận được rất nhiều điều tốt đẹp.

Và kết quả của Phúc cũng chính là Lộc; khi chúng ta làm việc cẩn trọng, giữ cái tâm luôn trong sạch thì chắc chắn sẽ luôn nhận được sự công nhận và con đường sự nghiệp luôn phát triển; và tài lộc sẽ luôn đến với những người xứng đáng.

Cuối cùng, trong quan niệm của người Việt Nam ta từ xưa; những người có tuổi thọ cao, chính là do cuộc sống của họ có nhiều Phúc và Lộc. Có thể nói rằng, kết quả của Phúc và Lộc đem tới chính là Thọ.

Ngoài việc mang tới cho không gian tính thẩm mỹ cao; bởi sự kết hợp hài hòa của 3 chữ Phúc – Lộc – Thọ. Tranh Phúc – Lộc – Thọ thể hiện những mong muốn của con người trong cuộc sống; với sự bình an, đủ đầy, hạnh phúc và trường thọ. Là biểu tượng cho cuộc sống sung túc, tài lộc, phú quý và thịnh vượng.

Cách lựa chọn và treo tranh Phúc – Lộc – Thọ

Mỗi vị trí đặt tranh sẽ thể hiện những ý nghĩa khác nhau. Để có thể đem tới nguồn năng lượng tích cực cho gia chủ; trước hết hãy chọn những vị trí có nhiều ánh sáng nhất trong căn phòng.

Tiếp đó, hãy lựa chọn vị trí đặt tranh sao cho phù hợp với những mong muốn, ước nguyện của gia chủ. Vị trí thích hợp nhất để đặt bộ tranh này chính là tại phòng khách hoặc phòng thờ. Ngoài ra, hành lang cũng là một nơi lý tưởng để treo tranh Phúc – Lộc – Thọ. Khi treo bộ tranh này lên, thứ tự chính xác của bộ tranh sẽ là: Phúc – Lộc – Thọ; và treo theo thứ tự từ trái sang phải.

Đặc biệt, để bức tranh thúc đẩy vượng khí tăng cao; hãy lựa chọn chất liệu bức tranh hợp mệnh với gia chủ:

Mệnh kim: Gia chủ mệnh kim, chất liệu gốm nền vàng chính là chất liệu phù hợp nhất.

Mệnh mộc: Tranh gỗ hoặc tranh sứ có khung gỗ bao quanh sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho người mệnh mộc.

Mệnh thủy: Với những người mệnh thủy hãy sử dụng chất liệu tranh bằng gỗ.

Mệnh hỏa: Những người mệnh hoa nên dùng tranh sứ và tránh sử dụng tranh có chất liệu gỗ; do sứ được tạo ra từ đất và lửa.

Mệnh thổ: Nếu là người mệnh thổ thì cả tranh sứ hay tranh gỗ đều thích hợp; bởi sứ và gỗ đều được tạo nên từ đất.

Lời kết

Tưởng trừng như không có sự liên kết nào giữa 3 chữ Phúc – Lộc – Thọ; nhưng nếu chúng ta tìm hiểu kỹ thì giữa 3 chữ này sẽ có một sợi dây liên kết. Tranh Phúc – Lộc – Thọ thể hiện mong muốn cuộc sống may mắn, tài lộc và trường thọ.

Từ xa đến nay, tranh Phúc – Lộc – Thọ đã rất được ưa chuộng bởi ý nghĩa sâu sắc của bộ tranh này. Đặc biệt, ngày nay bộ tranh này đã được thiết kế bằng rất nhiều chất liệu khác nhau; vì vậy, tùy theo nhu cầu sử dụng và phong cách không gian bạn có thể lựa chọn những bộ tranh Phúc – Lộc – Thọ phù hợp.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về sự kết hợp của 3 chữ Phúc – Lộc – Thọ; và ý nghĩa của bức tranh Phúc – Lộc – Thọ trong văn hóa Việt. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Chủ đề: Nghề mộc