Gỗ công nghiệp MDF – Chất lượng gỗ MDF so với gỗ MFC
Gỗ công nghiệp MDF là gỗ gì? Cùng Thư Viện Gỗ tìm hiểu thông tin chi tiết loại gỗ này; Và chất lượng của gỗ công nghiệp MDF so với gỗ công nghiệp MFC nhé!
Nội dung chính
- 1 Gỗ công nghiệp MDF là gỗ gì?
- 2 Thông tin chi tiết về gỗ công nghiệp MDF
- 3 Ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF
- 4 So sánh chất lượng gỗ MDF và gỗ MFC
- 5 Công dụng của của gỗ công nghiệp MDF
- 6 Kết luận
Gỗ công nghiệp MDF là gỗ gì?
Gỗ công nghiệp MDF thường được dùng để sản xuất các sản phẩm nội thất gia đình, nội thất trường học hay nội thất công ty. Các sản phẩm được làm từ gỗ MDF có mẫu mã đa dạng và có rất nhiều sự lựa chọn về hoa văn và màu sắc.
Loại gỗ này cũng có rất nhiều loại, đặc biệt có loại bề mặt gỗ được phủ lớp sơn giống như các gỗ tự nhiên quý hiếm mang lại phong cách nội thất sang trọng và hiện đại.
MDF là tên viết tắt của cụm từ “Medium Density Fiberboard” có thể hiểu là ván sợi mật độ trung bình, đây cũng là cụm từ chỉ đặc tính của gỗ. Gỗ công nghiệp MDF được tạo nên từ những sợi gỗ nhỏ kết hợp với các chất phụ gia.
Thông tin chi tiết về gỗ công nghiệp MDF
Cấu tạo và thành phần của gỗ
Cấu tạo của gỗ MDF sẽ bao gồm: bột sợi gỗ (chiếm 75% tổng thành phần), chất kết dính (chiếm 10-15%), nước (chiếm khoảng 5-10%) và 1% cuối cùng là dành cho các chất phụ gia khác như: parafin wax; chất làm cứng; chất chống trầy xước, ẩm mốc và mối mọt(hay còn gọi là chất bảo vệ gỗ); bột độn vô cơ.
Kích thước của gỗ
Hiện nay, các loại gỗ MDF được bán trên thị trường có:
– Kích thước phổ biến là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
– Độ dày trung bình là: 12, 15, 16, 17, 18, 20, 21 mm.
Quá trình hình thành gỗ MDF
Để tạo ra gỗ MDF thường có 2 quy trình:
- Quy trình khô: Sau khi được nghiền nhỏ, bột gỗ sẽ được cho vào máy trộn cùng với keo và các chất phụ gia trộn đều và trải qua quá trình sấy sợ bộ. Tiếp đó, hỗn hợp sẽ dùng máy rải để trải ra và cào thành 2-3 tầng tùy theo kích thước và độ dày yêu cầu. Các tầng này sẽ được tiếp tục đưa vào máy ép có nhiệt độ cao để ép khoảng 2 lần. Lần đầu tiên là ép sơ bộ từng phần một; sau đó sẽ tiến hành ép cả 3 lớp. Khâu này nhằm giúp cho hơi nước ở ván được bay hơi và giúp lớp keo kết dính chắc hơn nên máy cũng được để nhiệt ở thích hợp nhất. Cuối cùng, sẽ cho ra thành phẩm ván ép; trải qua công đoạn cắt bỏ phần dư thừa, chà nhám bề mặt và phân loại gỗ là hoàn tất quy trình.
2. Quy trình ướt: Với quy trình này, bột gỗ sẽ được phun nước giúp bột gỗ tạo thành nhiều cục dạng vẩy (mat formation). Sau đó, bột gỗ ướt này được đưa lên mâm ép và chỉ ép một lần tới khi gỗ đạt độ dày sơ bộ. Cuối cùng, ván gỗ này sẽ được cho vào máy cán hơi nhiệt (tương tự như quy trình làm giấy) giúp gỗ được nén chắt lại với nhau và rút hết hơi nước ra.
Những loại gỗ công nghiệp MDF hiện nay trên thị trường
Gỗ MDF cũng sẽ được phân loại theo đặc tính và chất lượng gỗ, bao gồm:
Gỗ MDF thường
Loại gỗ này có ưu điểm là không mất quá nhiều thời gian thi công và giá thành của gỗ cũng rất hợp lý. Do vậy, gỗ được sử dụng để làm ra rất nhiều các sản phẩm nội thất. So với những loại gỗ khác, gỗ MDF thường chỉ nên sử dụng để làm các sản phẩm đặt ở những nơi khô ráo thoáng mát. Vì nếu đặt ở những nơi ẩm thấp có thể khiến gỗ bị phồng rộp và biến dạng.
Gỗ MDF chống ẩm
Gỗ MDF chống ẩm có nguyên liệu được nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia chính là phần lõi gỗ có màu xanh hay còn gọi là HMR (High moisture Resistance) đây là phần quyết định tới đặc tính của gỗ. Giúp gỗ tăng khả năng chống thấm và không bị ẩm ướt trong quá trình sử dụng. Cũng như là phù hợp hơn với điều kiện thời tiết vào mùa nồm ẩm của nước ta hơn.
Chắc chắn rằng so với gỗ MDF thường, loại gỗ này sẽ có khả năng chống ẩm, mốc và các loại mối một tốt hơn rất nhiều. Đặc biệt, gỗ có độ đàn hồi tốt, khả năng co giãn tốt khi thay đổi nhiệt độ và có khả năng chống nước được đánh giá rất cao.
Gỗ MDF chống cháy
Cách nhận biết loại gỗ này rất dễ dàng, vì phần lõi gỗ sẽ có màu đỏ. Ưu điểm của phần lõi màu đỏ này chính là giúp cho gỗ có khả năng chống cháy cao hơn. Thích hợp sử dụng ở những không gian như: các tòa nhà cao tầng để làm việc hay chung cư,… Loại gỗ này cũng sở hữu những đặc tính như khả năng chống mối mọt tốt và rất bền bỉ với thời gian.
Các loại lớp phủ bề mặt gỗ MDF thường được sử dụng
Hiện nay, những loại lớp phủ bề mặt gỗ MDF được sử dụng phổ biến, đó là:
Melamine
Đây là lớp phủ có bề mặt giả gỗ được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm gỗ công nghiệp. Melamine thường có cấu tạo 3 lớp:
- Ngoài cùng là lớp A: chính là lớp màng bảo vệ gỗ; có khả năng chống trầy xước, chống ẩm và cách âm tốt.
- Tiếp đến là lớp B: là lớp film tạo vân gỗ giúp cho bề mặt gỗ có sức sống hơn và tạo nét riêng biệt.
- Cuống cùng là lớp C: sát với phần lõi gỗ nhất giúp cho gỗ tăng thêm độ cứng.
Laminate
Lớp phủ này có hợp chất HPL (High-pressure laminate) có khả năng chịu lực tốt. Ngoài ra, lớp phủ này cũng được đánh giá cao về khả năng chống nước, chống ẩm hay chịu lửa rất tốt. Tương tự như lớp phủ melamine, lớp phủ này cũng có rất nhiều sự chọn lựa về màu sắc và có tính thẩm mỹ rất cao.
Veneer
Lớp phủ này chính là gỗ tự nhiên được cán mỏng bằng công nghệ cao; Và sử dụng một lớp keo dính để dán lên bề mặt gỗ công nghiệp. Sử dụng lớp phủ này sẽ cho màu sắc sản phẩm giống với gỗ tự nhiên. Khả năng chống ẩm, chống xước của lớp phủ này cũng được đánh giá rất cao.
Acrylic
Còn có tên gọi khác là mica, là một loại nhựa trong suốt và có rất nhiều màu sắc. Lớp phủ này mang phong cách hiện đại với những gam màu tự nhiên. Và có ưu điểm bề mặt gỗ sáng bóng, không bị ảnh hưởng bởi tác động vật lí.
Bề mặt sơn bệt
Với những tấm gỗ công nghiệp có chất lượng tốt, bề mặt gỗ mịn sẽ được sơn bệt trực tiếp lên. Sơn bệt này phù hợp với gỗ MDF do cấu tạo gỗ là lớp bột gỗ nên bề mặt gỗ sẽ có độ mịn cao. Tuy vào sở thích, sẽ có rất nhiều sự lựa chọn về màu sắc giúp các sản phẩm đa dạng hơn.
Ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF
Ưu điểm
Chắc chắn rằng loại gỗ này cũng sẽ sở hữu ưu điểm của những loại gỗ công nghiệp khác. Đó là dù có sử dụng một thời gian dài gỗ cũng sẽ không bị biến dạng, cong vênh hay co ngót như những loại gỗ tự nhiên có chất lượng tầm trung khác. Do vậy, với điều kiệu thời tiết ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm của nước ta. Loại gỗ công nghiệp MDF này rất phù hợp.
Loại gỗ này được sử dụng rất nhiều loại lớp phủ bề mặt gỗ khác nhau, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho các sản phẩm. Đặc biệt, nhiều loại gỗ MDF có lớp phủ có màu sắc và đường hoa văn rất đẹp. Không kém gì các loại gỗ tự nhiên. Và mang lại phong cách nội thất rất sang trọng và hiện đại.
Việc thi công các sản phẩm gỗ MDF không mất quá nhiều thời gian. Bề mặt gỗ nhẵn mịn giúp quá trình lau chùi, vệ sinh các sản phẩm gỗ cũng trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Trọng lượng của gỗ cũng không quá nặng giúp cho việc vận chuyển gỗ được dễ dàng hơn.
Gỗ MDF được đánh giá rất cao về chất lượng và tính thẩm mỹ. Mà giá là gỗ lại rất hợp lý nên lựa chọn các sản phẩm làm từ loại gỗ này sẽ không khiến bạn phải thất vọng.
Nhược điểm
Vì gỗ MDF không phải là gỗ tự nhiên. Do vậy, gỗ sẽ không thể trạm trổ hay điêu khắc mà chỉ có thế gia công thành các sản phẩm có bề mặt phẳng. Ngoài ra, đây là gỗ ép nên độ dày của gỗ cũng sẽ bị giới hạn.
So sánh chất lượng gỗ MDF và gỗ MFC
Để có thể đánh giá được gỗ MDF hay gỗ MFC có chất lượng tốt hơn. Hãy cùng so sánh về đặc tính của 2 loại gỗ này nhé!
Gỗ công nghiệp MDF | Gỗ công nghiệp MFC | |
Cấu tạo | Từ những sợi gỗ mật độ trung bình và các loại phụ gia khác như: keo, phụ gia khác như: chất kết dính, parafin wax, chất làm cứng,chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ. | Từ những thân gỗ của cây keo, bạch đàn, cao su được băm nhỏ kết hợp với chất kết dính. |
Ưu điểm | Thích hợp với thời tiết nồm ẩm của nước ta. Màu sắc gỗ đa dạng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau. | Khả năng cách âm và cách nhiệt của gỗ được đánh giá cao nhưng vẫn kém hơn một chút so với gỗ MDF. Trong quá trình gia công gỗ còn dễ bị sứt mẻ. |
Qua bảng so sánh trên có thể thấy, cấu tạo của 2 loại gỗ này hoàn toàn khác nhau. Do vậy, đặc tính gỗ cũng sẽ có sự khác biệt. Tuy cùng sở hữu những ưu điểm của gỗ công nghiệp như: khả năng chống trầy xước tốt, không bị biến dạng trong quá trình sử dụng. Bề mặt gỗ đều sử dụng lớp phủ nên rất đa dạng về màu sắc. Nhưng gỗ MDF được đánh giá cao hơn về chất lượng.
Tùy vào nhu cầu sử dụng bạn còn thể lựa chọn loại gỗ phù hợp với như cầu sử dụng của mình. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về gỗ MFC bạn có thể tham khảo tại bài viết này.
Công dụng của của gỗ công nghiệp MDF
Sở hữu những ưu điểm vượt trội và có chất lượng gỗ được đánh giá rất cao. Do vậy, gỗ công nghiệp MDF luôn được rất nhiều người lựa chọn làm nguyên liệu cho các sản phẩm nội thất gia đình như: tủ kệ ti vi, bộ sofa, giường ngủ, bàn trang điểm, tủ quần áo, tủ bếp,… Hay các sản phẩm nội thất văn phòng như: bàn làm việc, bàn họp,…
Ngày nay, các sản phẩm gỗ MDF đang rất được ưa chuộng. Do phong cách thiết kế đa dạng và người dùng có rất nhiều sự lựa chọn về màu sắc và hoa văn gỗ. Nếu là một người yêu thích các sản phẩm đồ gỗ nhưng giá thành gỗ tự nhiên lại quá cao. Bạn có thể tham khảo sử dụng gỗ công nghiệp MDF. Vì các lớp phủ của gỗ có màu sắc và đường vân rất thật và tương đối giống với gỗ tự nhiên.
Ngoài ra, những gam màu tự nhiên nổi bật của sản phẩm gỗ MDF cũng được lựa chọn rất nhiều. Tạo nên những nét đặc sắc riêng biệt cho loại gỗ công nghiệp này.
Hãy cùng chiêm ngưỡng một số phong cách nội thất sử dụng hoàn toàn nguyên liệu gỗ công nghiệp MDF:
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về gỗ công nghiệp MDF và các đặc điểm cũng như là đặc tính của gỗ. So với gỗ công nghiệp MFC, gỗ MDF được đánh giá cao hơn cả về chất lượng. Và sự đa dạng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Gỗ MDF có nhiều loại lớp phủ với nhiều sự lựa chọn về màu sắc. Giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn và tìm được sản phẩm phù hợp nhất tùy theo mục đích sử dụng của mình.
Hy vọng, qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về gỗ công nghiệp MDF và chất lượng của gỗ MDF so với gỗ MFC. Cảm ơn bạn đã theo dõi!